Cách ứng xử với đồng nghiệp xấu tính khôn ngoan khéo léo nhất

Cách ứng xử với đồng nghiệp xấu tính khôn ngoan khéo léo nhất. Cũng như những nơi khác, trong môi trường công sở nếu có người thế này thì sẽ có người thế khác, có người tốt tất sẽ có kẻ xấu. Vấn đề quan trọng không phải họ tốt như thế nào hay xấu ra sao mà điều quan trọng là bạn phải ứng xử với họ sao cho không mất đi hòa khí nơi công sở.





CÁCH ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG  NGHIỆP XẤU TÍNH

Cư xử thế nào với đồng nghiệp xấu tính?
cách 1:

Mẫu “chú Cuội”:

Mẫu này luôn luôn khiến bạn thất vọng với những lời hứa “văng mạng” nhưng chả bao giờ làm. Nếu bạn chỉ định giữ mối quan hệ bình thường ở cơ quan thì nên dặn lòng mình đừng quá tin những lời người đó nói. Còn nếu bạn định kết thân, hãy coi chừng.
Bạn cũng có thể giúp chàng đồng nghiệp này hạn chế bớt tính hứa nhăng hứa cuội bằng cách đưa ra những dẫn chứng hậu quả của việc họ làm. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình khả năng tự thẩm định độ thật của mỗi lời hứa.

Mẫu “lá mặt lá trái”:

Họ có thể vừa cười nói thân mật với bạn nhưng khi bạn quay lưng thì lập tức bĩu môi và buông ra những lời khó nghe. Đặc biệt, mẫu này rất biết đoán ý nạn nhân để có những lời xoa dịu nhằm… tiếp tục trò nói xấu. Với loại người này, mọi mối quan hệ chỉ nên rất hạn chế trong phạm vi công việc. Không làm phiền đến người này để họ cũng không có cớ nói xấu mình.
Tuy nhiên, đừng gây cho họ sự căm phẫn kẻo dẫn đến các hệ lụy. Họ có thể nói xấu bạn với sếp, gây sự hiểu lầm, làm cản trở bước tiến của bạn.

Mẫu ích kỷ:

Mẫu đồng nghiệp này luôn mồm than vãn về nỗi vất vả của họ. Họ luôn cho rằng mình là người đáng thương nhất, vất vả nhất, phải làm nhiều việc nhất ở cơ quan. Họ đòi hỏi được chia sẻ mà không cần biết cảm xúc của người nghe như thế nào.
Để đối phó với kiểu đồng nghiệp này, hãy biết lái câu chuyện của họ sang hướng tích cực. Hoặc hạn chế than vãn với họ để khỏi phải nghe họ than vãn lại.

Mẫu “ruột để ngoài da”:

Những người này vừa hứa giữ bí mật câu chuyện với bạn xong đã hăm hở kể với người khác. Có thể họ không ác ý khi làm vậy nhưng ở họ, thói quen thích đưa chuyện cùng sự kiêu hãnh được là người nắm được mọi “thâm cung bí sử” của công ty đã khiến họ không tài nào giữ được lời hứa.
Nếu bạn không thể khuyên họ thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất là giữ lại những chuyện quan trọng cho ai đó tin cậy hơn, và dành cho họ những chuyện vô thưởng vô phạt. Đừng có kể với họ rằng bạn ghét cô kế toán, bạn không ưa chị nhân viên hành chính hay bạn không chịu nổi mặt ông sếp. Chắc chắn những thông tin động trời đó sẽ nhanh chóng lan khắp công ty.

Mẫu đố kỵ:

Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi để kích thích năng suất lao động và tạo ra mục tiêu phấn đấu. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh thì dễ dẫn đến đổ vỡ và thù địch. Mẫu đồng nghiệp này sẵn sàng đánh bại bạn để tiến thân, hãy cẩn thân, đừng chơi quá thân và để lộ cho họ biết nhiều điểm yếu của bạn.
Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm.

Mẫu “bới lông tìm vết”:

Với họ, phương châm là: “Mọi thứ chỉ tương đối”. Và bạn dù cố gắng làm điều tốt mấy, xử sự khéo mấy hay ăn mặc kỹ mấy cũng vẫn lòi ra khuyết điểm, để từ đó họ vin vào mà chỉ trích.
Mẫu người này luôn thích phê phán người khác, nhất là trong các cuộc họp. Hãy biết giữ một khoảng cách cố định với họ. Nếu bị phê phán nhiều, bạn có thể bình tĩnh nhận khuết điểm (nếu có) hoặc nhẹ nhàng nhắc nhở họ đưa ra chứng cứ cho mọi lời buộc tội. Cần biết cách bảo vệ mình nhưng đừng quá căng thẳng nếu bạn không muốn tạo thêm cớ để họ chỉ trích bạn.



