Cách ứng xử ngày đầu tiên đi làm được lòng đồng nghiệp. Để có ngày làm việc đầu tiên “xuôi chèo, mát mái” Ngày đầu tiên đi làm có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Thông qua cách bạn ứng xử, hành xử và đối xử, người khác có thể phần nào hiểu được con người bạn. Vì vậy, để gây ấn tượng với họ hãy tham khảo các bước dưới đây.
CÁCH ỨNG XỬ NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI LÀM
Chuyên gia nghề nghiệp Salla Stanford chia sẻ: “ Một công việc mới đồng nghĩa với một môi trường mới, gặp gỡ những người mới và đón nhận những thách thức mới. Vì vậy, cách bạn ăn mặc, nói cười và đi lại là những đặc điểm để người khác đánh giá bạn qua lần đầu tiếp xúc. Bạn có được lòng sếp, được lòng đồng nghiệp hay không phụ thuộc vào những điều bạn làm trong ngày đầu “lên lớp”. Do đó, chuẩn bị một tinh thần thoải mái và thực thi những chiêu thức quan trọng dưới đây để ngày đầu “lên lớp” của bạn là khởi nguồn cho chuỗi ngày lao động đầy bất ngờ và thú vị .
1. Chuẩn bị bài
Có thể bạn sẽ được sếp hỏi thăm tới kiến thức chuyên môn về công việc hiện tại. Vì vậy, chuẩn bị bài thật kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước là việc làm tương đối quan trọng để ăn điểm của sếp ngay từ những phút giây đầu tiên.
2. Ngủ đúng giờ
7-8 tiếng là thời gian chuẩn cho một giấc ngủ sâu. Khi bạn ngủ đủ tiếng, bạn sẽ có một tinh thần thoải mái và một sức khỏe dồi dào. Chẳng sếp nào mong muốn nhìn thấy nhân viên mới của họ gật gù bước vào văn phòng với đôi mắt thâm quầng và dáng điệu liêu xiêu. Hãy tự tạo cho mình một phong thái đĩnh đạc nhất có thể để người khác cảm nhận thấy bạn là người giàu năng lượng.
3. Ăn sáng đúng tiêu chuẩn
“Có thực mới vực được đạo” vì vậy đừng bào giờ xóa từ ăn sáng ra khỏi từ điển sống của bản thân. Muốn gây ấn tượng với mọi người bạn cần có một sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái. Tuy nhiên điều này sẽ trở nên xa vời nếu bạn vác một cái bụng rỗng đến văn phòng. Vì vậy, nạp năng lượng trước khi ra trận là điều vô cùng cần thiết.
4. Chú trọng trang phục
Trang phục nói lên con người bạn và thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với mọi người xung quanh. Vì vậy, bạn cần chú trọng tới phong cách ăn mặc của bản thân và lưu ý tới văn hóa nơi công sở. Không cần quá cầu kỳ, màu sắc và kiểu cách miễn sao bạn cảm nhận thấy mình thực sự tự tin và trang phục đó phù hợp với môi trường công sở…là đủ.
5. Mang đầy đủ tài liệu
Thông thường nhân viên mới thường quá căng thẳng nên quên mất những tài liệu hoặc dụng cụ cần thiết phải mang theo. Vì vậy, kiểm tra lại túi sách trước khi ra khỏi nhà để tránh trường hợp quên cái này, cái kia cùng là điều cần được quan tâm.
6. Đúng giờ
Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày đầu tiên đi làm bạn lại đến muộn. Tai hại là từ có thể dùng để miêu tả vấn đề của bạn. Sự chậm trễ là đòn đánh hạ thấp hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp và trong mắt sếp. Không chỉ vậy, khi đến muộn bạn sẽ rất khó khăn trong việc liên kết mối quan hệ với những người xung quanh và điều này khiến bạn gắn mác “nghiệp dư” ngay từ phút đầu tiên.
7. Phong tục
Những phong tục công sở tối thiểu là gửi lời chào tới tất cả mọi người cùng một nụ cười tươi rói, không quên nói cám ơn tới những người đã và đang giúp đỡ mình, để điện thoại trong chế độ rung và đi đứng nói cười nhẹ nhành, từ tốn, ra về cùng lời tạm biệt chân thành…đó là những thông điệp truyền đạt cho mọi người thấy rằng bạn là người văn minh và thân thiện.
