Cách vượt qua nỗi sợ hãi

Các nhà khoa học tuyên bố rằng cách hiệu quả để vượt qua nỗi sợ hãi là… nói về chính nỗi sợ hãi đó.

Các nhà khoa học cho rằng chìa khóa để vượt qua nỗi sợ hãi, đơn giản, là nói về những cảm xúc của mình. Ảnh: Daily Mail. 

Theo Daily Mail, các nhà tâm lý học tại Đại học California, Los Angeles đã tiến hành nghiên cứu về nỗi khiếp sợ loài nhện của con người. Họ yêu cầu 88 người mắc bệnh sợ nhện tới và tìm cách tiếp cận một con nhện Tarantula trong một container.

Những người tham gia phải đi lại gần con nhện, và cuối cùng là thử chạm vào nó nếu họ có thể. Các đối tượng được chia thành bốn nhóm.

Nhóm đầu tiên được yêu cầu mô tả cảm xúc mà họ đã trải qua với con nhện Tarantula, ví dụ như: “Tôi rất sợ hãi và lo lắng khi thấy con nhện đáng sợ đó”.

Nhóm thứ hai tiếp tục được yêu cầu mô tả về cảm xúc của họ, nhưng với những từ ngữ trung tính hơn, ví dụ như: “Con nhện nhỏ bé đó không thể gây hại cho tôi, tôi không sợ nó”.

Nhóm thứ ba được yêu cầu chia sẻ một điều gì đó không liên quan tới việc họ phải tới gần con nhện Tarantula. Còn nhóm thứ tư không cần phải nói bất cứ điều gì – họ chỉ cần thử tiếp xúc với con nhện.

Sau đó một tuần, 88 người tham gia tiến hành tiếp xúc với con nhện Tarantula một lần nữa trong môi trường ngoài trời và chạm vào nó với một ngón tay.

Các nhà nghiên cứu quan sát các đối tượng, xem họ có phản ứng như thế nào khi chạm vào con nhện, đặc biệt là xem bàn tay của họ có đổ nhiều mồ hôi hay không (đây là một trong những dấu hiệu cho thấy sự sợ hãi). 

Kết quả cho thấy những người thuộc nhóm thứ nhất có thể tiếp xúc gần gũi với nhện Tarantula hơn các nhóm còn lại. Bàn tay của họ cũng ít đổ mồ hôi một cách đáng kể so với các nhóm khác.

Đây là một kết quả quan trọng và có ý nghĩ đối với các phương pháp giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi.

Trước kia, các nhà tâm lí học thường cho các bệnh nhân của họ nói các câu với những mô tả trung tính, và khẳng định “tôi không sợ nó”, nhưng phương pháp này xem ra chưa thu được nhiều hiệu quả.

Giáo sư tâm lý học Matthew Lieberman, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết việc mô tả chính xác cảm xúc của bản thân trong những thời điểm căng thẳng lại có khả năng giúp chúng ta đối diện với chính nỗi sợ hãi, và vượt qua nó tốt hơn.

Dale Carnegie không phải là không bao giờ sợ hãi, nhưng ông biết cách đương đầu với nó và cho mọi người biết rằng ông sẽ chiến đấu đến cùng. Bên dưới là một số câu trích từ tuyển tập “lời hay ý đẹp” của Dale Carnegie. Những ngôn từ của ông luôn cho thấy tinh thần không khuất phục trước nỗi sợ:

1.      “Bạn có thể chế ngự được bất kỳ nỗi sợ hãi nào nếu bạn quyết chí làm như vây. Hãy nhớ rằng, nỗi sợ không tồn tại ở đâu cả ngoại trừ trong tâm trí bạn.”

2.      “Khi bạn sợ hãi, hãy luôn ghi nhớ những điều bạn phải làm. Nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi.”

3.      Nếu bạn muốn xây dựng lòng can đảm thì hãy làm điều mà bạn thấy sợ và tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn có một bề dày kinh nghiệm thành công ở phía sau. Đây là cách chế ngự sự sợ hãi nhanh chóng và đảm bảo nhất đã từng được phát hiện.

4.      “Các đánh bại sự sợ hãi: Đưa ra hướng hành động và làm theo đó. Hãy luôn giữ sự bận rộn và làm việc say mê đến mức bạn quên đi sự sợ hãi”

5.      “Hãy đối mặt với vấn đề dường như đang lấn áp bạn và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng nỗi sợ hãi sẽ tan chảy.”

