Cách viết thư xin lỗi bằng tiếng anh hiệu quả nhất
Cách viết thư xin việc bằng tiếng Pháp, mẫu hay cho bạn tham khảo
Những cảnh đẹp ở Bảo Lộc hùng vĩ, ấn tượng
Cách viết thư xin lỗi bạn trai cực hiệu quả cho chàng càng yêu bạn hơn
Cách viết thư chia buồn bằng tiếng anh trang trọng, đúng mực
Thư cảm ơn kịp lúc sẽ mở ra nhiều cơ hội mà bạn không thể ngờ đến. Viết thư cảm ơn có thể được xem như một nét vẽ cuối cùng trong cuộc phỏng vấn. Nếu đã xác định phải viết một lá thư bày tỏ sự cảm kích của bạn với nhà tuyển dụng thì bạn nên chú tâm vào cách viết, ngôn từ, thời gian gửi; điều này là những nhân tố quan trọng góp phần tạo thành công cho một lá thư.
CÁCH VIẾT THƯ CẢM ƠN ĐỐI TÁC
Cách viết một lá thư cảm ơn
Một cuộc khảo sát đã đưa ra kết luận 80% nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với ứng viên nào gửi thư cảm ơn họ ngay sau buổi phỏng vấn. Lá thư cảm ơn không chỉ giúp bạn tăng thêm cơ hội mà điều này còn hỗ trợ nhà tuyển dụng có thêm căn cứ ra quyết định lựa chọn ứng viên sáng giá nhất.
Thư cảm ơn hoàn hảo
Một lá thư hoàn hảo xuất phát từ nội dung mà bạn muốn hướng đến. Chắc chắn rằng với tên của nhà tuyển dụng, địa chỉ mail hay địa chỉ văn phòng công ty , tất cả những thông tin này bạn đã nắm bắt. Đây là điều kiện cần giúp thông tin bạn gửi đi một cách chắn chắn, vì vậy đừng để những sai sót này ảnh hướng đến kết quả của cuộc phỏng vấn.
Một điểm quan trọng trong lá thư cảm ơn đó là bạn phải bày tỏ thái độ chân thành, ngôn từ phải là của bạn, không sao chép. Thêm nữa, bạn nên chú trọng đến các điểm nhấn sau :
+ Nhấn mạnh điểm mạnh mà bạn có.
+ Đề cập đến một hướng hợp tác tích cực
+ Thể hiện cam kết và quyết tâm nếu được tuyển dụng
Nên gửi thư cảm ơn trong vòng 24h
Thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng trong khoảng 24h kết thúc phỏng vấn sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Bạn nên tận dụng thời gian này, vì đây chính là lúc nhà tuyển dụng còn nhớ nhiều thông tin về bạn.
Văn phong khúc chiết
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy không hài lòng nếu bạn sử dụng ngôn từ lan man, thiếu sự cẩn trọng. Điểm lưu ý trong một lá thư cảm ơn đó là bạn nên sử dụng câu đơn, có sự phân đoạn rõ ràng, mỗi đoạn dài không quá 150 từ.
Điều tối kỵ mà bạn không được phép sai :
+ Tên
+ Chức vụ
+ Giới tính
Lưu ý về Mr, Ms, Miss hay loại hình công ty: Cổ phần, TNHH,… Đây có thể là những lỗi rất nhỏ, nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể mắc phải sai lầm ngớ ngẩn này, vì vậy hãy cẩn trọng.
Cấu trúc của một lá thư thông thường được chia thành 3 phần chính:
Phần 1:
+ Nói lời cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành thời gian phỏng vấn bạn.
Phần 2:
+ Nhấn mạnh rằng cuộc phỏng vấn thực sự hữu dụng với bạn
+ Khẳng định bạn hoàn toàn có thể đảm đương vị trí ứng tuyển.
Phần 3:
+ Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn nhanh chóng.
+ Lời chúc dành cho nhà tuyển dụng.
Nhìn chung đây là 3 phần trọng tâm bạn nên bám sát để hoàn thành lá thư cảm ơn. Để cẩn trọng hơn, bạn có thể viết thư nháp trước khi bắt đầu viết chính thức, gạch đầu dòng các tiêu điểm cần nhấn mạnh.
