Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Dây rốn có chức năng như một ống truyền dinh dưỡng từ người mẹ đến bào thai. Khi đứa trẻ được sinh ra, dây rốn không còn tác dụng gì và được cắt bỏ. Dây rốn sẽ tự dụng trong khoảng một đến hai tuần. Trong thời gian đó, các bà mẹ nên chú ý cách vệ sinh da cho bé đặc biệt là phần cuống rốn để bé không bị nhiễm trùng. Việc vệ sinh rốn rốn không khó, nhưng cần thiết và không phải bà mẹ nào cũng biết cách làm.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn là điều khiến nhiều mẹ lúng túng. Dấu hiệu nào cho thấy em bé của bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cuống rốn?
Dây rốn có mục đích gì ?
Khi còn trong bụng mẹ, em bé nhận được chất dinh dưỡng và oxy qua nhau thai bám vào thành trong tử cung của mẹ. Nhau thai được nối với em bé bằng dây rốn thông qua một lỗ nhỏ trên bụng của bé. Sau khi em bé chào đời, dây rốn được kẹp và cắt ở điểm gần cơ thể bé bằng một cách thức không gây đau, để lại một gốc rốn.
Sau bao lâu em bésẽ rụng rốn?
Trong vòng 10 đến 21 ngày, gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi, để lại một vết nhỏ và lành sau một vài ngày.
Quá trình rụng rốn của bé
Cuống rốn cócần đượcchăm sóc đặc biệt?
Cuống rốn phải được giữ sạch và khô. Gấp tã của bé bên dưới cuống rốn (hoặc mua loại tã lót cho trẻ sơ sinh có khoảng trống cho cuống rốn) để nó có thể tiếp xúc với không khí và không tiếp xúc với nước tiểu. Khi cuống rốn rụng, bạn có thể phát hiện ra một chút máu trên tã, điều này là bình thường. Tránh ngâm bồn cho bé khi cuống rốn chưa rụng.
Trong thời tiết nóng, bạn chỉ cần mặc tã và một chiếc áo phông rộng cho bé để không khí được lưu thông và làm tăng tốc độ của quá trình làm khô. Tránh mặc áo lót bó sát cơ thể bé cho đến khi cuống rốn đã rụng. Đặc biệt, bạn cần lưu ý là không bao giờ được phép cố gắng kéo đứt dây rốn, ngay cả khi trông nó có vẻ rất lỏng lẻo và sự gắn kết chỉ còn một chút xíu.
Có một vài trường hợp sau khi cuống rốn rụng đi, những u thịt nhỏ vẫn còn lưu lại – chúng có thể tự biến mất sau này hoặc cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Những “u hạt rốn” không nghiêm trọng và không chứa dây thần kinh nên nếu việc can thiệp là cần thiết, em bé cũng không hề bị đau.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bác sĩ sẽ lau dây rốn bằng thuốc khử trùng khi kẹp và cắt dây. Và để chăm sóc tại nhà sau đó, các nhân viên y tế từ lâu đã khuyến cáo các mẹ làm sạch đáy rốn cho bé bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
Hiện nay, nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn ủng hộ cách làm này, nhưng cũng có một số khác đề nghị rằng để dây rốn khô tự nhiên sẽ hiệu quả hơn. Bởi vì một nghiên cứu năm 1998 của tập đoàn Hamilton Health Sciences ở Ontario, Canada phát hiện ra rằng, nếu để tự nhiên cuống rốn sẽ rụng trong 8 ngày còn khi lau rốn bằng cồn thì sẽ mất tới 10 ngày (0 trong số 1800 trẻ sơ sinh trong nghiên cứu này mắc nhiễm trùng).
Bác sĩ nhi khoa Carol A. Miller, một giáo sư lâm sàng nhi khoa tại Đại học California ở San Francisco, nói rằng bà vẫn khuyên làm sạch rốn bằng cồn bởi vì nhiều cha mẹ không thích mùi và rỉ nhớt, dính từ rốn bé thỉnh thoảng có thể xuất hiện do không sử dụng cồn. Đó là giá trị của việc dùng cồn thay vì lợi ích làm khô trước 1-2 ngày nếu để tự nhiên.
Nếu bạn không dám chắc nên dùng biện pháp nào, hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc cho bé.
Cácdấu hiệunhiễm trùng cuống rốn
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu:
- Trẻ bị sốt hoặc có những biểu hiện không khỏe.
- Rốn và các vùng xung quanh trở nên sưng hoặc đỏ.
- Xuất hiện mủ ở đáy cuống rốn.