8. Đặt câu hỏi
Trong quá trình làm việc, thường xuyền đặt câu hỏi để giải đáp những thắc mắc không chỉ giúp bạn hòa nhập nhanh với công việc mà còn tạo điều kiện thuận lợi để làm quen với những đồng nghiệp khác.
9. Thể hiện sự quan tâm
Thể hiện sự quan tâm không có nghĩa là bạn xâm nhập vào công việc của người khác và can thiệp vào đời sống riêng tư của họ. Sự quan tâm được thể hiện qua gương mặt thân thiện, thái độ cởi mở, sẵn sàng bắt đầu cuộc trò chuyện với bất cứ ai và điều này giúp bạn làm thân với mọi người một cách nhanh chóng.
10. Luôn giữ bình tĩnh
Ngày đầu đi làm có thể sẽ rất mới mẻ với bạn vì môi trường công sở là một môi trường tương đối phức tạp. Tuy nhiên, luôn giữ cho tâm trạng mình ở chế độ bình tĩnh là điều rất quan trọng để bạn gây ấn tượng với những người xung quanh. Đôi khi, sếp thường đặt “tai mắt” để theo dõi cách bạn đối xử với đồng nghiệp để đánh giá con người bạn. Vì vậy, duy trì tâm trạng thoải mái, bình tĩnh tiếp nhận mọi thông tin và không quên thể hiện sự tự tin trước mọi người qua ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt.
Nguyên tắc nên áp dụng trong ngày đầu tiên đi làm
Sau ngày tốt nghiệp, bạn chính thức bắt đầu những ngày đầu tiên trong thế giới công sở. Hãy nhớ rằng, một sinh viên đi thực tập bao giờ cũng khác với một nhân viên thực sự. Bạn nên ghi nhớ 4 nguyên tắc sau để có thể thích ứng nhanh chóng với môi trường công sở.
Nguyên tắc 1: Lắng nghe và quan sát
Hãy quan sát và chú ý lắng nghe trước khi đưa ra bất kỳ đề nghị nào. Nguyên tắc này đúng không chỉ trong môi trường làm việc và còn rất hữu dụng khi bạn ra khỏi công sở. Hãy hình dung: bạn đang bước vào môi trường làm việc, nơi mọi thứ đã thành một guồng máy chuyên nghiệp. Khi một người mới toanh xuất hiện và đề xuất những thay đổi để công việc chạy tốt hơn, chắc chắn bạn sẽ gặp một vài phản ứng. Tại sao ư? Một là bạn chưa hiểu tại sao lâu nay họ lại làm như vậy. Hai là bạn chưa chiếm được lòng tin của các đồng nghiệp. Và cuối cùng, về mặt bản tính tự nhiên, con người sợ sự thay đổi.
Bằng cách lắng nghe và quan sát, bạn sẽ học được rất nhiều. Bạn sẽ học cách để tìm hiểu về môi trường mà bạn đang tham gia. Bạn tìm hiểu về những đồng nghiệp mà bạn sẽ cùng làm việc. Bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi mắc phải những lỗi ngớ ngẩn. Hãy học từ kinh nghiệm của những đồng nghiệp của mình.
Nguyên tắc 2: Cảnh giác trước những \"kẻ rắc rối\" trong văn phòng
Hình như mỗi văn phòng đều có một kẻ rắc rối. Bạn có thể tạm hình dung về kiểu người này: đó chính là người mà ngay ngày đầu bạn mới bước chân vào công sở đã nói với bạn những câu đại loại: \"Sếp luôn luôn thích những nhân viên mới. Nhưng em cứ làm ở đây một thời gian mà xem...\".
Kẻ rắc rối trong văn phòng cũng là người hay thích tạo nên những mối bất hòa, sau đó giả vờ như không biết gì về nó. Bạn có thể nghe những gì mà \"kẻ rắc rối\" nói, tuy nhiên, tuyệt đối không nên bàn luận gì. Những gì kẻ rắc rối nói có thể là sự thật, cũng có thể đó chỉ là câu chuyện phóng đại. Và bạn phải biết rằng, những người hôm nay nói với bạn về người khác thì ngày mai cũng có thể nói với người khác về bạn.
Nguyên tắc 3: Chú ý cách cư xử của mình
Mọi người có thể không nhớ bạn đã cư xử lịch sự như thế nào, nhưng chắc chắn rằng họ sẽ nhớ những hành vi thô lỗ của bạn. Vì vậy, bạn phải thật sự giữ gìn ý tứ nơi công sở. Chỉ một tiếng cười không đúng lúc, một tiếng hét vang quá lố... cũng khiến bạn dễ dàng nhận lấy ác cảm từ người khác.