Cách 2:


Đồng nghiệp đố kỵ

Trong công việc, không ít thì nhiều bạn cũng sẽ gặp phải những đồng nghiệp thích đố kỵ với người khác. Làm sao để ứng xử với họ đây?


Xoa dịu tính đố kỵ

Bạn có hay trách mắng đổ lỗi cho đồng nghiệp, có coi thường đồng nghiệp và hay khoe khoang thành công của bạn tức là chính bạn đã kích thích cho tính đố kỵ của họ phát triển. Đừng tỏ ra “ta đây” trước mặt đồng nghiệp. Hãy thân tình chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm thành công của bạn. Hãy làm sao để tính đố kỵ của đồng nghiệp không còn “đất” sống.

Dành được sự kính trọng của đồng nghiệp

Nên nhớ rằng bạn sẽ không là gì nếu không có tập thể. Hãy là người biết mình biết ta, dù bạn thật sự có năng lực vẫn phải luôn tỏ ra cầu tiến và học hỏi đồng nghiệp. Nên nhớ, ai cũng có thể là thầy của bạn ở một lĩnh vực nào đó, bạn không phải là anh Biết Tuốt.

Nếu bạn thật sự có tài nhưng vẫn luôn cầu tiến và hòa nhã, bạn sẽ nhận được lòng kính trọng của đồng nghiệp thay vì sự đố kỵ.

Phòng còn hơn chữa

Nếu bạn nhận thấy có người đang khó chịu với mình thì hãy nhanh chóng ngăn chặn sự khó chịu ấy. Khiêm tốn, nhún nhường nhưng đừng để sự đóng góp của bạn không được nhận ra. Chúc mừng cho thành công của người đồng nghiệp một cách chân thành. Chỉ một thoáng ghen tị của bạn cũng khiến người khác coi thường.


Đối phó với hành động của họ

Nếu không thể xoa dịu sự ghen ghét của đồng nghiệp thì bạn hãy chứng minh khả năng của mình bằng hành động cụ thể. Đồng thời bạn cụng nên biết khen ngợi mọi người, luôn mỉm cười vui vẻ, làm việc chăm chỉ và tránh xa những cuộc tụ tập bàn tán.

Tìm đồng minh từ cấp trên

Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm để bảo vệ chính mình là tìm đồng minh. Càng có hậu thuẫn từ cấp trên thì bạn càng có cơ hội dành phần thắng nhiều hơn. Đừng một mình giải quyết mà hãy trình bày mối lo ngại của bạn với sếp và thông báo những động thái của đối phương.

Nắm giữ bằng chứng

Lưu lại những cuộc đối đầu giữa hai người kèm theo bằng chứng. Nếu bạn nhận được những lá thư nói xấu từ anh ta, hãy lưu giữ chúng lại, nhưng nhớ đừng gửi thư đáp trả với lời lẽ tương tự nhé. Chúng giúp bạn rất nhiều trong việc đối phó với hạng người này.

Cho họ cơ hội

Bạn đang cố tránh một mâu thuẫn lớn vì vậy hãy cho họ cơ hội sửa sai. Chỉ cần một sự tha thứ nhỏ cũng giúp hình ảnh bạn lớn lên rất nhiều. Hãy làm cho người đồng nghiệp xấu tính cảm thấy xấu hổ và muốn xin lỗi. Hãy là người độ lượng và bao dung, bạn sẽ có thêm bạn và bớt thù.

Đồng nghiệp thích "đâm sau lưng"

Nạn đâm chọt nơi công sở có muôn hình vạn trạng, và liệu bạn đã biết cách đối phó?


Chân dung "kẻ tiểu nhân"

  • Phê bình gia: cho dù ý tưởng của bạn có tốt đến đâu đi nữa bạn chỉ nhận từ họ ánh mắt dè bỉu, những lời châm chích gay gắt, những đánh giá bất công.

  • Kẻ giành công: đây là dạng đồng nghiệp hay ăn cắp ý tưởng và giành lấy công lao của người khác khi dự án hoàn thành vượt mong đợi.