Tắm cho trẻ
Trước khi tắm cho bé, bạn hãy rửa tay sạch bằng xà bông để vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể bé. Nếu không đảm bảo vệ sinh, phần cắt của dây rốn rất dễ nhiễm trùng dẫn đến bệnh uốn ván - một trong những tai biến nặng dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.
Da của trẻ sơ sinh rất mỏng nên dễ bị tấy đỏ và đau rát do mồ hôi và nước tiểu dính vào. Vì vậy, bạn nên giữ vệ sinh tốt cho bé hàng ngày. Trong thời kỳ rốn của bé chưa rụng, bạn nên cẩn thận không để nước thấm vào cuống rốn dễ gây nhiễm trùng. Bạn nên tắm lần lượt từng bộ phận, từ đầu đến chân, không nên đặt bé vào thau. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ẩm vệ sinh cơ thể bé, tránh phần rốn.
Băng rốn
Sau khi tắm cho bé xong bạn nên thay băng rốn cho bé ngay. Bạn nên vô trùng tay bằng cồn 70 độ trước khi gỡ bỏ gạc bao rốn cũ của bé. Dùng bông tăm thấm dung dịch Povidine lau sạch từ đầu rốn đến chân rốn. Sau đó bạn mới đắp băng gạc mới lên và dùng gạc băng cố định lại.
Việc tắm rửa và thay gạc rốn cho bé cần làm hết sức nhẹ nhàng. Bạn không nên băng rốn quá chặt. Ngoài việc làm cho bé khó chịu nó còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên thực hiện việc vệ sinh rốn của bé hàng ngày cho đến khi cuống rốn khô và rụng.
Đừng nôn nóng
Thời gian rụng rốn ở mỗi bé là khác nhau. Bạn không nên dùng tay kiểm tra hoặc giật dây rốn lên. Nếu quá lo lắng, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện để khám.
Bạn đừng nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bé. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường xung quanh khu vực rốn của bé như sưng tấy, rỉ dịch mủ vàng, chảy máu, sốt hoặc ít bú thì hãy đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Bạn cũng không nên dùng các loại thuốc bôi hay rắc vào rốn của bé nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Nhận biết một số bệnh về rốn
Uốn ván rốn: Bé bị sốt, bỏ bú, sau đó là cứng hàm, co cứng toàn thân, hai tay nắm chặt. Nếu có các tác nhân tác động như ánh sáng, âm thanh sẽ làm gia tăng tình trạng co giật. Ở giai đoạn nặng, bé có thể bị co thắt do các cơ thở và dẫn đến tử vong. Đặc biệt, uốn ván rốn vẫn có thẻ xảy ra ngay cả khi dây rốn đã rụng.
U hạt rốn: Cuống rốn đã rụng, vùng chân rốn bị rỉ dịch vàng kéo dài nhưng bé không có dấu hiệu bị sốt hoặc sưng đỏ vùng rốn. u hạt rốn kéo dài dẫn đến nhiễm trùng rốn.
Nhiễm trùng: Xung quanh vùng rốn sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, sờ vào thấy nóng. Nhiều trường hợp còn tiết dịch vàng hoặc có mủ xung quang chân rốn và có mùi hôi. Trường hợp nặng có thể gây ra hoại tử vùng da quanh rốn dẫn đến nhiễm trùng máu
Rốn trẻ sơ sinh là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm khuẩn, nhất là trong thời kỳ chưa rụng rốn.
Tình trạng nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh thường nặng và nguy hiểm. Vì vậy, trong tháng đầu sau sinh, việc chăm sóc rốn cho trẻ là rất quan trọng.
Đồ dùng để chăm sóc rốn trẻ gồm gạc mỏng vô khuẩn, cồn 70 độ, băng rốn sạch, mỏng và bông thấm nước vô khuẩn.
Cách làm:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng rồi sát khuẩn lại bằng cồn 90 độ.
- Gỡ miếng gạc cũ ra thật nhẹ nhàng. Dùng 2 miếng bông vô khuẩn thấm cồn 70 độ lau sạch rốn, một miếng lau từ chân rốn lên cuống rốn, một miếng lau vùng chân rốn và vùng da xung quanh.
- Thay miếng gạc mỏng vô khuẩn mới rồi dùng băng rốn thật mỏng, sạch quấn lại, chú ý quấn nhẹ nhàng, không lỏng quá cũng không chặt quá.
Trong vòng 7-12 ngày, rốn sẽ khô và rụng một cách tự nhiên, chỗ rốn mới rụng sẽ mọc tổ chức hạt, lên da và thành sẹo.
