Cách uống vitamin C đúng cách nhất

Cách uống vitamin C đúng cách nhất. Tuy nhiên, trong cuộc sống, cả trẻ em và người trưởng thành nếu thiếu hay dư thừa vi chất đều có thể bị bệnh. Với vitamin C, cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.




CÁCH UỐNG VITAMIN C ĐÚNG CÁCH NHẤT

Có hơn 13 loại vi chất cần thiết cho cơ thể con người để tồn tại và phát triển, trong đó có vitamin C.

Tác dụng của vitamin C

Vitamin C là loại vi chất rất cần thiết cho cơ thể, chúng tham gia nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động của con người. Các loại chức năng đó được thể hiện qua các quá trình sản sinh năng lượng, tạo miễn dịch, trung hòa hoặc đào thải các chất độc (hoặc song song cả hai), tổng hợp các chất vận chuyển trung gian hệ thần kinh, hấp thu canxi, sắt. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng bảo vệ thành mạch máu (động mạch và tĩnh mạch).

Trong khi đó cơ thể của con người lại không thể tự sản xuất vitamin C như hầu hết các loài động vật khác. Vì vậy, khi thiếu vitamin C sẽ xuất hiện một số bệnh như chảy máu cam, vết thương chậm lành, đặc biệt khi thiếu vitamin C dễ mắc bệnh scorbut (chảy máu nướu răng, có vết bầm tím dưới da thành nốt hay thành mảng, nhất là khi có va chạm nhẹ, nặng). Nếu một trường hợp bị bệnh sốt phát ban (sốt xuất huyết) mà bản thân cơ thể người đó đang bị thiếu vitamin C thì triệu chứng xuất huyết càng nặng hơn, đa dạng hơn.

Ngoài ra, cùng với các loại vitamin khác (nhóm B, E...), vitamin C đóng vai trò xúc tác các hệ thống men của cơ thể (hệ thống enzym) thúc đẩy quá trình chuyển hóa các dưỡng chất khác, đặc biệt vai trò chống ôxy hóa, góp phần chống lão hóa, giúp làn da tươi tắn mịn màng hơn. Có vai trò đó là do vitamin C có chức năng giúp sản xuất chất collagen, một protein chính của cơ thể, chiếm tới 45% thành phần cấu tạo da. Vitamin C còn có khả năng tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon của cơ thể, giúp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác (sắt, canxi...).

Lạm dụng vitamin C có gây hại?

Nhu cầu vitamin C mỗi ngày từ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, cơ thể của chúng cần từ 25 - 30mg, từ 4 - 18 tuổi, nhu cầu cần từ 30 - 40mg, người lớn trung bình 45mg mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin C mỗi ngày là 50mg, khi nuôi con bú là 70mg. Để đảm bảo số lượng vitamin C cho cơ thể hoạt động, hàng ngày cần thiết phải cung cấp đủ lượng vitamin C trong khẩu phần ăn. Nếu khẩu phần ăn vì lý do nào đó không cấp đủ lượng vitamin C thì cần tìm cách bổ sung nhưng không được dùng dư thừa.

Nếu thừa vitamin C sẽ làm hấp thu thừa sắt gây hại cho cơ thể, đồng thời làm giảm sự hấp thu đồng, niken, làm cho xương chậm phát triển, dễ biến dạng và hay bị viêm kết mạc. Với phụ nữ đang mang thai, nếu thiếu hụt vitamin C sẽ có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là acid oxalic, vì vậy, khi dùng liên tục và liều cao có thể gây sỏi tiết niệu (sỏi oxalat calci). Nếu dùng liều cao vitamin C sẽ gây kích thích nhẹ, làm rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, chập chờn, giấc ngủ không sâu, hay tỉnh giấc). Ngoài ra, vitamin C có thể gây dị ứng, nhất là loại thuốc tiêm.

Thống kê cho thấy, nếu dùng liều cao (1.000mg cho mỗi cá thể, mỗi ngày) và kéo dài nhiều ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát, chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy), gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu. Và nếu người thiếu men G6PD mà dùng vitamin C liều cao, kéo dài có thể bị tán huyết.

Ngoài ra, nếu dùng vitamin C thường xuyên, liều cao làm cho cơ thể dễ quen, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt. Nếu dùng quá liều vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể lên đến 20% và ở người lớn tuổi thì tỷ lệ này còn tăng cao hơn nếu lạm dụng hai loại vitamin C và vitamin E. Ở liều lượng 60mg/ngày, vitamin C có tác dụng phòng bệnh ung thư và chống ôxy hóa, nhưng khi dùng tới 500mg/ngày, vitamin C sẽ gây tổn hại về gen và dẫn tới các căn bệnh ung thư, thấp khớp và xơ vữa động mạch..

Nên dùng vitamin C thế nào?