Một trong những điều cũng dễ bị ghép vào danh sách những việc mất lịch sự nơi công sở: phát tán những câu chuyện cười... hơi thiếu tế nhị trên internet. Hãy cẩn thận, có những câu chuyện cười không mấy thanh lịch, bạn chỉ có thể gửi cho bạn bè thân thiết của mình. Còn nơi công sở, khi bạn chưa biết rõ sở thích và cá tính của mọi người thế nào thì bạn không nên phát tán những câu chuyện cười mà tự bản thân bạn thấy cũng không có gì tế nhị cho lắm.
Bạn cũng không nên dùng địa chỉ email công ty để gửi chuyện cười cho bạn bè. Cẩn thận, vì biết đâu, câu chuyện ấy lại nhảy vào hộp thư của sếp (nếu đó là một câu chuyện cười không mấy thâm thuý thì bạn biết hậu quả rồi đấy. Nặng thì tên bạn sẽ bị sếp cho vào danh sách \"chú ý bất thường\". Nhẹ thì bạn sẽ mất một ngày ngượng nghịu trước sếp. Bạn đâu có muốn rơi vào tình huống đó khi mới bắt đầu chân ướt chân ráo đi làm, đúng không?
Nguyên tắc 4: Đừng góp thêm thông tin vào những tin đồn
Bạn có thể nghe những tin đồn về người này, người kia trong công sở, nhưng tuyệt đối không bao giờ đưa ra ý kiến riêng của mình. Mỉm cười được xem là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này (ngay cả khi bạn vừa nhận việc ở công ty hoặc lúc bạn đã trở thành ma cũ). Những câu chuyện ngoài lề có thể cho bạn một ít thông tin về các đồng nghiệp của mình, nhưng đó là những thông tin chưa được kiểm chứng. Bạn chỉ nên nghe để biết cách ứng xử với mọi người. Nếu hưởng ứng những thông tin dạng này, có thể, bạn lại trở thành \"kẻ rắc rối\" trong mắt đồng nghiệp.
3 kinh nghiệm quý báu cho những ngày đầu tiên đi làm
Để nhanh chóng hòa nhập với môi trường công việc mới trong những ngày đầu tiên đi làm, 10 kinh nghiệm quý báu dưới đây sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với cấp trên.
13 kinh nghiệm quý báu cho những ngày đầu tiên đi làm
1. Ăn mặc
Hãy thay đổi phong cách ăn mặc thời sinh viên bằng những bộ đồ công sở lịch sự
Ấn tượng trong ngày đầu tiên đi làm đặc biệt quan trọng, vì vậy hãy chú ý phong cách ăn mặc của bạn. Lựa chọn phục trang giúp bạn tăng sự tự tin và chững chạc. Nếu đang trong giai đoạn thử việc hay thực tập, dù công ty không có yêu cầu ngắt ngao về trang phục nhưng bạn không nên coi thường vấn đề này. Đừng để cấp trên hay đồng nghiệp nghĩ rằng bạn còn đang là một nhân viên thử việc, thông qua phong cách ăn mặc để bạn có được sự tôn trọng từ họ.
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.
2. Cố gắng đi làm sớm và đừng chăm chăm nhìn đồng hồ chờ hết giờ
Dù công việc không đòi hỏi bạn phải đi sớm về muộn nhưng cũng không nên quá tùy tiện!Hãy luôn nhớ rằng, mọi hành động trong văn phòng đều không thoát khỏi con mắt của cấp trên. Mỗi ngày đến sớm hơn vài phút giúp sếp hiểu rằng bạn rất coi trọng công việc hiện tại.
Với người mới bắt đầu công việc, do chưa thích hợp với thời gian và nhịp độ công việc thường có tâm trạng ngong chóng tan ca. Người vội vã rời công ty khi hết giờ làm có thể khiến sếp hoài nghi về nhiệt tình với công việc và khả năng từ bỏ công việc khi có cơ hội. Hãy nhớ rằng sự nhiệt tình với công việc trong những ngày đầu tiên đi làm là đặc biệt quan trọng, nó giúp bạn để lại ấn tượng sâu sắc với sếp!
3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.