6.      “Để chế ngự sự sợ hãi và lo lắng, hãy luôn bận rộn!”

7.      “Sợ hãi là một kẻ bốc phét và hèn nhát; để chế ngự nỗi sợ hãi, ta chỉ cần quên đi sự có mặt của nó. Bạn có thể làm được việc đó” (Carnegie 27)

8.      “Không hành động sinh ra sự nghi ngờ và sợ hãi. Hành động sinh ra sự tự tin và can đảm. Nếu bạn muốn chế ngự sự sợ hãi thì đừng ngồi ở nhà và nghĩ về nó. Hãy ra ngoài và khiến mình bận rộn.”

9.      “Hãy xét kỹ lại những nỗi sợ hãi hiện giờ và xem bao nhiêu trong số đó là vô nghĩa. Nếu bạn thành thật với bản thân thì bạn sẽ có thể thấy rằng hầu hết đều không có căn cứ.”

10.  “Nếu bạn muốn chế ngự nỗi sợ hãi thì đừng suy nghĩ về bản thân. Hãy cố người khác và nỗi sợ của bạn sẽ biết mất”

11.  “Lần tới khi bạn sợ hãi trước một nhiệm vụ nào đó thì hãy cứ lao vào nó và hoàn tất những điều không thể. Việc này có thể làm được; nếu bạn có sự tin tưởng tuyệt đối vào bản thân thì bạn có thể làm được.”

12.  “Hãy nắm bắt cơ hội! Cuộc sống chính là cơ hội. Người đi xa nhất thường là người dám làm và can đảm. Con thuyền ‘chắc chắn’ chẳng bao giờ chịu xa bờ.”

13.  “Hầu hết chúng ta đều can đảm hơn mình tưởng.”

14.  “Bạn sẽ không bao giờ bị đánh bại nếu bạn không nghĩ công việc đó là không thể.”

15.  “Cách khắc phục sự e dè và mắc cở tốt nhất trên giới chính là quan tâm đến người khác, nghĩ về họ và kỳ diệu thay, sự nhút nhát của bạn sẽ biến mất. Hãy làm điều gì đó cho người khác. Hãy tập giúp đỡ người khác, cư xử thân thiện và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những điều xảy ra.”

16.  “Xây dựng thành công từ thất bại. Sự chán nản và thất bại là hai bậc thang vững chắc dẫn đến thành công. Không có điều gì khác có thể giúp nhiều cho một người nếu người đó không chịu tìm tòi và tích lũy kinh nghiệm. Hãy nhìn lại. Bạn có thây những chỗ mà thất bại giúp bạn không?”

17.  “Hãy giúp người khác và bạn sẽ thấy sự rụt rè của mình tan biến như làn sương buổi sáng trên cánh đồng bắp Missouri vào tháng 7”.

18.  “Đây là cái thời kịch tính hóa. Chỉ nêu lên sự thật là không đủ. Sự thật phải được làm trở nên sinh động, thú vị và kịch tính. Bạn phải dùng đến nghệ thuật đánh bóng mình. Phìm ảnh cũng thế. Đài phát thanh cũng thế. Và bạn sẽ phải làm như vậy nếu bạn muốn được chú ý.”

19.  “Cách để có được lòng nhiệt tình là tin vào những gì bạn đang làm và tin vào chính bạn cũng như muốn thực sự hoàn thành điều gì đó. Lòng nhiệt tình sẽ nối gót theo như ngày và đêm.”

20.  “Bạn sẽ chẳng đi đến đâu trên cái thế giới này khi không có sự ham muốn làm một việc gì đó.”

Ai trong chúng ta cũng có những nỗi sợ hãi riêng: sợ mất việc, sợ đứng trước đám đông, hay sợ một thứ gì đó lạ lẫm… Sự sợ hãi thường chi phối cuộc sống, đôi khi cho ta thêm sức mạnh, nhưng nhiều lúc khiến ta rơi vào trạng thái mơ hồ. Dù ta phải đối diện với sự sợ hãi hằng ngày, nhưng chỉ một số ít người ý thức được về sự tồn tại và các tác động của chúng. Do đó, nếu bạn không trả lời được câu hỏi tại sao bạn lại sợ hãi, bạn đang run sợ trước điều gì, thì chính bạn sẽ chẳng bao giờ làm chủ được nỗi sợ hãi này.