  • Ảo thuật gia: người có khả năng biến hóa các lỗi lầm khiến người khác xem thất bại của dự án là từ sai lầm của bạn.

  • Biên kịch gia: chuyên môn của họ là dựng chuyện và dặm mắm thêm muối những điều sai sự thực nhằm hạ thanh danh của bạn.

  • Sếp “mặt sắt”: họ sẽ sa thải bất kỳ nhân viên nào khi cảm thấy nguy cơ bạn có “công cao hơn chủ”.


Chẳng lẽ ngậm bồ hòn làm ngọt?

Nếu rơi phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và nhận xét thật kỹ xem những sự kiện đâm chọt là cố ý hay vô ý. Đừng phản ứng quá đà, khiến giận quá mất khôn. Nếu thật sự bạn là tâm điểm trong mọi hoạt động quấy phá và đã xác định rõ người chĩa mũi dùi vào mình – hãy hành động:

  • Tìm liên minh: kẻ đâm chọt bạn có liên minh của họ nên bạn cần thiết lập liên của riêng mình nhằm có được sự ủng hộ cần thiết, ít ra là về mặt tinh thần.

  • Cầu cứu cấp trên:  hãy cố gắng đưa sự việc lên cấp trên nếu bạn thường xuyên bị tỵ nạnh và ganh ghét. Chỉ sử dụng cách này khi bạn có đủ chứng cứ và luận điểm thuyết phục.

  • Không đề cập vấn đề cá nhân: hãy phân tích các vụ đâm chọt theo hướng có ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Đừng tường thuật vụ việc xen lẫn cảm xúc cá nhân của bạn.

  • Chuẩn bị tinh thần tìm việc mới: dĩ nhiên đây là bước cuối cùng nhưng bạn cần chuẩn bị tư tưởng cho tình huống này. Bạn không thể làm việc hiệu quả với những sát thủ trong bóng tối như thế.

Đồng nghiệp nói nhiều

Công việc đang chất đống, deadline thì gần kề mà đồng nghiệp của bạn cứ như "máy khâu" suốt cả ngày từ chuyện thời trang, ăn uống đến chuyện gia đình thì thật phiền toái. Để đối phối với những đối tượng này bạn cần phải:

Thẳng thắn

Có thể cô ấy vô ý không nhận ra bạn đang rất bận. Sao bạn không nói thẳng: “Xin lỗi, sáng mai mình phải hoàn thành dự án rồi. Lúc khác bọn mình nói chuyện nhé”.

Báo trước

Có thể thông báo trước cho đồng nghiệp ngay khi bạn vừa đặt chân đến cơ quan là hôm nay bạn rất bận nên không thể “tụ tập buôn bán” gì được. Nên nói với thái độ hài hước và hơi nuối tiếc, để không làm mếch lòng đồng nghiệp: “Hôm nay bận quá, không đi buôn dưa cùng các cậu được rồi”.

Chuyển địa điểm

Nếu như chỗ làm việc của bạn bị “bao vây”, không thể tập trung làm việc, hãy tạm thời di cư đi đâu đó, chẳng hạn như vào phòng họp, hoặc mang tài liệu giấy tờ ra phòng nghỉ.

Gợi ý phương án khác

Bạn biết cô nàng đồng nghiệp còn nhiều chuyện để kể với bạn, mà nếu không cho cô ấy nói ra thì chắc cô ấy “chết mất”. Thế thì hãy gợi ý cho cô ấy một cơ hội khác đi, chẳng hạn “Này chuyện của cậu có vẻ hấp dẫn đấy, để dành trưa nay bọn mình đi ăn cơm rồi kể nhé. Giờ làm đã kẻo sếp mắng”.

Không trả lời

Nếu đồng nghiệp của bạn chỉ là kẻ không biết điều, cố tình phá rối, hãy thực hiện phương án 3 không: không nhìn, không cười, không trả lời. Lịch sự lắm thì cũng chỉ ậm ừ cho qua thôi.

Nhờ người khác can thiệp

Có thể tham khảo lời khuyên của những người nghiêm túc, điềm đạm, không có “tiền án” buôn dưa lê để có cách “xử lý” những đồng nghiệp nói nhiều.