Để cẩn trọng trong văn phong bạn có thể viết nháp trước
Bạn có thể viết thư tay gửi trực tiếp đến văn phòng công ty, ghi rõ người nhận, chức vụ. Nếu muốn nhanh chóng và độ an toàn cao hơn, bạn gửi email cảm ơn. Tất cả hai phương án trên đều rất được nhà tuyển dụng tán thành.
Còn bây giờ, nếu bạn vừa kết thúc cuộc phỏng vấn, hãy bắt đầu viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng để thể hiện bạn là một ứng viên chuyên nghiệp và sáng giá phù hợp với vị trí ứng tuyển. Chúc bạn đạt kết quả tốt nhất ở kỳ phỏng vấn lần này.
Mẫu Thư cảm ơn các đối tác
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm
Nhân kỷ niệm 4 năm Ngày thành lập công ty 8-4, thay mặt Ban Giám đốc............tôi xin trân trọng gửi đến các công ty bạn, các đối tác của .......lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Những năm qua, nhờ có sự hỗ trợ hợp tác hiệu quả không ngừng của các bạn Công ty.............công nghiệp đã và đang thực hiện được rất nhiều dự án tầm cỡ trong nước và quốc tế. Đặc biệt nhờ có sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật tận tâm, nhiệt tình của các chuyên gia từ ABB, các kỹ sư của....... đã được học hỏi, rèn luyện rất nhiều.
Chúng tôi tự hào có một đội ngũ nhân lực dồi dào với tư duy năng động, sáng tạo, luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách vì một mục tiêu chung phấn đấu để ....... trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa doanh, hội nhập và phát triển.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn và mong nhận được nhiều hơn nữa sự hợp tác của tất cả các bạn vì lợi ích chung, vì sự phát triển chung của cả hai bên.
Kính chúc các bạn “ Sức khỏe – Hạnh phúc – Thành đạt”
T/M BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY
Giám đốc
(đã ký)Tại sao phải viết thư cảm ơn?
Bạn hãy tưởng tượng xem khi nhà tuyển dụng đang đắn đo không biết nên chọn ứng viên nào trong số các ứng viên đã lọt được vào vòng cuối. Đúng lúc ấy, cô văn thư mang cho họ một lá thư cảm ơn của bạn. Đọc lá thư xong, nhà tuyển dụng nhớ đến bạn và trước sự nhiệt tình, chu đáo trong cách ứng xử của bạn, họ nhấc điện thoại gọi cho bạn thông báo “Chúc mừng bạn. Chúng tôi vui mừng hợp tác với bạn”.
Một cuộc khảo sát đã đưa ra kết luận 80% nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với ứng viên nào gửi thư cảm ơn họ ngay sau buổi phỏng vấn. Lá thư cảm ơn của bạn không chỉ giúp bạn tăng thêm cơ hội mà còn hỗ trợ nhà tuyển dụng có thêmcăn cứ để ra quyết định lựa chọn ứng viên sáng giá nhất.
Làm thế nào để có thư cảm ơn ấn tượng?
Có thể những ứng viên khác cũng viết thư cảm ơn, vậy làm thế nào để lá thư cảm ơn của bạn tạo được ấn tượng tốt nhất? Tham khảo và áp dụng linh hoạt 9 bí quyết sau, bạn sẽ có lá thư cảm ơn đầy ấn tượng.
Hiểu người đọc: Trước tiên bạn phải xác định rõ người sẽ đọc thư của bạn là người như thế nào, có khả năng quyết định hay tác động lớn trong việc ra quyết định hay không, một chút về trình độ học vấn, sở thích thì càng tốt.
Thể hiện phong cách của bạn: Không nên bắt chước các mẫu thư cảm ơn vì nhà tuyển dụng rất tinh tế và dễ dàng phát hiện ra. Bạn nên thể hiện bằng ngôn ngữ của mình, phong cách riêngcủa bạn.