Sợ hãi là một phần trong cuộc sống, nhưng nếu không thể định nghĩa được cho rõ chúng là gì, thì chúng ta cũng không thể phát hiện, hiểu thấu, và thậm chí là vượt qua nỗi ám ảnh đó. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ hơn để hiểu vì sao ta lại sợ hãi, và làm thế nào để khắc phục nỗi sợ hãi đó.

Nguồn gốc nỗi sợ hãi.

Sợ hãi là một phần tất yếu của cuộc sống. Đôi khi chúng là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn từ thời nguyên thủy, nhưng cũng có lúc chúng tồn tại ở trạng thái phi vật chất và khó tiên liệu. Để thống nhất với chủ để của bài viết, ta chỉ tập trung vào những cảm nhận và phản hồi của con người trước nỗi sợ hãi. Sợ hãi đến từ đâu? Có phải là do bẩm sinh, bạn đã được sinh ra với những nỗi sợ hãi này? Hay bạn đã phải trải qua một hay một chuỗi sự việc khiến bạn bắt đầu run sợ? Và có thật là bạn đang sợ hay không, hay bạn chỉ đang tưởng tượng thế thôi? Bạn sẽ phải tự chất vấn mình tất cả những câu hỏi trên nếu bạn muốn hiểu rõ căn cơ của nỗi sợ hãi đáng ghét này.

Thông thường, qua thực tế cuộc sống, bạn sẽ xác định được nguồn gốc của nỗi sợ hãi. Bạn ý thức rõ ràng rằng bạn đã từng có thời phổ thông không thể đúng diễn thuyết trước đám đông, và bạn cũng biết chắc lý do vì sao giờ đây bạn liên tục bị khớp khi phải thực hiện bất cứ một bài diễn văn nào: nỗi sợ sẽ lặp lại những sai lầm cũ, một lần hay nhiều lần nữa. Trong một trường hợp khác, bạn đã từng bị người mình yêu từ chối, thế rồi bạn luôn ôm ấp nỗi ám ảnh về tất cả các mối quan hệ, và cuối cùng, hệ quả tất yếu là bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập và thân thiết với bất kỳ người nào khác. Còn bạn, nếu bạn còn nhớ về bất cứ nỗi ám ảnh nào, dù thật vô lý hay có chừng mực, thì bạn hãy bắt đầu suy nghĩ và hồi tưởng ngay tại điểm đó – cho dù việc này có thể gây cho bạn nhiều nỗi đau đớn.

Nếu bạn chưa nhận diện được nguyên nhân khiến bạn run sợ, hãy suy nghĩ, hãy động não. Hãy nói chuyện với bạn bè, người thân, hay bất kỳ ai có thể biết về nỗi sợ của bạn. Hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên vì người khác biết về bạn nhiều thế nào. Những đánh giá khách quan nhiều khi rõ ràng và chân thật hơn những đánh giá chủ quan cá nhân. Một cách thông thường, hãy ngồi xuống, suy nghĩ, tập trung vào những kỷ niệm đẹp, từ từ nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện, và công việc của bạn là hãy xác định xem nó đã bắt nguồn từ đâu. Đây hẳn sẽ là một cuộc hành trình khá khó khăn, nó giống như việc bạn phải thừa nhận điều bạn luôn cố phủ nhận, bạn sẽ phải trải nghiệm lại một sự việc nào đó làm bạn rất đau đớn, sự việc đã làm bạn trở nên run sợ trước mọi thứ, nhưng dù gì đi nữa, đây là cách duy nhất để chữa lành vết thương cũ và tiếp tục sống một cuộc đời không còn những ám ảnh khổ đau.

Vượt qua nỗi sợ hãi.

Một khi đã xác định rõ nguồn gốc nỗi sợ hãi, bạn có thể sống với hiện tại một cách dễ dàng hơn. Một khi thoát khỏi nỗi ám ảnh của sự sợ hãi khiến bạn đau khổ suốt nhiều năm, bạn sẽ thấy sự sợ hãi cũng không khác mấy những kỷ niệm đẹp mà bạn từng có: rất rõ ràng và không bị đặt nặng quá mức. Bạn càng nhìn nhận nỗi sợ của bản thân một cách khách quan, bạn càng dễ thoát khỏi nỗi khổ đau mà chúng có thể mang lại, cũng như thoát khỏi quá khứ tràn đầy đau khổ. Để rồi, bạn sẽ có được thật nhiều kinh nghiệm quý báu, thật nhiều mối quan hệ tốt đẹp, và thật nhiều khoảnh khắc đáng nhớ, chính những điều đó, kết hợp lại, sẽ tạo cho bạn một tương lai thật sự khác biệt.