Cách 3:

Luôn tìm các chọc gậy bánh xe, ngấm ngầm phá hoại kế hoạch hoặc gây cản trở tới công việc bạn đang làm... những đồng nghiệp xấu tính như vậy đôi khi khiến bạn phát ngán. Nhưng nếu bạn nản lòng, điều đó càng khiến người ta đắc chí.

Đời sống công sở với nhiều mối quan hệ phức tạp khiến bạn không thể lường trước được mọi chuyện. Thậm chí có những người bạn quý mến, cảm thấy tin tưởng nhưng rồi lại chính họ khiến bạn phải thất vọng tràn trề về cách cư xử và hành động ích kỷ.

Nghe thì có vẻ tiêu cực nhưng trường hợp này thực tế cũng không phải là hiếm. Vì thế, nếu chẳng may gặp phải đồng nghiệp xấu tính, bạn cũng đừng vội đầu hàng. Hãy tìm cho mình cách đối phó hợp lý để vừa không ảnh hưởng với công việc, vừa "rung chuông" cảnh báo người ta.

Sau đây là một vài gợi ý bạn có thể áp dụng nếu rơi vào tình huống không hay này:

- Nêu ý kiến phản hồi

Khi hiểu rõ ý định của đối phương, bạn đừng vội vàng tức giận quát mắng hay khẩu chiến giữa văn phòng. Cách cư xử đó chỉ khiến mọi người có cái nhìn không hay về bạn mà thôi. Cũng có người chọn cách im lặng, dù đã biết rõ mười mươi nhưng vẫn “án binh bất động”, ngoài mặt cứ vờ như không biết nhưng đằng sau thì âm thầm tìm cách trả đũa. Thực tế, đó không phải là những lựa chọn khôn ngoan bởi nhiều khi bạn sẽ gặp phải những rắc rối chẳng thể lường trước được.

Bạn nên gặp và nói chuyện trực tiếp với người kia, nói với họ những điều bạn biết - (Ảnh minh họa)

Thay vì giữ im lặng, bạn nên gặp và nói chuyện trực tiếp với người kia, nói với họ những điều bạn biết và những gì đang xảy ra quanh bạn. Bạn nên nói rõ tác động, ảnh hưởng của việc người đó định làm.

Trong hoàn cảnh này, bạn cứ nói chuyện thật bình tĩnh, nhẹ nhàng, đúng mực chứ đừng vì một phút khó chịu mà chì chiết, đay nghiến họ. Dù sao, đó vẫn là đồng nghiệp của bạn nên cách tốt nhất là để tự người ta hiểu mà thay đổi hành vi. Với người quá bảo thủ, cứng đầu, bạn cứ hỏi thẳng xem phải làm gì thì họ mới chịu thay đổi cách hành xử đó.

- Tập trung vào công việc

Biết rõ đồng nghiệp có ý định "chơi xấu", muốn gặp họ để làm rõ trắng đen nhưng khi đối diện, mọi lời bạn nói đều xuất phát từ công việc chứ không nên lấy chuyện cá nhân để nói. Điều bạn cần là công việc suôn sẻ, trôi chảy chứ không phải là muốn kết thân với người ta, vì vậy, đừng lãng phí thời gian để thay đổi cách nghĩ của họ về cá nhân bạn.

Ngay cả khi biết người ta có ý xấu, trong buổi nói chuyện, bạn nên lấy công việc làm trọng tâm chứ đừng xoáy vào vấn đề cá nhân - (Ảnh minh họa)

Cũng có thể, đồng nghiệp này từng có mâu thuẫn với bạn, nhưng lúc này, bạn cũng đừng "khơi" ra làm gì. Hãy coi đó là vấn đề cá nhân, nếu có thể thì hãy giải quyết ngoài văn phòng. Thậm chí, bạn rất dị ứng với thói quen sinh hoạt hay thói lăng nhăng, lười biếng… của họ, thì đây cũng không phải là lúc để bạn lôi ra mà nói.

Thay vào đó, bạn cần tập trung vào công việc, lấy kết quả và những ảnh hưởng to lớn đến công việc bạn đang quản lý để tác động tới họ, khiến họ thay đổi hành vi không tốt của mình.

- Đề nghị cam kết

Nếu đã biết rõ có người muốn "chơi khăm" mình, bạn có thể triệu tập một cuộc họp để bàn bạc về phương hướng sắp tới cho công việc. Trong buổi họp đó, hãy giải quyết mọi vướng mắc, thông qua cả giải pháp khi bị người kia chơi xấu. Đó cũng là một cách tế nhị nhưng như thế là bạn đã đánh động tới đối phương, khiến họ giật mình.