Xác định cấu trúc thư: Bạn nên gạch ra một số đầu dòng các ý cơ bản muốn trình bày trong bức thư. Bức thư cảm ơn với đầy đủ 3 yếu tố: bạn đánh giá cao cơ hội này, khẳng định lại đam mê của bạn với công việc đang dự tuyển và lặp lại một lần nữa về khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty.
Cấu trúc bức thư cần chia thành các phần rõ ràng. Không nên dài quá 3 phần.
Phần 1: Trình bày lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội được hiểu hơn về công ty cũng như qua những câu hỏi phỏng vấn bạn hiểu hơn về mình và công việc.
Phần 2: Bạn nhấn mạnh những điểm mạnh của bạn, thái độ nhiệt tình, mong muốn chân thành. Gợi nhắc nhà tuyển dụng một điều rằng, cuộc phỏng vấn thực sự hữu ích cho bạn, từ đó bạn mong được có một hướng hợp tác tích cực. Bạn nên giải thích lý do công việc mới thực sự thích hợp với bạn, bạn hoàn toàn có thể đảm đương tốt công việc. Bạn cũng có thể trình bày những ấn tượng về công ty, mong muốn được học hỏi, có thêm kinh nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp,…
Phần 3: Phần này phải thể hiện được sự cam kết và quyết tâm của bạn khi được đảm nhận công việc đó. Bạn phải thực sự coi như mình đã được trúng tuyển. Nhớ gửi đến nhà tuyển dụng lời chúc tốt đẹp nhất. Và đừng quên cung cấp thông tin, địa chỉ, số điện thoại để nhà tuyển dụng có thể gọi ngay cho bạn.
Gây ấn tượng: Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đưa một số điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng vào trong bức thư. Nếu nhà tuyển dụng đề cập nhiều lần rằng người sử dụng thành thạo Microsoft Excel sẽ có nhiều cơ hội được tuyển, bạn nên sử dụng lá thư cảm ơn như một cơ hội để nhắc lại với ông/bà ta rằng bạn đã có chứng chỉ liên quan đến chương trình này.
Văn phong: Văn là người vì qua câu văn có thể cho biết bạn là người như thế nào. Lưu ý là ngôn từ phải trong sáng, văn phong khúc chiết và có sự trang trọng cần thiết. Nên dùng câu đơn, phân đoạn và mỗi đoạn dài không quá 150 từ. Nên dùng những câu khẳng định. Thư phải khúc chiết, không được tâng bốc nhà tuyển dụng một cách quá đáng, không cố tình kể lại nội dung của cuộc phỏng vấn trước đó một cách khô khan.
Không sai sót: Cố gắng hết sức không có một sai sót nào vì nếu không thư cảm ơn lại phản tác dụng. Tối kỵ viết sai tên, chức vụ, giới tính (lưu ý Miss, Mr, Ms rất dễ viết nhầm) của người nhận thư hoặc sai tên công ty ví dụ công ty cổ phần lại viết là TNHH,.. Và tránh lỗi chính tả, ngữ pháp. Tốt nhất là bạn nên nhờ một người khác đọc lại trước khi gửi đi.
Gửi thư sớm: Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm, bạn nên gửi thư sớm nhất có thể, tốt nhất là trong vòng 48 giờ kể từ sau cuộc phỏng vấn kết thúc. Bạn sẽ ghi được điểm cao nếu gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng chỉ trong vòng 24 giờ. Hãy tưởng tượng nếu bạn viết một lá thư rất ấn tượng nhưng khi nhà tuyển dụng nhận được thì họ đã ra quyết định rồi. Thế nên, một lá thư được gửi đúng thời điểm thể hiện mong muốn làm việc, sự năng động và chuyên nghiệp.
Để lời cảm ơn phát huy sức mạnh tối đa
Nói lời cám ơn thường xuyên cũng là một chiến lược đơn giản mang lại lợi ích cho công ty.