Bạn phải hiểu rằng việc nhận dạng và vượt qua nỗi sợ hãi sẽ mất nhiều thời gian. Bạn không thể chiến thắng trong ngày một ngày hai. Nỗi sợ hãi và cách để thể hiện bản thân là đề tài mà hàng triệu y/bác sĩ và nhà tâm lý học đã được trả hàng trăm ngàn đô mỗi năm để ra sức phân tích, chẩn đoán và giải quyết.

Hãy nhớ, sợ hãi là chuyện rất là bình thường, người can đảm không nhất thiết phải là người không biết sợ bất cứ thứ gì, người can đảm hẳn phải là người từng chịu nhiều khổ đau, có điều họ luôn biết cách để vượt qua những sự dằn xé đó. Cuộc đời của mỗi anh hùng đều có dấu chân của nỗi sợ hãi, nhưng họ đã biết cách để đối diện với chúng, họ đã tiếp tục sống và cống hiến, họ đã vượt qua mà không hề run sợ trên cả con đường dài họ chinh chiến. Bạn cũng sẽ làm được như thế, nhưng điều trước tiên bạn cần làm là hãy nhận diện nỗi sợ hãi của bản thân, hãy lắng lại và để bản thân cảm thấy dễ chịu nhất có thể. Bằng mọi cách hãy để tâm đến nỗi sợ hãi hệt như một lời cảnh báo nguy hiểm cận kề, nhưng cũng nhớ rằng mười lần bạn sợ thì hết chín lần nỗi sợ sẽ biến thành sự thật đấy, vì thế hãy cẩn thận.

Cuối cùng, chắc chắn không có một con đường rõ ràng, cụ thể để vượt thoát nỗi sợ hãi và giúp bản thân mạnh mẽ và toàn diện hơn. Bạn đang đứng trước một lối đi nhỏ, bạn sắp đối mặt với nỗi sợ hãi của mình. Lối đi đó sẽ dẫn đến lối thoát nếu bạn chân thật với bản thân, quyết đoán và dám trải nghiệm, hãy một lần đem nỗi sợ hãi ra ngoài ánh sáng để soi xét. Một khi bạn đã bắt đầu, bạn sẽ sớm thấy được những rào cản dễ dàng bị đạp đổ hơn những gì bạn từng tưởng tượng rất nhiều.

Bạn làm như thế nào để vượt qua nối sợ hãi của chính mình? Có lúc nào bạn sợ hãi một việc gì đó khiến bạn không bao giờ dám làm việc đó thêm lần nào nữa? Giống như cảm giác lo âu, thấp thỏm vì những việc mình làm, lo sợ nó không đạt được thành công như mong muốn… Và cảm giác lo sợ khi phải quyết định một vấn đề nào đó vô cùng quan trọng, bạn sợ sẽ quyết định sai, sợ sẽ phải gánh một hậu quả nghiêm trọng từ những việc mình làm? Vài mách nhỏ sau đây sẽ giúp bạn vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân:

Giống như một thí sinh sự thi rớt đại học những vẫn cố hết mình để vượt qua được cánh cổng nhỏ hẹp đang hé mở cho những ai quyết tâm hay những kẻ yếu tim thường thử thách bản thân bởi những bộ phim kinh dị. Cách đầu tiên giúp bạn vượt qua được nỗi sợ hãi đó chính là ĐỐI MẶT với nó.

Khi bạn sợ cái gì đó bạn thường né tránh nó, không muốn đối diện với những khó khăn đang đặt ra trước mắt. Nhưng chạy trốn chưa bao giờ là giải pháp cả. Hãy xác định rõ xem nỗi sợ hãi của mình là gì để tìm cách vượt qua nó. Khi còn học sinh chúng ta thường sợ điểm thấp, sợ bị thầy cô la mắng, sợ lên bảng. Nhưng hãy để ý xem những ai thường xuyên bị gọi lên bảng là những người dạn dĩ hơn những người khác. Khi đa quen với cảm giác đối mặt với thầy cô giáo thì sự sợ hãi sẽ không còn nữa, thay vào đó bạn sẽ học tốt hơn để không bị ăn điểm kém từ thầy cô. Như thế, chỉ cần bạn xác định được bạn sợ điều gì thì bạn hoàn toàn có thể vượt qua được nó.

Điều thứ hai, đó là những người yếu đuối thường rất hay sợ hãi, họ rất sợ khi phải đối diện với cuộc sống với những khó khăn gặp phải. Ngược lại những người mạnh mẽ là người chấp nhận tất cả những thách thức ấy và tìm cách vượt qua nó. Như thế hãy thật MẠNH MẼ và TỰ TIN để vượt qua được cảm giác sợ hãi của mình. Đôi lúc hãy thử những cảm giác mạnh như đi tàu lượn  hay đu quay để thử sự sợ hãi của bạn – Bạn sẽ thấy chúng không hề đáng sợ như bạn nghĩ. Khi có đủ mạnh mẽ và tự tin bạn hoàn toàn có thể làm chủ hoàn cảnh, bạn sẽ không còn thấy sợ hãi khi phải đối mặt với những thách thức đến từ cuộc sống.

Va nếu dùng mọi cách bạn vẫn không thể vượt qua được cảm giác sợ hãi của mình bạn hãy học cách ngồi thiền xem thế nào. Khi bạn tĩnh tâm, bạn sẽ không còn phải lo lắng hay để ý đến những chuyện đang xảy ra xung quanh mình. Ngồi thiền sẽ đem lại cho bạn cảm giác an toàn tĩnh tọa. Bạn sẽ không bị cuốn vào mớ rắc rồi mà cuộc sống đem đến. Lúc ấy bạn có thể thư giản đầu óc và xua tan những ý nghĩ tiêu cực. Ngồi thiền giúp chúng ta có được sự cân bằng cảm xúc, lúc ấy chúng ta sẽ xua đi cảm giác sợ hãi của chính mình.

Sợ hãi là một điều tự nhiên và ai trong chúng ta cũng có những nỗi sợ của riêng mình, nhưng chúng ta không nên để no đè bẹp mà hãy vượt qua nó để có thể thành công. Chỉ khi vượt qua được sự sợ hãi bạn mới có thể có được những điều mình muốn, vì chưa bao giờ chúng ta dễ dàng có được mà không phải vượt qua những thách thức, khó khăn. Vì thế, bạn hãy vượt qua nỗi sợ hãi của mình, bạn nhé.

Nói chuyện trước đám đông/công chúng (public speaking) là một trong những nỗi sợ hãi của nhiều người. Chúng ta thường cố gắng tránh, nhưng rất khó vì dù là làm việc một mình hay làm với một nhóm người, cuối cùng thì chúng ta cũng phải nói trước đám đông để có thể hoàn thành công việc của mình. Mặt khác, nếu như chúng ta muốn trở thành những nhà lãnh đạo hoặc đạt được những điều ý nghĩa trong cuộc sống, chúng ta sẽ cần thường xuyên nói trước một nhóm, dù lớn dù nhỏ, để có thể thành công.

Tuy vậy, bản chất của nói chuyện trước công chúng là bạn không cần thiết phải cảm thấy căng thẳng. Nếu bạn hiểu đúng những nguyên nhân ẩn dấu của sự căng thẳng khi nói chuyện trước công chúng là gì, và nếu bạn ghi nhớ một vài nguyên tắc cốt lõi, việc nói trước đám đông sẽ nhanh chóng trở thành một kinh nghiệm rất tuyệt vời của bạn.

Nguyên tắc 1: Nói chuyện trước công chúng bản thân nó không hề gây căng thẳng

Phần lớn trong chúng ta tin rằng cuộc sống bản chất của nó là dễ gây căng thẳng và phần lớn chúng ta được dạy để tin rằng cuộc sống nói chung là như vậy. Để có thể giải quyết với căng thẳng một cách hiệu quả, điều đầu tiên là bạn cần hiểu được bản chất của cuộc sống, trong đó có cả kĩ năng nói chuyện trước công chúng, là không gây ra căng thẳng.

Bạn có thể thấy nhiều người tự tin khi đứng phát biểu trước đám đông. Nếu họ làm được, thì bạn cũng có thể như vậy. Điều cơ bạn bạn chỉ cần tiếp cận đúng bản chất vấn đề và điều đó hoàn hoàn không hề khó.

Nguyên tắc 2: Bạn không cần thiết phải là người xuất sắc hay hoàn hảo để có thể thành công được

Nhiều người trong chúng ta đã quan sát các diễn giả và nghĩ rằng “Ôi, tôi sẽ chẳng thể nào thông minh, điềm tĩnh, sắc sảo, vui vẻ, bóng bẩy….hay bất cứ cái gì”. Nhưng tôi muốn nói với bạn rằng bạn không cần thiết phải như thế. Bạn có thể chỉ có năng lực trung bình, hoặc thấp hơn cả trung bình. Bạn có thể sai, nói ngọng cả lưỡi, hay quên toàn bộ bài nói của mình. Bạn thậm chí không hài hước mà vẫn thành công.

Tất cả tùy thuộc vào cách bạn và khán giả của bạn định nghĩa thế nào là “thành công”. Tin tôi đi, các khán giả của bạn không kì vọng sự hoàn hảo. Tôi đã từng nghĩ phần lớn khán giả ai cũng nghĩ thế, nhưng điều đó là sai. Tôi làm việc nhiều ngày để chuẩn bị cho bài nói, tôi thức khuya lo lắng rằng mình sẽ bị nhầm lẫn cái gì đó. Rồi dành hàng giờ để tuốt đi tuốt lại bài nói. Nhưng thực tế là gì, khi bạn càng cố trở nên hoàn hảo thì bạn càng làm tồi đi.

Điều căn bản của nói chuyện trước công chúng đó là: đem đến cho khán giả của bạn một cái gì đó có giá trị. Nếu khán giả đi về với một điều gì đó mà họ cho là có giá trị, thì họ sẽ xem bạn là một thành công. Nếu họ ra về với một cảm xúc tốt hơn về bản thân, về điều gì đó họ phải làm, họ sẽ xem bạn là một thành công. Nếu họ ra về mà cảm thấy vui và thoải mái, họ sẽ xem thời gian họ lắng nghe bạn là đáng giá.

Thậm chí bạn có ngất xỉu, ngọng lưỡi, hay nói cái gì đó ngu ngốc…họ sẽ không quan tâm. Miễn sao họ nhận được điều gì đó giá trị, họ sẽ cảm ơn bạn.

Nguyên tắc 3: Tất cả những điều bạn cần là hai hoặc ba ý chính

Bạn không cần thiết phải đưa ra một núi thông tin để đem đến cho khán giả của mình cái họ thực sự cần. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng con người nhớ rất ít các dữ kiện hoặc thông tin mà diễn giả truyền đạt. Khi bạn chọn các dữ liệu và thông tin, bạn chỉ cần đưa ra hai đến ba ý chính để có được bài phát biểu thành công. Thậm chí bạn có thể chỉ cần một ý chính trong bài nói của mình nếu bạn muốn.

Hãy nhớ là điều mà khán giả của bạn mong muốn đó là đi về với một hoặc hai điểm chính mà tạo nên sự khác biệt đối với họ. Nếu bạn kết cấu bài nói của mình nhằm truyền tải kết quả này, bạn sẽ tránh được rất nhiều những phức tạp không cần thiết. Điều này cũng khiến cho công việc trở thành người diễn thuyết của bạn dễ dàng và vui hơn.

Nguyên tắc 4: Bạn cũng cần một mục đích phù hợp

Nguyên tắc này rất quan trọng nên hãy lắng nghe. Một sai lầm lớn mà mọi người mắc phải khi họ nói trước công chúng đó là họ có những mục tiêu sai trong đầu. Thông thường, họ không có một mục tiêu gì cụ thể, nhưng nếu có thì mục tiêu trong đầu họ lại vô thức gây ra toàn bộ những căng thẳng không cần thiết.

Đây là một ví dụ chính mà tôi gọi là một “nguyên nhân tiềm ẩn” của sự căng thẳng khi diễn thuyết trước công chúng. Lần đầu tiên khi tôi bắt đầu nói trước đám đông, tôi nghĩ rằng mục đích của tôi là có được sự công nhận của tất cả mọi người về mình. Tôi đã không biết đến một cách có ý thức về mục đích này, và cũng không biết nó ngu ngốc đến thế nào.

Chính vì mục đích tiềm ẩn này, tôi đã nghĩ là tôi cần phải cực kỳ hoàn hảo và sáng chói để có được sự công nhận của khán giả. Nếu chỉ một người trong đám khán giả kia không công nhận, tôi sẽ buồn lắm. Nếu có một người rời khỏi khán phòng sớm, nếu ai đó ngủ gật, nếu ai đó chẳng quan tâm đến những gì tôi đang nói…tôi đã bị đánh bại!

Sau đó, tôi trở nên hiểu được mục đích gây ra stress này, tôi đã có thể nhìn vào nó một cách trung thực và nhận ra nó ngu ngốc đến thế nào. Có bao nhiêu diễn giả có được 100% sự công nhận từ khán giả của họ? Câu trả lời là số 0.