Nhai kẹo cao su đặc biệt là trong buổi họp thể hiện sự thiếu tôn trọng mọi người đặc biệt là sếp
4. Làm việc dứt khoát kiên quyết
Khi mới làm việc, nhiều người do lo sợ làm sai việc hoặc làm không tốt nên không dám gánh vác công việc, đưa ra ý kiến, làm việc dè chừng. Khi đối diện với công việc bắt buộc, thể hiện sự do dự thiếu quyết đoán và chờ đợi sự chỉ đạo từ cấp trên, điều này chỉ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong công việc!
5. Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.
6. Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.
7. Bình tĩnh trước mọi tình huống
Để có được sự tin tưởng và tín nhiệm từ cấp trên, bạn cần thể hiện sự bình tĩnh trước mọi tình huống công việc. Bởi sếp và khách hàng đều là những người từng trải, họ khá hài lòng với người biết cách giải quyết các vấn đề một các hợp tình hợp lý.
Bối rối, mất bình tĩnh sẽ làm bạn trông thật thảm hại trong mắt lãnh đạo và đồng nghiệp
8. Nhanh chóng nắm bắt mọi vấn đề
Cố gắng tìm hiểu và nắm bắt mọi vấn đề trong công ty sau vài ngày đầu tiên đi làm, như: cơ cấu tổ chức, chức năng, phương thức kinh doanh, mục tiêu công việc… Điều này cho thấy bạn đã tiếp thu văn hóa của công ty. Hòa nhập vào môi trường làm việc chung sẽ rất có ích cho sự nghiệp sau này của bạn!
9. Làm việc tích cực chủ động
Khi được cấp trên giao nhiệm vụ, nếu tự tin hoàn thành chúng hãy lập tức hành động và thực hiện trong thời gian nhanh nhất sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp, điều mà tiền bạc cũng không thể mua được! Trong quá trình làm việc, không nên chỉ biết chờ đợi, nghi hoặc hão huyền. Đừng mong công việc đều có thể tiến hành theo kế hoạch sẵn có của bạn. Đề phòng trước với mọi tình huống sai sót có thể xảy ra.
10. Không buôn chuyện khi làm việc
Là nhân viên mới bạn cần tập trung cao độ cho công việc, bỏ qua các vấn đề riêng tư, dành nhiều thời gian phối hợp và quan sát đồng nghiệp làm việc. Việc buôn bán khi làm việc không những làm giảm tiến độ công việc mà còn ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của đồng nghiệp và sự chỉ trích từ cấp trên. Giai đoạn này hết sức quan trọng để bạn xây dựng hình tượng người nhân viên chuyên nghiệp và tạo tiền đề cho sự phát triển của sự nghiệp!
11. Tránh tranh luận với cấp trên
Nếu có xung đột, mâu thuẫn hãy tự tìm hiểu cẩn thận và để dành khi có cơ hội làm rõ vấn đề
Nảy sinh ý kiến trái chiều trong xử lý công việc là điều khó tránh, nhưng tuyệt đối không tranh luận với cấp trên, nguyên tắc bất thành văn này quyết định đến sự tồn tại với một người nhân viên mới như bạn. Nếu có xung đột, mâu thuẫn hãy tự tìm hiểu cẩn thận dành khi có cơ hội làm rõ vấn đề, quan trọng hơn đặt mình vào vị trí của cấp trên để giải quyết vấn đề, rất có thể bạn sẽ thay đổi phương thức tư duy bản thân. Lâu dài, sếp sẽ nhìn thấy sự trưởng thành và cùng bạn theo đuổi mục tiêu chung!
12. Học tập nghiêm túc kiến thức nghề nghiệp
Mỗi người cấp trên đều mong muốn nhân viên hiểu và nắm bắt nghiệp vụ một cách thuần thục giúp công việc hoàn thành tốt hơn. Kiến thức thực tiễn hoàn toàn khác biệt với điều bạn được học trong ghế nhà trường. Nếu sếp thấy bạn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ khó khăn hơn và phản ứng nhanh nhạy trước kỹ năng mới, thì đó chính là cơ hội thành công dành cho bạn!
13. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Để tạo ấn tượng tốt trong ngày đầu tiên đi làm
Đôi khi ngày đầu tiên đi làm có thể trở thành một ngày thật sự đặc biệt khi bạn trải qua một loạt cảm xúc, từ lo lắng đến hào hứng và tò mò. Nếu chúng ta chú ý đến tầm quan trọng của ngày này thì tất cả những phản ứng này đều khá là bình thường. Người ta nói ấn tượng đầu tiên rất cần thiết và đôi khi đúng như vậy. Vì thế, hãy cùng Lamsao.com học một vài mẹo vặt để biến ngày làm việc đầu tiên của bạn trở thành một trải nghiệm thú vị và thành công.