Chúng ta đã được dạy đi dạy lại rằng hãy nói “Cám ơn“ với khách hàng, họ sẽ không ngần ngại chi thêm tiền và giới thiệu với bạn bè của họ về dịch vụ và sản phẩm mà bạn cung cấp, điều này làm tăng lợi nhuận cho công ty. Báo chí cũng không thôi nhắc về hiệu quả làm việc của nhân viên tăng vọt khi họ thường xuyên thể hiện lời tri ân với khách hàng. Người bán sỉ khi được nghe những lời cảm kích thường xuyên thì họ sẽ chẳng ngại đường xa để đi mở thẻ tín dụng và chuyển chúng đến đúng giờ cho chúng ta.
Nói lời cám ơn thường xuyên cũng là một chiến lược đơn giản mang lại lợi ích cho công ty.
Trao lời cám ơn mang lại hiệu quả trong công việc kinh doanh nhưng bạn có sẵn sàng làm điều này chưa? Bạn có biết cách thể hiện lòng biết ơn của mình đối với đối tác kinh doanh và đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất không?
Sau đây là một vài mẹo giúp bạn có thể phát huy tối đa sức mạnh của lời “Cám ơn”.
Lời cám ơn rõ ràng và cụ thể
Câu “Tôi rất cảm kích về việc bạn làm hôm nay. Cám ơn rất nhiều.” Chỉ một lời nhận xét thông dụng, chung chung và mơ hồ. Khi bạn cám ơn ai đó về một việc cụ thể, nó giống như một thứ keo dính khiến người nhận ghi nhớ mãi. Ví dụ, một người nhân viên vừa hoàn tất thành công một cuộc điện thoại thương lượng với khách hàng khó tính thì bạn hãy nói cám ơn họ vì công việc cụ thể đó.
Công nhận quá trình
Mục tiêu cám ơn của bạn là những việc mà nhân viên và đối tác đã làm. Hãy nói cám ơn với nhân viên đã nhận cuộc điện thoại. Đừng nói rằng: “Cám ơn vì đã giúp tôi giữ chân người khách hàng đó“. Nói như thế chẳng khác nào bạn cám ơn vì điều này mang lại lợi ích cho bạn. Thay vào đó hãy nói “Tôi thích cách anh nỗ lực không bỏ cuộc trước một khách hàng khó tính như vậy. Anh thật kiên nhẫn.”
Hãy cư xử như vậy đối với những người bán lẻ. Cám ơn họ vì những nỗ lực không ngại đường xa để công việc được hoàn thành tốt, vì đã đưa công việc lên hàng đầu.
Vì mọi người, đừng vì chính mình
Hãy thể hiện sự quan tâm chân thành với mọi người và bạn sẽ có chỗ trong tim họ. Điều này sẽ mang lại một giá trị không ngờ. Kết nối với mọi người xung quanh bằng những món quà ngoài công việc. Nếu nhân viên bán lẻ của bạn được lên chức ông, hãy tặng cho anh ấy một quyển truyện để anh ấy có thể đọc cho đứa cháu bé bỏng nghe mỗi đêm. Còn nếu mẹ của một nhân viên vừa qua đời vì bênh ung thư, thì hãy hiến tặng một quỹ cuối năm nhỏ cho những người đang đối mặt với căn bênh ấy với tên của mẹ nhân viên đó. Những việc làm tuy nhỏ nhưng sẽ làm phá tan mọi rào cản và giúp mối quan hệ của mọi người tốt đẹp hơn. Hãy biến những hành động đó thành thói quen để nhận lại những lợi ích lớn hơn.
Viết thư tay
Trong thế giới nơi mọi người đang say sưa với email, tin nhắn, Facebook và Twitter, thì một lá thư viết tay đơn giản sẽ là một lời cám ơn đầy ấn tượng và được ghi nhớ lâu dài. Thư tay sẽ mang lại những điều đặc biệt. Tôi luôn đem theo những tấm thiệp và bao thư để viết những lời cám ơn khi tôi đang ngồi trên máy bay hay tàu. Chỉ mất chừng ba phút cho mỗi lần ghi và chỉ cần nói rằng “Tôi biết bạn có thể làm việc với những công ty khác, nhưng bạn đã chọn chúng tôi. Cám ơn vì điều đó. Chúng tôi sẽ luôn trân trọng cơ hội và mối quan hệ này.”
Nghệ thuật nói chuyện với đối tác