Cuối buổi họp, bạn hãy yêu cầu biên bản và mọi người cùng ký tên vào đó, chứ không chỉ đồng nghiệp định gây rắc rối kia. Đây sẽ là cơ sở giúp bạn đẩy lùi những âm mưu của đồng nghiệp xấu tính, bởi nếu họ còn dám hành động, biên bản đó chính là lá bùa hộ mệnh cho bạn.

Cuối buổi họp, bạn hãy yêu cầu biên bản và mọi người cùng ký tên vào đó, chứ không chỉ đồng nghiệp định gây rắc rối kia - (Ảnh minh họa)

Đời sống công sở nhiều biến động nhiều khi bạn không thể lường trước được. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là bạn nhìn đâu cũng thấy xấu, nhìn ai cũng nghi ngờ và cảnh giác với tất cả mọi người, nhưng chí ít, bạn cũng nên tỉnh táo. Đừng quá ngây thơ tin rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng. Đối diện với khó khăn, với sự phức tạp trong cuộc sống sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm sống và vững vàng hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.


THAM KHẢO THÊM:

Cách ứng xử với sếp xấu tính


















Nếu bạn gặp một đồng nghiệp xấu tính, bạn có thể lờ họ đi, hạn chế tiếp xúc hay thậm chí nói thẳng khi cảm thấy không hài lòng. Nhưng với sếp thì khác...

Dù sếp khiến bạn không thoải mái hay khắt khe quá mức bạn cũng không thể tránh mặt sếp hay nói thẳng với sếp như với đồng nghiệp. Vậy làm sao để bạn có thể chung sống hòa bình với những vị sếp "xấu tính" này?


1. Sếp bảo bạn đặt bàn ăn tối cho sếp mặc dù bạn không phải là trợ lý hay thư ký của ông/bà ấy:


a. Vui vẻ làm theo ý sếp.

b. Làm theo ý sếp nhưng với cảm giác khó chịu.

c. Nói chuyện với sếp rằng đó không phải trách nhiệm công việc của bạn.

d. Bảo sếp hãy tuyển một trợ lý để làm những việc đó cho sếp.

2. Bạn phản ứng như thế nào khi sếp giận tím tái mặt mày và quát bạn rất to trước mặt mọi người:

a. Gặp riêng sếp và nhẹ nhàng hỏi sếp rằng công việc nào bạn đã làm chưa đúng hay bạn đã làm điều gì khiến sếp không hài lòng.

b. Tức giận và nói xấu sếp sau lưng.

c. Bạn vờ như không biết rằng sếp đang giận và ngồi nghe như không có chuyện gì to tát.

d. Bạn bật khóc.

3. Ngoài công việc chính của mình bạn đang phải đảm nhận cả công việc của sếp nhưng lại không được ghi nhận, bạn sẽ:

a. Viết một bức thư nói chi tiết về những thành quả công việc của bạn mà đã bị sếp lấy mất.

b. Ngừng việc tích cực đóng góp các ý tưởng của mình trong các cuộc họp và thực hiện công việc một cách chậm chạp vì thế vị sếp xấu tính này sẽ không thể hưởng lợi được từ thành quả công việc của bạn.

c. Vẫn tiếp tục làm một nhân viên chăm chỉ nhưng đảm bảo rằng mọi người biết bạn đang làm gì.

d. Đưa cho sếp những ý tưởng tồi.

4. Sếp thường mời bạn đến những quán rượu mà bạn không thích, bạn sẽ:

a. Phớt lờ sự không thoải mái của bản thân và chấp nhận lời mời.

b. Nói với sếp rằng bạn có cuộc hẹn khác và bạn không nghĩ rằng những cuộc họp bàn kinh doanh vào buổi tối muộn là ý kiến hay.

c. Xin nghỉ việc.

d. Nói với chồng hoặc vợ của sếp.

5. Sếp bắt bạn phải trả lời thư hoặc điện thoại của sếp ngay cả khi bạn đang đi nghỉ và dù việc đó không quan trọng.

a. Chuẩn bị kỹ càng mọi việc trước khi đi nghỉ và nói với sếp rằng mọi thứ đã được bàn giao cũng như hoàn thành tốt.

b. Trả lời thư hoặc điện thoại của sếp dù bạn đang vui vẻ bên gia đình.

c. Phớt lờ đi và coi như bạn không nghe thấy tiếng điện thoại hoặc bạn không mang theo máy tính.

d. Hủy bỏ luôn chuyến đi vì đằng nào bạn cũng không thể nghỉ ngơi trong trạng thái như vậy.

