Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh - những điều cần lưu ý
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng và an toàn
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh để phòng tránh bệnh tật
Chỉ cần mẹ bé chú ý thực hiện theo các bước sau với nước ấm hàng ngày cũng sẽ giúp làm sạch và chăm sóc vùng kín của con gái yêu một cách sạch sẽ và khỏe mạnh nhất.
- Dung dịch vệ sinh vùng kín tự nhiên
- Nước ấm
- Khăn thấm mềm mại
1. Nếu bạn cảm thấy khu vực vùng kín của bé có mùi hoặc bị dơ bẩn do ngồi hoặc chạy nhảy bên ngoài suốt cả ngày, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần hoàn toàn tự nhiên để rửa. Điều này sẽ giúp loại trừ các vi khuẩn cho vùng kín của con bạn.
Tuy nhiên mẹ bé chỉ nên vệ sinh ở bên ngoài của cô bé mà không thụt rửa quá sâu vào vùng kín của con. Sau đó nhớ rửa lại bằng nước ấm và sử dụng một chiếc khăn lau mềm mại để thấm khô và làm sạch khu vực này một lần nữa.
2. Khi tắm cho con bạn mỗi ngày bằng nước ấm, bạn nên chú ý rửa sạch và loại bỏ mồ hôi trên cơ thể của bé, đặc biệt là các bộ phận dễ bị mồ hôi và bụi bẩn trú ngụ.
Khi tắm cho con mỗi ngày cần tắm bằng nước ấm, bạn nên chú ý rửa sạch và loại bỏ mồ hôi trên cơ thể của bé, đặc biệt là các bộ phận dễ bị mồ hôi và bụi bẩn trú ngụ.
Đặc biệt, luôn chú ý làm sạch và vệ sinh vùng kín cho con ít nhất ngày 1 lần. Điều này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc ngứa ngáy âm đạo cho bé yêu đấy.
3. Luôn chú ý giúp con thay đổi quần chíp, tã thường xuyên. Mẹ bé không nên vì một chút bất cẩn của mình mà cho phép đóng bỉm cho con quá lâu trong 4-6h/ ngày vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín cho con.
Theo đó, nên nhớ thay bỉm, tã giấy, quần chíp cho con thường xuyên nhằm hạn chế những nguy cơ phát triển mùi hoặc gây bí bách cho vùng kín của bé.
4. Dù quan tâm đến sức khỏe của bé đến thế nào, các mẹ bé cũng nên biết cơ thể của bé, nhất là vùng kín của bé cũng có khả năng tự làm sạch.
Do đó, mẹ bé không nên quá thường xuyên hay lạm dụng sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín chứa nhiều hóa chất để vệ sinh cho con vì các sản phẩm này có thể làm gián đoạn quá trình tự làm sạch tự nhiên này của vùng kín và gây nhiễm trùng “cô bé” của các bé.
5. Nếu mẹ bé nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì bạn nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời.
6. Mẹ bé cũng nên không cho bé sử dụng vòi sen khi tắm, không cho bé sử dụng nước hoa hoặc mặc quần áo bẩn tiếp xúc tới khu vực vùng kín vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ ngứa ngáy và nhiễm trùng cho vùng kín của các bé.
Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai, vì thế nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ bé mới sinh
- Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm, lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn.
- Sau đó lấy khăn ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong.
- Tiếp theo, lấy khăn ướt khác nữa lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.
- Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã.
- Nên vệ sinh vùng kín khi thay tã hay bỉm cho bé. Sau mỗi lần bé đi đại tiện,mẹ nên rửa hoặc lau cơ quan sinh dục của bé bằng nước sạch và ấm. Không nên rửa xong chưa thấm khô cho bé đã mặc tã ngay, như vậy sẽ khiến tình trạng ẩm ướt kéo dài ở vùng sinh dục, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Không nên dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín của bé, vì làm vậy rất có thể sẽ giết chết vi khuẩn có lợi đang bảo vệ vùng kín của bé. Một số bà mẹ còn cẩn thận rửa và sát trùng âm hộ cho con bằng nước muối loãng như mẹ bé Bông hay các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, điều này thật không nên, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Ngoài ra, các mẹ nên hạn chế dùng giấy ướt để lau cho bé. Nếu dùng giấy ướt thì sau đó vẫn phải dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm để lau cho bé lại một lần nữa.
Lúc mới sinh, bé gái từ 1 đến 2 tuần đầu có thể vùng kín sưng, hơi đỏ, có nhiều chấm trắng hay chảy một ít máu, đó là hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nội tiết của mẹ truyền sang. Trong trường hợp này, mẹ nên dùng bông gòn và nước ấm nhẹ nhàng lau sạch cho bé rồi thấm khô với khăn cotton trước khi mặc tã hay quần cho bé. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài trên 1 tháng thì phải đến bác sĩ khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý kịp thời.