Đi làm đúng giờ
Ấn tượng đầu tiên mang tính quyết định đến hình ảnh của bạn trong công việc.
Chọn trang phục phù hợp
Để dễ dàng hòa nhập, hãy tìm hiểu cách ăn mặc của những người trong công ty. Đối với ngày đầu tiên, nên chọn một bộ đồ kín đáo và gọn gàng. Hãy xem đồng nghiệp của bạn ăn mặc như thế nào và nếu bạn không chắc chắn điều gì thì đừng ngại hỏi họ.
Hãy thực tế
Hầu hết chúng ta có khuynh hướng lý tưởng hóa và quá hào hứng đối với công việc tương lai. Chúng ta mong sẽ được giao những nhiệm vụ quan trọng ngay từ ngày làm việc đầu tiên. Ai cũng muốn giải quyết chúng ngay lập tức và về nhà trong sự thỏa mãn tột đỉnh với công việc mình vừa hoàn thành. Nhưng chẳng may thực tế lại không như vậy. Những nhiệm vụ đầu tiên luôn ít quan trọng và kém lý thú.
Giữ gọn gàng nơi làm việc
Bạn nên để ý đến không gian làm việc của mình. Giữ cho nó sạch sẽ và thật gọn gàng. Như thế, các đồng nghiệp và cấp trên sẽ nghĩ rằng khi làm việc bạn cũng sẽ như vậy.
Lắng nghe và học hỏi
Bạn phải học cách giao tiếp với mọi người xung quanh và cách tốt nhất để làm điều đó là lắng nghe họ. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tạo ra mối liên kết. Hãy luôn giữ sự giao tiếp bằng mắt khi tán thành một ý kiến hay đưa ra một kết luận. Đồng thời lắng nghe một cách cẩn thận những người không đồng quan điểm với bạn.
Không ai mong bạn biết hết tất cả mọi thứ. Vì vậy, đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu bạn chưa chắc chắn hoặc đơn giản là bạn không biết điều gì đó, là người mới bạn nên luôn sẵn sàng học hỏi.
Giữ can đảm
Đôi lúc bạn thường trốn tránh và không can thiệp vào những việc xảy ra xung quanh, nhưng điều này không được khuyến khích trong ngày đầu tiên đi làm. Bạn nên đối mặt và thể hiện năng lực làm việc của mình. Bí quyết nằm ở chỗ bạn sẵn sàng giúp đỡ mà không tỏ ra kiêu căng.
Lựa chọn nhóm làm việc
Để biết ai là nhân viên giỏi, hãy bắt đầu quá trình học hỏi và thích nghi của bạn bằng cách tìm hiểu các đồng nghiệp xuất sắc, những người mà có thể bạn muốn họ cùng nhóm với mình.
Quản lý thời gian hiệu quả
Thời gian là tiền bạc. Vì thế, nhanh hơn thường có nghĩa là tốt hơn và hiệu quả hơn. Hãy tránh những gì gây sự gián đoạn và tập trung vào nhiệm vụ của bạn. Cố gắng chỉ bàn đến những gì liên quan đến công việc.
Giữ bình tĩnh khi cư xử
Hãy cư xử một cách chuyên nghiệp và đừng đánh mất sự bình tĩnh của mình vì điều đó chỉ chứng minh sự thiếu chín chắn của bạn. Nếu bạn phải đối mặt với những người khó tính, tốt hơn bạn nên tránh xa và đừng gây mâu thuẫn với họ. Đừng để người ta thấy bạn trong những cuộc tranh cãi trẻ con.
Không nên quá thành thật
Hãy cẩn thận khi nói đến những chuyện riêng tư. Trả lời nhưng đừng đưa ra quá nhiều chi tiết hoặc cố chuyển cuộc nói chuyện theo hướng có lợi cho bạn. Đừng bao giờ thú thật về bản thân trong ngày đầu tiên đi làm.
Ngày đầu tiên đi làm là cơ hội để bạn tập thích nghi và tìm hiểu công việc mới. Bạn cũng sẽ biết về các đồng nghiệp và cấp trên, làm quen với cơ cấu và các quy định của công ty. Việc giữ bình tĩnh và kiên nhẫn là rất quan trọng, và đừng quên tạo ấn tượng tốt đầu tiên. Đừng quá cố gắng ghi nhớ những con số, các chi tiết và những mẫu thông tin bởi đến cuối ngày não của bạn sẽ bị quá tải khiến bạn không thể nhớ được dù chỉ một điều.