Việc dùng vitamin C cần tuân theo tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên coi vitamin C như một loại thuốc bổ, dùng không giới hạn (đặc biệt là trẻ em, thai phụ). Cũng như không nên coi vitamin C như một thứ thuốc làm "mát" trong mùa nắng nóng. Mà mỗi gia đình cần cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày, chú ý đến bữa ăn của bà mẹ đang mang thai, nuôi con bú và trẻ em. Với người bệnh tăng huyết áp không được dùng vitamin C dạng sủi vì loại này có natri clorid sẽ làm tăng vọt huyết áp sau khi uống. Các trường hợp đang bị sỏi tiết niệu hoặc tiền sử mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng không nên dùng hoặc nếu phải dùng thì nên dè dặt và phải có ý kiến của bác sĩ. Vitamin C có thể gây dị ứng nên cần hạn chế đến mức tối đa khi dùng dạng tiêm.



THAM KHẢO: Những lưu ý khi dùng vitamin C dạng sủi

Viên sủi là một dạng bào chế đặc biệt nhằm tạo ra sự hấp dẫn và dễ chịu khi đưa thuốc vào cơ thể, cung cấp vitamin giúp cơ thể giảm mệt mỏi, làm việc hiệu quả. Trong viên sủi còn có các chất tạo màu và hương như hương chanh, hương cam, với mục đích tạo thành một thứ đồ uống giải khát thông thường, có đường để có vị ngọt. Tác dụng này đã gây một hiệu ứng tâm lý khá tốt, nhất là đối với trẻ em.

 

Tuy nhiên, nhiều người không biết cách hoặc sử dụng viên sủi chưa đúng cách: uống quá nhiều trong ngày, uống không đúng thời điểm, trong người đang có bệnh không thể uống viên sủi nhưng vẫn uống dẫn đến việc không những không khỏe mà còn nguy cơ gây bệnh.

 

Một số ưu điểm

Thuốc dạng sủi, ngoài thành phần chính là dược chất còn có nhiều chất khác không có tác dụng điều trị, hay còn gọi là tá dược như chất tạo màu và tạo hương (hương chanh, hương cam) với mục đích giúp cho việc uống thuốc dễ dàng hơn; chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có tính acid như vitamin C hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành muối ăn và các bọt khí CO2. Nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.

Viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi. Viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn với lượng lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu cho tác dụng. Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng nhanh độ hấp thu kể cả tác dụng của thuốc.

Lưu ý về dùng vitamin C dạng sủi

Một dạng thuốc đang dùng khá nhiều hiện nay là viên thuốc sủi bọt, khi hòa tan có mùi vị thơm ngon ngọt cứ trông như nước giải khát.

Viên sủi bọt C thông dụng hiện nay chứa 1g (1.000mg) vitamin C, trong khi nhu cầu khuyến cáo cung cấp hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg. Trong một số trường hợp thiếu vitamin đến độ ở tình trạng gọi là bệnh lý, khi ấy mới dùng vitamin liều cao gọi là liều điều trị. Vitamin C cũng thế. Việc dùng vitamin C liều cao để trị cảm cúm hiện vẫn còn sự tranh cãi. Dùng vitamin C liều cao lâu ngày (quá 1g mỗi ngày) rất dễ bị các tác dụng phụ như đã nói ở trên.

Điều cần phải nhắc lại là những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng dạng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có viên C sủi. Bởi vì, bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa natri (do chứa natri bicarbonat hoặc natri carbonat nhằm phản ứng với acid citric cũng có trong viên thuốc để gặp nước sẽ sủi bọt). Và vì vậy, có một số người không được dùng thuốc sủi bọt do phải kiêng muối, tức không được ăn mặn, như người bị bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Thực chất của kiêng muối chính là kiêng natri (muối ăn là natri clorid). Nếu người đã bị tăng huyết áp mặc dù đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt.

Khi dùng Vitamin C, bạn nên dùng vào buổi sáng vì nếu bạn dùng buổi tối có thể gây khó ngủ. Phải dùng sau khi ăn, vì nếu bạn uống vào lúc bụng đói có thể gây xót dạ dày.




 

 

THAM KHẢO THÊM: Sử dụng Vitamin C không đúng cách sẽ là con dao hai lưỡi

Ngoài việc tiêm, uống, vitamin C được dùng như một loại thực phẩm giải khát làm đẹp da với nhiều nguy cơ tiểm ẩn đối với sức khỏe.

 

Thận trọng khi dùng

Dịch vụ tiêm C, truyền hoa quả, và đưa vitamin C vào da bằng máy xung điện để làm mát, mịn da với mức chi phí đa dạng từ 1 – 3 triệu đ/lần trị liệu đang khá phổ biến ở các thẩm mỹ viện và một số trung tâm y tế mùa hè này. Tuy nhiên đưa vitamin C vào cơ thể thế nào để hiệu quả, tránh những tai biến lại là cả một vấn đề.