6. Mặc dù công ty đang ngày một phát triển nhưng trong 3 năm nay nhưng bạn chưa hề được sếp tăng lương.

a. Hỏi thẳng sếp điều gì bạn cần làm để cải thiện sự nghiệp cũng như tương lai lâu dài của bạn ở công ty.

b. Chấp nhận rằng sếp sẽ chỉ tăng lương khi bạn được thăng chức và ít nhất phải mất thêm vài năm nữa.

c. Tìm cách xem trộm xem lương của các đồng nghiệp của bạn là bao nhiêu.

d. Đình công, không làm việc gì cho đến khi bạn được tăng lương.

7. Sếp muốn bạn hiểu ý sếp qua cách sếp ứng xử trước khi sếp phải nói ra:

a. Bạn cảm thấy mình thật ngốc khi không biết chính xác điều sếp muốn trước khi sếp nói ra.

b. Nói với sếp rằng điều đó hơi khó nhưng sếp có thể chỉ bảo bạn thêm và bạn nghĩ rằng dần dần mọi chuyện sẽ khá hơn.

c. Nói với sếp rằng “Tôi không phải là nhà tâm lý!” và phớt lờ yêu cầu ngớ ngẩn đó.

d. Học cách hiếu ý muốn của sếp.

8. Sếp nghĩ chuyện cười của sếp thật sâu sắc còn bạn thì nghĩ chúng thật ngớ ngẩn nhưng bạn vẫn sẽ:

a. Cười thật to cho sếp vui lòng.

b. Nói với sếp rằng bạn không thích mấy truyện cười đó và bạn nghĩ rằng có thể chúng sẽ phù hợp hơn với hoàn cảnh khác.

c. Kế cho sếp một vài câu chuyện bạn cho là thú vị hơn.

d. Bật khóc.

Đáp án:

1. Đáp án là câu c: Bạn không nên chấp nhận bất cứ yêu cầu gì của sếp. Bạn được trả lương để làm những công việc nhất định và đúng với chuyên môn của bạn. Một công ty tốt là công ty biết lắng nghe nhân viên và biết đâu là điều đúng, điều sai vì vậy bạn không nên ngần ngại khi nói ra quan điểm của mình.

2. Đáp án là câu a: Kỹ năng giao tiếp tốt luôn khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Sếp sẽ hiểu ý của bạn và tôi nghĩ những trường hợp như vậy sẽ khó xảy ra lần sau.

3. Đáp án là câu c: Bạn cần phải cho mọi người thấy năng lực và giá trị của bạn đối với công ty dù sếp muốn giấu.

4. Đáp án là câu b: Bạn không nên cố gắng chịu đựng những gì bạn không thích và không thấy thoải mái khi làm. Công việc là công việc và hãy làm những công việc trong trách nhiệm của mình.

5. Đáp án là câu a: Hãy chuẩn bị mọi thứ kỹ càng để sếp không còn lý do nào gửi thư hay gọi điện làm phiền bạn trong kỳ nghỉ được. 

6. Đáp án là câu a: Hãy bắt đầu nói chuyện với sếp ngay và cho sếp thấy những băn khoăn của bạn.

7. Đáp án là câu b: Đừng tự trách bản thân cũng như ghét sếp vì yêu cầu có vẻ quá mức đó. Điều sếp muốn là các nhân viên cần nhanh ý và chú trọng nhiều hơn vào công việc đừng để sếp phải nói thẳng ra vì đôi khi chúng ta cũng không thích nghe những lời nhận xét không hay về bản thân. 

8. Đáp án là câu b: Bạn nên nói thẳng với sếp rằng câu chuyện đó không phù hợp trong tình huống này và cũng là để mọi người thấy bạn không phải là kẻ nịnh bợ sếp.




Giao tiếp với đồng nghiệp như thế nào
Cách ứng xử nơi công sở khôn ngoan nhất
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới
Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Xây dựng mối quan hệ trong công sở
Cách ứng xử với bạn bè để có một tình bạn bền chặt
Cách ứng xử lịch sự cho bạn thành công




(ST)