THAM KHẢO THÊM:
Những sai lầm thường gặp trong ngày đầu đi làm
Người xưa có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy, ngày đầu tiên đi làm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Để có một khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp của mình, bạn hãy tạo cho mình những ấn tượng ban đầu thật tốt với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng phải chú ý đến những sai lầm sẽ khiến bạn mất điểm ngay từ đầu đấy!
Là người thì không ai là hoàn hảo và chính bạn cũng vậy. Do đó, việc mắc phải những lỗi lầm sau đây cũng không quá lạ. Chỉ cần bạn biết cách khắc phục thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn cho ngày đầu tiên của bạn.
Quá vội vàng
Lần đầu đi làm, không ít người tỏ ra quá nôn nóng, hấp tấp, vội vàng muốn khẳng định năng lực và bản thân, vì thế thường đưa ra nhiều ý kiến, đóng góp thiếu chín chắn, không mang tính thuyết phục.
Đây quả là một sai lầm tai hại. Bạn sẽ bị đánh giá là “ngựa non háu đá” và thích khoe mẽ trong khi năng lực thực tế của bạn lại ở mức rất khiêm tốn…
Do đó bạn cần phân biệt rõ ràng giữa việc tích cực đóng góp ý kiến và phô trương quá mức. Lời khuyên dành cho bạn là nên khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra ý kiến, nhận định cá nhân.
Quá “kiên nhẫn”
Không vội vàng đưa ra ý kiến chủ quan của mình không có nghĩa là bạn sẽ im lặng, “kiên nhẫn” một cách thái quá và chỉ đưa ra ý kiến khi được phân công hoặc bị nhắc nhở.
Nếu ứng xử theo cách này, bạn sẽ bị coi là người kém năng động, không thân thiện.
Ứng dụng công nghệ sai cách
Lần đầu đi làm, hãy chú ý đến công nghệ mà các đồng nghiệp của bạn thường dùng. Đừng ngại thắc mắc xung quanh vấn đề này, bởi mỗi công ty có cách sử dụng công nghệ khác nhau; ứng dụng đúng công nghệ, công việc bạn sẽ thuận lợi hơn.
Gây ấn tượng xấu ngay từ đầu
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, đơn giản chỉ là bộ trang phục bạn diện, cách bạn làm quen với đồng nghiệp, ngôn ngữ cơ thể của bạn… trong ngày đầu tiên đi làm.
Nếu gây được ấn tượng tốt với đồng nghiệp và sếp ngay trong ngày làm việc đầu tiên, bạn sẽ nhận được những cảm tình đáng quý trong công việc và ngược lại.
Giờ giấc đến công sở cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý, không nên đến trễ và cũng không về quá sớm.
Làm sếp phật ý
Không còn điều gì tệ bằng làm sếp khó chịu ngay trong những ngày đầu đi làm, vì vậy hãy hết sức lưu ý tránh nó. Bạn cần tôn trọng lời chỉ bảo, phân công, góp ý của sếp; nếu muốn “phản bác” thì cũng cần khéo léo, nhẹ nhàng và bình tĩnh. Đừng nên nổi cáu hoặc tỏ thái độ thiếu thiện chí… tất cả những điều đó đều bất lợi cho bạn.
Coi thường công việc
Nhiều người nghĩ rằng công việc đầu tiên chỉ là chỗ “dừng chân” tạm thời, là nơi để lấy kinh nghiệm hoặc để lấp đầy thời gian rảnh rỗi. Những suy nghĩ này khiến họ không muốn cố gắng phấn đấu cho mục tiêu công việc.
Trên thực tế, các nhà quản trị cho rằng công việc đầu tiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình lập nghiệp của bạn, nó giúp bạn vững vàng bước tiếp trên con đường thăng tiến về sau.
Thay vì xem thường công việc đầu tiên, bạn hãy nỗ lực, cống hiến bằng nhiệt huyết, kiến thức… bạn sẽ hái được “quả ngọt” về sau đấy!
Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm
Làm gì trong ngày đầu tiên đi làm -
Cách ứng xử nơi công sở khôn ngoan nhất
Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Xây dựng mối quan hệ trong công sở
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới
Đắc nhân tâm nơi công sở bạn đã biết
(ST)