Do tác động của tia tử ngoại, tế bào biểu mô tiết ra hắc tố melanin làm cho da sậm màu. Song, cũng có nhiều trường hợp da bị sạm do bệnh lý như: Suy thận mạn, thay đổi nội tiết, có thai… Trong các trường hợp này dùng vitamin C liều cao để chữa sạm da không hiệu quả mà còn có những phản ứng phụ như: Tăng tiết bã nhờn da, nguy cơ sỏi thận… Một số người tiêm vitamin C liều cao, lâu dài (có khi 2-3 tháng) với hy vọng làm đẹp da, chống sạm da là chưa có cơ sở khoa học xác đáng.

Điều này có thể gây dị ứng vitamin C và một số bệnh khác do thừa vitamin C. Dùng vitamin C thường xuyên (như uống viên sủi, ngậm kẹo vitamin C) sẽ làm cho cơ thể quen đi, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt. Nếu dùng liều cao (1.000 mg mỗi ngày) kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát dạ dày, tiêu chảy), gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, ở người thiếu men G6PD còn có thể bị tán huyết.

Hiện nay trên thị trường, dịch vụ tiêm C để giúp làn da mịn màng, mát mẻ khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ chuyên môn để tiêm C đúng, chuyên nghiệp. Dùng hình thức tiêm bắp (tiêm sâu dưới da) tuy an toàn nhưng người được tiêm sẽ có cảm giác đau xé da và đau rất lâu. Tiêm ven đỡ đau hơn nhưng nếu kỹ thuật tiêm kém, mũi tiêm chêch ra khỏi ven sẽ có thể gây biến chứng hoại tử da.

Hấp thụ tự nhiên: Chậm nhưng chắc

Mặc dù có những nguy hiểm trên nhưng phải thừa nhận vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trên da, là một chất chống ôxy hóa mạnh, tham gia vào quá trình sản xuất colagen cần thiết cho da. Vitamin C bổ sung cho cơ thể thường xuyên đúng cách là biện pháp dưỡng da, giảm quá trình lão hóa hữu hiệu. Vì vậy, định kỳ bạn có thể đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn uống C sủi hoặc tiêm một mũi vitamin C định kỳ.

Để tránh những tai biến và tác dụng phụ khi dùng vitamin C, thay vì tiêm, dùng liều cao trong một thời gian ngắn khiến cơ thể khó hấp thu, bạn nên chú ý đến các phương pháp hấp thu vitamin tự nhiên. Trong một hai ngày bạn khó có thể thấy ngay tác dụng. Nhưng dùng phương pháp hấp thụ tự nhiên hàng ngày cơ thể sẽ thích nghi tốt hơn và hiệu quả đẹp da, tăng sức đề kháng sẽ lâu dài hơn.

Chế độ ăn uống: Để có làn da mát mẻ trong mùa hè, bạn tuyệt đối tránh ăn nhiều mỡ, đường, chất cay, nóng, đồ uống có gas… Hãy bồi dưỡng và nâng cấp làn da với những loại quả có màu vàng, đỏ (giàu vitamin A và C) rất sẵn trong mùa hè: Đu đủ, gấc, cà chua, bí đỏ, xoài, cam, quýt, dứa…

Massage và đắp mặt nạ cho da:

Thường xuyên đắp mặt nạ để bổ sung độ ẩm, vitamin giúp tẩy sạch tế bào chết, tăng độ căng mịn, sáng da. Có thể dùng mặt nạ vitamin C tươi như cà chua, dưa chuột, củ đậu… để làm mát da, thẩm thấu trực tiếp khoáng chất lên da. Mỗi ngày rửa mặt với nước pha một thìa nước cốt chanh cũng giúp da sạch, bổ sung thêm vitamin C.

Đặc biệt để có làn da khỏe đẹp, bạn phải chú ý tránh nắng, khói, bụi… và có một chế độ sinh hoạt hợp lý. Bạn cần nhớ, một cơ thể yếu ớt, bệnh tất không thể có làn da đẹp.

ST.

Tôi 46 tuổi, là phụ nữ. Xin cho tôi hỏi dùng vitamin c viên nén 1000 mg như thế nào cho phù hợp
hơn 1 tháng trước - Thích (24)
cho tôi hỏi là bạn dùng vitamin c viên nén của thương hiệu nào vây?
hơn 1 tháng trước - Thích
Toi co pha duong vao xe sui .va co cho da lanh vao .lieu lam nhu the co anh hung gi khonh
hơn 1 tháng trước - Thích
Vay uong vitamin c loai natc 1 tuan 1 vien co duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Viên C sủi chứa 80mg / viên và 1000mg / 100g. Quý báo nên nghiên cứu kỹ khi đăng bài. Nếu 1 viên chứa 1000mg thì cũng không được cấp phép để bán.
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
nhu cầu vitamin c của con người một ngày tối thiểu là 250mg.
hơn 1 tháng trước - Thích
mình đã dùng vitamin c dạng viên nén hơn 1 năm nay,bạn có thể liên lạc 01644147045 để hỏi đáp
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận