Cách vệ sinh bình sữa cho bé an toàn, hợp vệ sinh

Đối với bé bú bình thì sức khỏe của bé gắn liền với việc vệ sinh bình sữa. Vì thế bạn cần phải lưu ý vệ sinh bình sữa thật sạch sẽ.

 

Khử trùng bình sữa như thế nào?

Khi sử dụng bình  sữa lần đầu tiên thì trước hết bạn phải khử trùng nó. Cách khử trùng bình sữa khá đơn giản. Đầu tiên bạn phải rửa sạch bình bằng nước xà phòng. Đổ một lượng nước vừa đủ vào bồn rửa bát , cho một ít nước rửa chén vào nước. Sau đó, cho tất cả bình sữa vào nước và  dùng cọ cọ thật sạch.

Tiếp theo, đun sôi bình sữa trong khoảng từ 5-10 phút. Bạn nhớ là phải đổ nước ngập bình sữa nhé. Sau đó vớt bình ra và đặt vào một nơi thật sạch sẽ cho tới khi khô hẳn.

Miệng bình là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhất ( Ảnh minh họa)

Những điều cần lưu ý

Khi cho bé bú bình xong, bạn hãy rửa qua bình bằng nước lạnh, Sử dụng cọ thân dài cọ những ngóc ngách của chiếc bình thật sạch sẽ. Đặc biệt là miệng bình vì đây là nơi vi khuẩn rất hay xâm nhập. Không cho bình sữa vào lò vi sóng để làm nóng sữa. Đun nóng sữa trong lò vi sóng không những làm cho bình sữa bị queo lại mà còn làm cho chất lượng của sữa còn giảm đi. Bạn nên làm nóng sữa trong bình bằng cách đặt cả bình vào trong nước nóng. Để kiểm tra xem độ nóng của sữa đã thích hợp với bé hãy chưa thì bạn có thể nhỏ một vài giọt sữa ra cổ tay.

Cần vệ sinh bình sữa thật sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho bé ( Ảnh minh họa)

Không nên bất cẩn

Có nhiều bà mẹ thường quên không rửa sạch bình sữa sau khi đã cho bé bú khiến cho dưới dáy bính bám một lớp vàng ố trong rất mất vệ sinh. Những lớp hoen ố này rất khó để tẩy rửa ngay cả khi bạn dùng những chiếc cọ tốt nhất. Tuy nhiên vẫn có một cách khá đơn giản để bạn có thể tẩy sạch vết ố này. Đó là cho khoảng 2 muỗng gạo đổ vào trong bình. Sau đó, thêm một chút nước xà phòng và lắc đều bình lên. Những vết hoen ố sẽ bị tẩy đi hoàn toàn và chiếc bình sữa của bé sẽ lấy lại được vẻ sáng đẹp như ban đầu.

 

Tiệt trùng bình sữa cho bé – Cần thiết hay không?” .

Đối với trẻ sơ sinh không chỉ có bình sữa mà còn có vô vàn những vật dụng khác cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn, ví dụ như: gặm nướu, ti giả, phễu hút sữa mẹ, bát, thìa ăm dặm …. So với cơ thể của trẻ trưởng thành thì trẻ sơ sinh không có hệ miễn dịch nên đòi hỏi việc làm sạch các vật dụng này ở mức độ rất cao “100% vô trùng”, bởi vậy mà người ta đã quen với khái niệm “khử trùng” hay “tiệt trùng”.

Để làm sạch các vật dụng cho bé thì “tiệt trùng”chỉ là giai đoạn cuối cùng sau khi chúng đã được rửa rất kỹ bằng nước sạch. Có quan điểm cho rằng không cần phải tiệt trùng bình sữa cho bé khi bình sữa đã được rửa kỹ bằng xà phòng và được tráng qua bằng nước sôi. Nhưng liệu bạn có đảm bảo thao tác cọ rửa của người chăm sóc bé hay chính nguồn nước nơi bạn ở là sạch tuyệt đối không? Cẩn tắc vô áy náy, phòng còn hơn chống, cơ thế non nớt nhạy cảm của bé cần được bảo vệ 100%, tiệt trùng là giai đoạn cho phép bạn yên tâm về điều đó.

Ở Châu Âu (với điều kiện khí hậu mát mẻ khô ráo và sạch sẽ hơn ở nước mình rất nhiều) mà người ta luôn cẩn thận khuyên cha mẹ chỉ cho con uống từ những cái bình đã được tiệt trùng. Nghĩa là không phải là mỗi ngày 1 lần mà nếu bé uống 5 lần/ngày thì mình cũng phải tiệt trùng cái bình đó 5 lần trước khi cho bé bú.

Xem chừng việc tiệt trùng cho bé là công việc rất nặng nhọc vì bé động đến cái gì thì cái đó phải tiệt trùng, chắng may mà bé đánh rơi cái gặm nướu hay cái thìa xuống đất thì coi như nó đã bị nhiễm bẩn cần phải tiệt trùng lại. Để giảm nhẹ công việc này thì bạn nên chọn phương pháp tiệt trùng tiện lợi và gọn nhẹ nhất.

 

 “Nên hay không tiệt trùng bằng nước sôi?

Đây phương pháp cổ điển nhất. Bạn không phải mua sắm gì chỉ cần một nồi hấp có dung tích đủ lớn đun sôi các vật dụng trong thời gian 20 phút. Tuy nhiên, phương pháp này không đơn giản và tiện lợi như mọi người vẫn tưởng. Bạn luôn phải giám sát trong quá trình tiệt trùng. Bình sữa phải được nhúng 100% trong nước, thời gian đun phải đủ 20 phút. Thành nồi thường nóng hơn 100oC, nên nếu bình sữa đặt sát nồi sẽ rất dễ bị nóng chảy, nếu bạn để quên nồi trên lửa, bạn có thể thấy tất cả các vật dụng đều bị bóp méo. Sau khi tiệt trùng nếu không đậy nắp vung kín hay ngâm trong nước quá lâu thì đó là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập trở lại.

 

“Phương pháp nào tiệt trùng tiện lợi và có hiệu quả?”.

Có 3 phương pháp đáng tin cậy và đã được minh chứng : tiệt trùng bằng hóa chất, tiệt trùng hơi nước bằng điện và tiệt trùng hơi nước bằng lò vi sóng. Chúng tôi phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp này như sau:

Tiệt trùng bằng hóa chất ít tốn kém nhưng mất thời gian (>30 phút). Thuốc khử trùng dạng viên có mùi thuốc tẩy clo khiến cho bé và bạn cảm thấy khó chịu, làm mất vị thơm ngon của sữa trong bình. Chính vì vậy phương pháp này tuy tiện lợi nhưng ít được sử dụng và không phổ biến ở nước ta.

Máy tiệt trùng hơi nước bằng điện được sử dụng phổ biến nhất. Tất các bình sữa và các vật dụng được đặt ngăn nắp trong bình tiệt trùng, mâm tiệt trùng thường được làm bằng nhôm hoặc inox kết nối với nguồn điện. Với sức nóng bốc hơi từ mâm tiệt trùng ở nhiệt độ cao,100% vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Thời gian tiệt trùng khoảng từ 8 đến 15 phút. Có thể được tiệt trùng lên đến 6 hoặc 8 bình sữa và các phụ kiện cùng một lúc. Được trang bị với bộ phận ngắt tự động và tiếng bíp, không mất công và thời gian giám sát. Thời gian và nhiệt độ hoàn toàn được khống chế, tuyệt đối an toàn không gây hư hỏng vật dụng cũng như làm phá hủy vật liệu có thể gây độc hại cho bé.

Bình tiệt trùng hơi nước bằng lò vi sóng: là phương pháp tiệt trùng nhanh nhất, tiện dụng và nhỏ gọn dễ mang đi. Có thể tiệt trùng đến 6 bình sữa trong vòng 2 phút với công suất 1100 - 1850W. Tuy nhiên, yêu cầu là bạn phải có lò vi sóng,  nhược điểm là không tiệt trùng được bình thủy tinh và các vật dụng bằng kim loại. Cảnh báo với một vài vật dụng làm bằng melamine hay bình PC chứa BPA.

 

 “Ở tuổi nào thì không phải tiệt trùng cho bé nữa

Điều này thì còn tùy vào từng đứa trẻ, vì mỗi bé có một sức kháng thể khác nhau. Theo các chuyên gia nhi khoa, thông thường hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn non nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng không nên quá “cầu kỳ”, việc tiệt trùng liên tục kéo dài trên 6 tháng tuổi ngược lại sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật; tiệt trùng lúc này cũng vô ích vì tuổi này bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới bằng cách cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng.
 
 

 “Có cần phải chi những khoản tiền tốn kém cho việc tiệt trùng cho bé hay không?

Câu trả lời là không, vì bạn chỉ sử dụng chủ yếu là 6 tháng đầu đời của bé, hãy lựa chọn phương pháp vừa tiện lợi lại vừa với túi tiền của mình. Sản phẩm máy tiệt trùng nhập khẩu chính hãng, đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ 100% an toàn cho bé. Bạn không nên lựa chọn các sản phẩm trôi nổi không có hướng dẫn sử dụng cụ thể, không có bảo hành, chất lượng của chúng sẽ không được đảm bảo.
 

Mẹo chọn bình sữa cho trẻ an toàn và hợp vệ sinh

Giúp mẹ lựa chọn bình sữa tốt cho sức khỏe của bé và đảm bảo vệ sinh.

1. Chọn bình sữa có kích cỡ cho phù hợp với bé. Thông thường có 3 kích cỡ sau:

Bé dưới 3 tháng: loại bình từ 50ml – 120ml

Bé dưới 1 tuổi: loại bình 120ml – 180ml

Bé trên 1 tuổi: loại bình 180ml – 250ml

2. Chọn loại bình sữa trắng, không in các hình vẽ lên thành bình. Vì quá trình luộc, hấp để tiệt trùng bình có thể làm tiết ra các loại sơn màu, phẩm màu từ những hình vẽ và làm nhiễm độc bình sữa của bé.

3. Một số bố mẹ tin tưởng rằng dùng bình sữa thủy tinh “lành” hơn dùng bình nhựa. Điều này không hoàn toàn chính xác. Một số loại thủy tinh có lẫn hàm lượng chì rất cao, có hại cho người sử dụng. Khi chọn mua bình thủy tinh, bố mẹ cũng phải lưu ý hướng dẫn của người sản xuất xem bình có thể tiệt trùng bằng phương pháp và hạn sử dụng như thế nào.

4. Bố mẹ nên thay bình mới cho bé ngay nếu thấy bên trong bình bị trầy xước do cọ rửa hoặc có bất kì dấu hiệu bất thường nào khác. Loại bình sữa dành cho bé của hãng cũng có những ưu điểm riêng, miễn là bố mẹ sử dụng và vệ sinh bình đúng theo dướng dẫn của nhà sản xuất.

5. Có nhiều cách tiệt trùng: bằng nồi nước đun sôi, bằng máy hấp điện hoặc bằng nồi hấp lạnh. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tiệt trùng bình sữa. Điều quan trọng là mẹ phải bảo đảm được vệ sinh chung cho bé: rửa bình và núm ti sạch sẽ, rửa sạch tay trước khi pha sữa cho bé, trước khi cho bé ăn...

6. Các bình sữa đã được tiệt trùng nên được sử dụng ngay hoặc sau khi tiệt trùng phải giữ trong tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.

7. Thường xuyên thay núm ty cho bé. Vì việc hấp nóng, luộc… để tiệt trùng sẽ làm núm nhanh bị hỏng. Núm bằng cao su dễ bị đổi màu, mềm nhũn. Núm bằng silicon bị cứng lại, hay bị đứt, rách.

8. Với bé dưới 6 tháng tuổi: mỗi ngày mẹ nên luộc bình một lần sau khi đã rửa bình sạch sẽ bằng nước rửa chuyên dụng. Trước khi pha sữa cho bé, mẹ tráng lại bình và núm vú bằng nước sôi.

9. Với bé từ 6 tháng – 12 tháng: mẹ không cần luộc bình sữa hàng ngày. Có thể luộc 1 lần/tuần. Mẹ cũng nên tráng bình và núm vú bằng nước sôi trước khi pha sữa cho bé.

10. Với bé trên 1 tuổi: mẹ chỉ cần rửa sạch bình và núm vú, để khô rồi có thể pha sữa cho bé. Lúc này, mẹ cần tập cho bé làm quen với vi trùng. Để khi bé đi nhà trẻ, mẹ không phải lo lắng bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa vì điều kiện vệ sinh đồ dùng của bé không được như ở nhà. Trên thực tế, khi bé bắt đầu biết bò, biết lẫy, biết cầm, nắm, ngậm đồ vật, bé đã làm quen với vi trùng rồi.

11. Để không phải lo lắng về các hóa chất tẩy rửa bình có thể ảnh hưởng đến bé, bố mẹ nên dùng nước cốt canh để làm sạch bình sữa cho bé.

Cách làm rất đơn giản: Rửa sạch bình sữa. Vắt nửa quả chanh, pha loãng với nước đun sôi để nguội, súc bình sữa cho bé từ 2 – 3 lần.

Cách súc bình này làm cho bình sữa sạch sẽ, không trơn, nhớt, sờ vào bên trong sạch kin kít. Các mẹ cũng có thể dùng nước cốt chanh để tiệt trùng tất cả các đồ dùng của bé như thìa, bát, cốc.

 

Cho bé uống sữa bình an toàn

Sữa mẹ luôn được duy trì ở nhiệt độ vừa phải nên bé có thể uống một cách dễ dàng. Tuy nhiên, lớn hơn một chút, bé cần ăn thêm sữa ngoài.

Đây chính là lúc mẹ cần đặc biệt quan tâm tới các vấn đề liên quan tới bình sữa để đảm bảo những bữa ăn ngon khỏe – an toàn cho bé.

1. Chọn bình sữa an toàn

Chọn bình bằng thủy tinh hay nhựa cho bé? Đó là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc. Bình thủy tinh thường nặng hơn bình nhựa nhưng độ an toàn cao hơn vì bình nhựa thường có chứa chất hóa học Bisphenol A (BPA) không an toàn cho sức khỏe. Chất này làm hệ sinh dục và não của trẻ sơ sinh phát triển không bình thường. Vì vậy nếu chọn bình nhựa cho bé, mẹ nên xem kiểm tra kỹ xem bình đó có chứa thành phần BPA hay không nhé. Với bình thủy tinh, mẹ nên chọn loại bình nhẹ và có khả năng giữ nhiệt độ sữa ấm lâu hơn.

2. “Điều hòa” nhiệt độ bình sữa

Điều đầu tiên mẹ cần nhớ là không để bình sữa của bé trong lò vi sóng. Sữa quá nóng sẽ khiến bé không thể uống được hoặc khi uống, bé dễ bị nóng rát cổ họng. Đối với nhiệt độ bình sữa, mẹ nên cho bé uống với nhiệt độ mát hoặc bằng với môi trường xung quanh. Tốt nhất, trước khi cho bé uống, mẹ hãy ngâm bình sữa vào nước lạnh khoảng hai phút để hạ nhiệt bình.

Nếu sữa bị nguội lạnh, mẹ sử dụng một chiếc cốc hoặc bát rộng hơn miệng chai một chút, đổ nước nóng vào và cho bình sữa vào bên trong để bình ấm dần.

3. Kiểm tra nhiệt độ sữa

Nhiều mẹ nghĩ rằng, nhiệt độ sữa cho bé đã phù hợp và không ngần ngại cho bé uống luôn. Tuy nhiên, trước khi cho bé uống, mẹ nên kiểm tra lại một lần nữa nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt vào cổ tay. Nếu sữa ấm, mẹ có thể cho bé uống luôn; nếu sữa quá nóng, mẹ cần để nguội hơn. Trường hợp sữa quá lạnh, mẹ cần đặt bình vào tô nước ấm vài phút như đã hướng dẫn ở mục 2 trước khi cho bé uống.

4. Vệ sinh núm bú

Phần núm của bình sữa thường được sản xuất bằng nhựa Silicon hoặc cao su và được sản xuất bằng công nghệ tráng bạc để kháng khuẩn. Tuy nhiên, trước khi pha sữa cho bé, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bình và núm bú bằng cách luộc núm qua nước nóng khoảng 3-4 phút. Đây chính là phần dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhất của bình sữa và có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé. Ngoài ra, mẹ nên chú ý thay núm bình sữa khoảng ba tháng một lần để đảm bảo vệ sinh ăn uống cho bé.

5. Vặn nắp bình vừa phải

Khi cho bé bú bình, mẹ cần lưu ý không vặn nắp bình sữa quá chặt bởi không khí không vào được khiến bé phải hút mạnh để sữa lên được miệng. Điều này sẽ khiến bé mất nhiều sức, mệt mỏi, thậm chí, bé có thể bực bội, bỏ ăn... Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vặn quá lỏng bởi sữa có thể rỉ ra ngoài, rớt lên người bé. Vì vậy, mẹ cần chú ý vặn nắp bình sữa vừa tay khi cho bé uống.
(st)