Nếu thấy rốn trẻ có những triệu chứng bất thường như có mùi hôi, quanh chân rốn tấy đỏ hoặc loét thì phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc nhà hộ sinh để khám và chữa sớm. Đối với các trường hợp nhẹ, cách chữa rất đơn giản, nhiều khi chỉ cần rửa rốn thật sạch ngày vài lần bằng nước ôxy già hoặc cồn, sau đó dùng băng thật mỏng đã vô khuẩn quấn lại. Ít hôm sau, trẻ sẽ khỏi mà không cần dùng kháng sinh.
Trường hợp cần dùng thuốc thì phải theo chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không nên tự động dùng một số thuốc rắc hoặc bôi vào rốn trẻ gây nhiễm nặng thêm.
Vài dạng viêm rốn thường gặp
- Viêm rốn có mủ: Đây là dạng thường gặp nhất. Nguyên nhân chính là thiếu vệ sinh (tã lót và áo của trẻ không sạch; tay người phục vụ và bông băng, gạc không đảm bảo vô khuẩn; rốn trẻ bị ẩm do nước tiểu). Viêm rốn có mủ thường kèm theo viêm da và tổ chức dưới da chung quanh rốn. Những tổ chức này bị tấy đỏ, phù nề, đau... Trong trường hợp này, rốn sẽ rụng muộn hơn. Sau khi rụng, rốn ẩm ướt và tiết ra dịch vàng như mủ. Trẻ thường sốt nhẹ, biếng ăn, thể trạng suy yếu.
- Viêm rốn tiết dịch: Do bị nhiễm khuẩn, chân rốn không thành sẹo mà xuất hiện một tổ chức hạt màu đỏ, có nhiều mạch máu nhỏ. Tổ chức này nhô lên khỏi mặt rốn, tiết dịch làm cho rốn luôn ẩm ướt. Nó cũng có thể kích thích làm cho da xung quanh rốn tấy đỏ hoặc lở loét.
Tham khảo thêm Vệ sinh đúng chuẩn cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc thiên thần nhỏ thực sự là một “nghi lễ” đối với những ông bố bà mẹ trẻ.
Chăm sóc những thiên thần bé nhỏ thực sự là một “nghi lễ” đối với những ông bố bà mẹ trẻ. Bởi đó không chỉ là công việc vệ sinh thông thường mà còn là những khoảnh khắc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.
Cách giúp bé tránh bệnh ngoài da
Tắm là một trong những chăm sóc đơn giản nhất ngay từ khi bé cất tiếng khóc chào đời. Bạn nên chuẩn bị cho bé một chậu tắm bằng nhựa, một ghế gập nhỏ bằng vải xốp để đặt bé khi tay mẹ mỏi. Nước cho bé tắm dù mùa hè hay đông nên duy trì ở nhiệt độ 37 độ C, nếu nước nóng quá sẽ gây ra các vết bỏng rát trên da bé. Thời gian tắm bé không quá 5 phút.
Khi bôi sữa tắm lên da bé, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ. Chú ý, các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh ký sinh. Đối với tóc, cần dùng dầu gội hàng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu gội thích hợp rồi dùng vòi nước hoa sen có nước ấm hay dùng cốc nhựa nhỏ dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé.
Khi mọi thủ tục đã hoàn tất, quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da để sự ẩm ướt không lưu lại, tấn công làn da nhạy cảm của bé.
Ảnh minh họa.
Vệ sinh 'vùng kín'
Vệ sinh mông luôn đi kèm với việc thay đồ cho bé. Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axít và các vi khuẩn gây hại.
Cần chú ý làm khô da bé với khăn tắm thấm nước bằng những cái vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn. Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng.
Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải cotton ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp (kể cả những mép âm đạo) và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.
Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc hay vải cotton ướt không xà phòng là sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu. Làm thật nhẹ nhàng, không quá mạnh, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi.
Trong trường hợp có những nốt đỏ và tấy rát, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông. Nên dùng cho bé tã giấy chất lượng cao để có thể yên tâm hoàn toàn về làn da bé ở những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể.
Thay quần áo
Công việc này phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục.
Quần áo, bao tay, bao chân, tã giấy... cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ và ngay cạnh nơi mẹ thay đồ cho bé. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một chiếc khăn vệ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông. Sau đó lấy tã bẩn đi, thay bằng tã sạch.
Chú ý khi buộc tã, nút buộc phải cao hơn rốn, với bé trai, cần để "trái ớt" của bé phía dưới nút buộc để không bị dịch chuyển lên phần trên khiến bé đau. Trong khi thay tã, không được rời bé một giây và 1 tay luôn giữ bé để phòng những tình huống rủi ro như bé ngọ nguậy rồi ngã....