Chắc chắn là trong một nhóm lớn,, sẽ luôn có những quan điểm, đánh giá và phản ứng khác nhau. Có người tích cực, có người tiêu cực. Hãy nhớ là, điều quan trọng của nói chuyện trước công chúng là đem đến cho khán giả của bạn cái gì đó có giá trị. Cho chứ không phải Nhận. Mục đích của nói chuyện trước đám đông không phải là để nhận điều gì đó (sự công nhận, danh tiếng, tôn trọng, doanh số, khách hàng vv…) từ khán giả mà đó là đem đến điều gì đó hữu ích cho khán giả.

Tất nhiên nếu bạn làm tốt thì bạn sẽ có sự nổi tiếng, tôn trọng, doanh số và khách hàng mới. Nhưng đừng để đó là mục đích của bạn. Thể hiện mình, cho mình đi thì hầu như chẳng bao giờ gây stress và lo lắng. Khi tôi nói chuyện trước một nhóm người, tôi tưởng tượng mình đang đưa cho họ 1,000$. Tôi cố gắng đem đến cho họ ít nhất là bằng giá trị đó. Nếu một vài cá nhân trong nhóm “từ chối” món quà này, tôi cũng chẳng lấy đó làm ngạc nhiên.

Nguyên tắc 5: Cách tốt nhất để thành công là không coi mình là diễn giả

Nhiều người trong số chúng ta đã làm méo mó và nói quá về những gì các nhà diễn giả trước công chúng làm. Họ thường giả định rằng để thành công thì chúng ta phải cố gắng rất nhiều để đưa ra những tố chất tuyệt vời nào đó mà chúng ta thiếu. Vì thế mà chúng ta lại học bằng cách bắt chước những diễn giả nổi tiếng. Trong khi sự thật là phần lớn những diễn giả nổi tiếng thành công là nhờ làm ngược lại. Họ không cố gắng trở thành một ai đó khác. Họ chỉ cố gắng thể hiện chính mình trước đám đông.

Khi bạn đã trở nên giỏi trong việc thể hiện mình trước những người khác, bạn thậm chí có thể đứng trước một nhóm người mà không có ý tưởng cụ thể bạn sẽ nêu ra 2, 3 điểm như thế nào. Trong nhiều trường hợp, tôi nói những điều mà trước đây chưa từng nói bao giờ. Chúng cứ tự nhiên xuất hiện một cách bất ngờ khi tôi hòa mình với khán giả. Và bạn biết không? Mọi người thường đến gặp tôi sau đó và nói “Bạn thật tuyệt, tôi ước giá như tôi có can đảm để nói trước đám đông như bạn”. Đó thực sự là một cách nghĩ sai. Đừng cố gắng đưa ra những bài nói theo cách mà tôi làm, hoặc cách mà ai đó làm. Hãy đi tới đó với một chút kiến thức và vài ý chính, và hãy là chính bạn.

Nguyên tắc 6: Sự khiêm tốn và hài hước có thể giúp bạn tiến xa

Khi bạn đã có được phong cách nói chuyện của riêng mình thì có một số kĩ thuật có thể giúp bài nói của bạn hay hơn, đó là sự khiêm tốn và hài hước.

Hài hước giúp bạn thấy thoải mái, và nếu như nó phù hợp với hoàn cảnh của bạn lúc nói, đừng chần chừ gì nữa.

Với sự khiêm tốn, bạn không nên ngần ngại nói ra những điểm yếu của mình, những sai lầm. Chúng ta ai cũng có điểm yếu, và khi bạn đứng trước mọi người và không lo sợ phải thừa nhận những điểm yếu của bạn, bạn tạo ra một không khí an toàn, tình cảm nơi mà mọi người có thể thừa những những yếu điểm của họ.

Khiêm tốn giúp bạn trở nên đáng tin hơn, và được tôn trọng hơn. Cả khiêm tốn lẫn hài hước có thể đi cùng nhau rất hiệu quả. Ví dụ nếu bạn thấy lo lắng khi đứng trước một đám đông, hoặc nếu như bạn thấy lo lắng giữa bài nói, bạn đừng che giấu điều này với khán giả của mình. Hãy thật và khiêm tốn bằng cách thừa nhận nỗi sợ hãi của bạn một cách công khai và trung thực.

Nguyên tắc 7: Khi bạn nói chuyện trước công chúng, không có gì tồi tệ có thể xảy ra

Một điều gây ra nỗi sợ hãi khi nói chuyện trước công chúng là mọi người thường lo lắng điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra với họ như là trạng thái hồi hộp, quên một điểm nào đó, bị khán giả ghét vv…Tất nhiên, những điều này sẽ là đáng xấu hổ nếu chúng xảy ra. Nhưng trong thực tế phần lớn chúng không xảy ra.

Thậm chí nếu chúng xảy ra thì cần có một chiến lược để biến chúng trở nên hoàn hảo.

Tôi phát hiện ra rằng phần lớn những thứ “tiêu cực” khi tôi nói có thể kiểm soát được bằng cách giữ chúng trở thành nhưng nguyên tắc thật đơn giản, nhưng hiệu quả: mọi thứ xảy ra có thể được sử dụng là điểm lợi thế của tôi.

Ví dụ khi tôi đang nói thì một số người bỏ về. Tôi có thể hỏi họ lí do vì sao họ lại đi? Có điều gì trong cách tôi truyền đạt, hay nội dung khiến họ thấy bị xúc phạm chăng? Nếu như họ thậm chí không đưa ra câu trả lời, tôi cũng có cách để tận dụng điều này. Ví dụ, tôi có thể dùng nó như là lời mở đầu cho bài giới thiệu tiếp theo “Các bạn biết đấy, tôi đã nói về bài này ngày hôm trước và mọi người trong phòng đi ra trong vòng 10 phút đầu. Đó là thành tích hiện tại của tôi, cho nên tôi nghĩ là chúng ta cần phải xem điều gì sẽ xảy ra ngày hôm nay”.

Nguyên tắc 8: Bạn không phải kiểm soát thái độ của khán giả

Mà ngược lại, điều bạn cần kiểm soát đó là suy nghĩ của bạn, sự chuẩn bị, các thiết bị hỗ trợ nghe nhìn, căn phòng được bài trí thế nào. Hãy đừng để ý nếu như khán giả của bạn có ngồi đọc báo và tỏ ra không chú ý đến bài nói của bạn. Suy nghĩ cần phải thay đổi hoặc kiểm soát những người khác là nguyên nhân tiềm ẩn của stress trong mọi mặt của cuộc sống. Nó không chỉ đúng trong một nhóm mà còn đúng cho bạn bè, vợ chồng, con cái và những người quen của bạn.

Nguyên tắc 9: Nói chung, bạn càng chuẩn bị nhiều thì bạn làm càng tệ

Chuẩn bị kĩ là rất tốt khi xuất hiện trước đám đông. Tuy vậy, bạn chuẩn bị thế nào và dành bao nhiêu thời gian cho nó là chuyện hoàn toàn khác. Điều quan trọng là nếu bạn hiểu rõ vấn đề mình định nói hoặc đã nói nhiều lần trước đó rồi, thì bạn chỉ cần vài phút để chuẩn bị thôi. Việc chuẩn bị quá kĩ lưỡng thường có nghĩa là bạn không hiểu rõ vấn đề hoặc nếu bạn hiểu rõ vấn đề, nhưng bạn lại không cảm thấy tự tin về khả năng nói ra trước đám đông. Đối với trường hợp đầu, bạn cần phải nghiên cứu thêm. Đối với trường hợp thứ hai, bạn cần phát triển niềm tin vào khả năng nói thành công của bản thân. Bạn có thể rèn luyện bằng cách tận dụng mọi cơ hội để nói trước một nhóm người nào đó.

Nguyên tắc 10: Khán giả của bạn thực sự muốn bạn thành công

Thực tế là nhiều người cũng có nỗi sợ hãi nói trước công chúng nên họ rất hiểu hoàn cảnh của bạn. Họ sẽ sẵn sàng tha thứ cho bạn nếu như bạn có mắc lỗi. Và họ ngưỡng mộ sự dũng cảm của bạn, họ sẽ luôn ủng hộ bạn dù có điều gì xảy ra đi nữa. Đôi khi một lỗi xảy ra bạn nghĩ rằng nó lớn nhưng khán giả không đánh giá như vậy. Vì thế hãy luôn nhắc nhở mình điều này khi bạn nghĩ là bạn đã làm rất tệ.

Các loại hoa màu tím kiêu sa

Ý nghĩa các loài hoa

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Mẫu hoa cưới độc đáo

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hoa cưới bằng hoa rum đẹp

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên

Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên

Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất

Mặt nạ trị nám bằng trái cây

Ý nghĩa của biển số xe

Tự may váy cho bé cực yêu

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa số điện thoại của bạn

Ý nghĩa của Gangnam style

Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng

(ST).

(ST).