Vệ sinh cuống rốn
Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng từ 5-15 ngày. Rất nhiều bác sĩ khuyên các bà mẹ cần chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm, luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý khi quấn tã, không động đến vùng này và khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Nhưng khi thấy có các biểu hiện bất thường như cuống rốn tấy đỏ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Vệ sinh mắt
Khi mới sinh, đôi mắt của bé rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng một miếng gạc (bông) tiệt trùng tẩm huyết thanh sinh học (nước muối sinh lý) để lau sạch mắt cho bé, mỗi bên một miếng riêng biệt. Bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh giây ghèn mắt ra các khu vực khác.
Bạn đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu, đó không phải là triệu chứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên hiện tượng này sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Vệ sinh mũi
Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm huyết thanh sinh học (nước muối sinh lý) mỗi bên lỗ mũi dùng một miếng bông vệ sinh riêng. Hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy đi hết các chất nhớt. Các bé không hề thích thú với hành động này đâu.
Vệ sinh tai
Đối với tai, không được sử dụng các dụng cụ có đầu nhọn để làm sạch vành và tai giữa. Chọn một miếng bấc bằng cô-tông khô, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, bạn cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.
Vệ sinh móng tay
Kiểm tra tình trạng móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé tròn 1tháng tuổi thì mới được cắt móng tay. Nếu chúng quá dài hay bị gãy thì cần sửa móng tay của bé ngay. Sử dụng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp, tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng, đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.
Phòng và chữa bệnh viêm rốn cho trẻ sơ sinh
Dây rốn chính là sợi dây nối quan trọng nhất giữa mẹ và thai nhi trong suốt thời gian thai kì. Sau khi trẻ nhỏ mới sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho trẻ và sau đó vài ngày dây rốn sẽ khô và rụng đi. Tuy nhiên, một số trường hợp không xử lí theo nguyên tắc khử trùng hoặc để vết thương đó bị nhiễm trùng sẽ sinh ra viêm rốn.
1. Biểu hiện của bệnh viêm rốn
Khi bị viêm, xung quanh rốn sưng đỏ tấy lên, đầu rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra chất dịch nhiều mủ thường có mùi hôi thối khó chịu. Nếu không chữa trị tốt có thể sẽ phát triển thành vết sưng, mưng mủ ở quanh rốn hoặc chứng bại huyết.
2. Cách chữa trị
Khi phát hiện ra trẻ bị viêm rốn, nếu ở thể nhẹ có thể dùng cồn 35 độ thấm bông y tế lau sạch lỗ rốn, sau đó dùng dung dịch ôxy già 3% lau chùi hết mủ hoặc các chất tiết ra. Nếu đầu rốn còn lại đó bị rụng thì cần phải lật mở lỗ rốn ra. Quan sát nếu thấy mặt ngoài của rốn đã có vảy nhưng bên trong vẫn còn tích tụ mủ thì phải dùng bông thấm Nitrofurazone 0,1 % đắp vào rốn mỗi ngày 3 – 4 lần. Khi cần có thể dùng cả thuốc kháng sinh. Đồng thời cũng nên để ý xem toàn thân có bị chứng bệnh bại huyết không.
Nếu sau khi rốn rụng chỉ có một ít nước rỉ ra thôi thì chỉ cần mỗi ngày 2 lần dùng cồn 75% để lau khô, sát trùng chỗ đầu rốn đó. Sau mấy ngày là vết thương khô và khỏi. Trường hợp này không phụ thuộc chứng bệnh viêm rốn nói trên.
3. Cách phòng viêm rốn cho trẻ
Để phòng viêm rốn sau khi đầu còn lại của rốn rụng thì cần giữ cho chỗ đó khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào tăm sạch nhúng cồn 75%. Sau đó, lau thật sạch các chất tiết ra ở quanh lỗ rốn. Một điều cần hết sức tránh là không được dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị nhễm trùng. Thêm vào đó còn cần chú ý ngay cả cách thay băng rốn hàng ngày cho trẻ.
4. Thay băng rốn cho trẻ như thế nào?
Rốn của trẻ phải từ 5 – 7 ngày mới rụng. Tuy nhiên, con so thường muộn hơn con dạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng.
Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Sau đó, nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở. làm như vậy rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.
5. Cách thay bằng rốn cho bé
* Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
* Tháo bỏ băng rốn cũ.
* Dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.
* Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
* Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.
Làm cẩn thận quy trình này sẽ giảm bớt nguy cơ bị viêm rốn cho trẻ. Hãy quan tâm chăm sóc bé ngay từ những việc nhỏ nhất như thế bạn nhé
Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé sơ sinh
Vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Chăm sóc miệng cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất
(st)