Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm kịp thời bằng cách đơn giản

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trên 1 nhóm người và nguyên nhân của nó thường là do thức ăn không được đảm bảo vệ sinh. Vì thế, để phòng tránh được ngộ độc thực phẩm 1 cách hiệu quả thì an toàn vệ sinh trong khâu chế biến thực phẩm là một điều quan trọng.

 

Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

1. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng.

Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị…

Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất do ô nhiễm môi trường.

Như vậy, khi nói đến ngộ độc thực phẩm ta phải đi chẩn đoán bao gồm cả 3 nguyên nhân trên, và phải tìm xem độc chất là gì. Khi nói đến nhiễm trùng thực phẩm, chỉ là một phần trong ngộ độc thực phẩm.

Chất độc có trong thịt, cá ươn thối, người ta gọi là chất putrescine và cadaverinem, là chất chính gây ra ngộ độc thức ăn do vi khuẩn gây ra. Không phải vi khuẩn nhiễm vào thức ăn gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ói, mà do vi khuẩn biến đổi từ thực phẩm.

Cá, thịt có cấu tạo bởi những acid amin, R (COOH) (NH2), và gốc R- thay đổi khác nhau cho ra nhiều loại acid amin khác nhau. Chính vi khuẩn đã biến đổi những acid amin thành amin. Các amin này là độc chất đã gây ra tình trạng ngộ độc. Do đó, đôi khi ta nấu chín thức ăn kỹ không có nghĩa là đã giết chết vi khuẩn, mà những chất độc vẫn còn vì không bị hủy bởi nhiệt độ.

Khi ta đem các mẫu thịt cá này đem làm xét nghiệm tìm vi khuẩn thì kết quả âm tính, nhưng vẫn có triệu chứng ngộ độc xảy ra như dau bụng, tiêu chảy, ói. Mỗi loại amin sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Do đó, khi ăn cá thịt ươn khác nhau sẽ bị các triệu chứng khác nhau ngoài các triệu chứng thông thường đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.

Như vậy, bên cạnh 2 chất độc chính phổ thông là putrescine, cadaverine của cá thịt ươn thối, còn có nhiều loại amin độc khác nhau và có mùi cũng khác nhau tùy loại cá thịt. Tóm lại, khi ăn protide bị nhiễm trùng thì có 2 yếu tố gây bệnh:

- Vi khuẩn

- Đổi chất do vi khuẩn biến đổi protide tạo ra..

Thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm?

An toàn vệ sinh đẩy lùi ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)

Gia cầm bị nhiễm khuẩn Campylobacter

Theo số liệu mà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra, trong mỗi năm có 600.000 người Mỹ mắc bệnh do vi khuẩn có trong sản phẩm thịt gia cầm, trong số đó có 7.000 người phải nhập viện.

Khi bị lây nhiễm vi sinh vật này, người bệnh có triệu chứng dễ nhận ra như nôn mửa, người mệt mỏi, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Hạn chế ngộ độc thực phẩm xảy ra và tăng mức độ an toàn cho người sử dụng, Bộ Nông Nghiệp Mỹ hiện đang nghiên cứu soạn thảo bộ tiêu chuẩn an toàn mới dành riêng cho nhóm thịt gà, kể cả mặt hàng nhập khẩu.

Thịt lợn nhiễm Toxoplasma

Thịt lợn bị nhiễm ký sinh trùng là thủ phạm làm cho hơn 35.000 người Mỹ bị nhiễm bệnh, trong đó  gần 2.000 người phải nhập viện mỗi năm (Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát & Phòng tránh dịch bệnh Mỹ ).

Toxoplasmosis là loại ký sinh trùng rất nguy hiểm, chúng được xem như là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi bị nhiễm độc thực phẩm hiện nay.Tại Mỹ, số người mang ký sinh trùng Toxoplasma lên tới 60 triệu, nhưng người bệnh có rất ít triệu chứng do hệ miễn dịch của cơ thể giám sát chặt chẽ. Thức ăn nhiễm Toxoplasma nặng thì mức độ gia tăng bệnh sẽ ngày một tăng cao.

Khuẩn Listeria có trong thịt nguội

Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, không nên ăn thịt nguội đặc biệt là phụ nữ mang thai vì:

Thịt nguội chứa vi khuẩn gây bệnh Listeria, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu nên có nguy cơ mắc cao hơn.

Khuẩn Listeria gây nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là hiện tượng Listeriosis, là bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể do khuẩn Listeria monocytogene gây ra.

Thịt gia cầm

Thịt gia cầm là một số những thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm các nhóm bệnh truyền nhiễm. Theo một số báo cáo gần đây, thịt gia cầm chứa khuẩn Salmonella, nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh nan y.

Khuẩn Listeria có trong sữa và các sản phẩm đi từ sữa

Sữa là thực phẩm phổ biến trong các món ăn, chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng  cao, cung cấp các chất giúp cơ thể phát triển. Nhưng trong sữa và các nhóm sản phẩm đi từ sữa như pho mát mềm đều có chứa khuẩn Listeria. Pho mát mềm làm từ sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa khuẩn Listeria, đặc biệt rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Khuẩn Salmonella trong nhóm thực phẩm đa thành phần

Khuẩn Salmonnella có trong salad, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, lẩu thập cẩm… Ngoài ra Salmonella còn có các loại norovirus. Chúng lây nhiễm ngay từ những khâu xử lý, chế biến ngay từ chính các công nhân làm việc trong ngành công nghiệp chế biến này. Không chỉ vậy, norovirus còn chính là nguyên nhân gây ra các đại dịch lớn nhất là các đoàn tàu du lịch trên sông nước.

Khuẩn Salmonella

Khuẩn này thường xuất hiện trong quá trình sản xuất thực phẩm. Khuẩn Salmonella xuất hiện với tần suất nhanh và mạnh, nhất là ở khâu sản xuất thực phẩm trong thời gian gần đây. Trong quá trình sản xuất trứng, các sản phẩm rau dạng mầm và cà chua nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Toxoplasma có trong thịt bò

Thịt bò thường chứa ký sinh trùng Toxoplasma nhiều nhất. Chúng được coi là thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm nhất.Thịt bò chưa nấu chín nếu ăn vào có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này.

Toxoplasma rất nguy hiểm cho nhóm phụ nữ mang thai, gây nhiễm độc cho bàp thai gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Salmonella có trong trứng

Salmonella đã từng bùng nổ và hoành hành ở 2 trang trại chăn nuôi ở  Iowa, Mỹ năm 2010. Dịch bệnh làm cho hơn hơn 1.000 người bị mắc bệnh và phải thu hồi một nửa tỷ quả trứng, thủ phạm chính là khuẩn Salmonella.

Trứng bị nhiễm độc là khuẩn Salmonella thì phải loại bỏ ngay. Sau đó, tiến hành vệ sinh chuồng trại,vệ sinh thức ăn và môi truờng sạch sẽ, tuân thủ mọi quy định về an toàn trong chăn nuôi, giết mổ.

 

CÁCH BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là loại ngộ độc phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Việc xử trí ban đầu khi mới bị ngộ độc ảnh hưởng rất nhiều tới những biến chứng sau này, thậm chí còn cứu được nạn nhân trước lưỡi hái tử thần.

BS Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cho biết:

Dấu hiệu khi bị ngộ độc

Đau bụng quằn quại, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, sốt nóng hoặc sốt rét, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, truỵ mạch (mạch nhanh, huyết áp tụt), co giật...

Riêng với ngộ độc cá nóc hay ngộ độc củ ấu tàu, bệnh nhân có cảm giác đầu to ra, lưỡi phồng lên, ngắn lại khiến không nói được.

Các bước sơ cứu

- Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.

Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bì sặc.

Thuốc than hoạt sơ cứu ngộ độc

Sau khi gây nôn nên uống 1 tuýp than hoạt, uống oresol bù điện giải.

Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.

- Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần

Với những xử trí nhanh nhẹn, kịp thời cho người thân khi bị ngộ độc do thực phẩm, uống thuốc… bạn sẽ hạn chế được tình trạng nguy hiểm của họ.

Dấu hiệu chung: gồm đau bụng quằn quại, tiêu chảy, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, sốt nóng, đau rát họng, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, co giật, thậm chí trụy mạch, tổn thương não gây tử vong. Tùy theo loại ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau khi ăn uống hoặc một-hai ngày sau mới có biểu hiện.

Xử lý: gây nôn ngay cho người bị ngộ độc càng nhiều càng tốt để đẩy hết thực phẩm độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi ngoáy tay sạch vào họng hoặc uống một ly nước muối pha loãng, dùng tay đặt vào lưỡi để người bệnh nôn ra.

Khi đã hết nôn, pha bốn muỗng cà phê đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào một lít nước cho người bệnh uống để không bị mất nước. Đừng vội cho nạn nhân ăn trở lại, mà nên ngưng trong vài giờ cho cơ thể ổn định.

Hóa chất gia dụng (xà phòng, nước lau nhà, thuốc trừ sâu… thường gặp nhất ở trẻ em).

Xử lý: một số trường hợp tuyệt đối không được gây nôn, bởi hóa chất gia dụng có tính axit và kiềm hóa cao, dễ gây bào mòn niêm mạc họng, mũi. Nếu bé có triệu chứng đau họng thì cho bé uống nước rồi sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia. Đặc biệt, tỉnh ta là một tỉnh miền núi, vẫn còn một số bộ phận người dân vùng sâu xùng xa chưa đề cao ý thức trong việc sử dụng thực phẩm như: các loại rau rừng, quả rừng, nấm…chứa các độc tố tự nhiên. Hơn nữa, vào mùa mưa, sau khi nước lũ qua đi nguồn nước, thực phẩm bị ôi nhiễm…cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?

Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… gây hại tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện ngộ độc như trên cần biết cách xử trí kịp thời: Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào, bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

- Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

- Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

- Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

 

Ăn thức ăn để qua ngày, không được giữ ở nhiệt độ phù hợp hay thức ăn nấu chưa chín có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Những triệu chứng phổ biến nhất để nhận biết một ca ngộ độc thực phẩm là: Chóng mặt buồn nôn, ói, tiêu chảy, đau bụng. 

Thông thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi ăn khoảng 3-4 giờ. Khi thấy có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, hãy lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:

- Hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể

- Bù nước cho bệnh nhân

- Không uống thuốc cầm tiêu chảy

Sau khi tình trạng ngộ độc đỡ dần, để đẩy nhanh sự hồi phục, nên cho người bệnh:

- Ăn những bữa ăn nhỏ

- Dùng các loại thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp

- Nghỉ ngơi nhiềU

- Tránh xa bia rượu, cà phê, chất kích thích

Nếu tình trạng ngộ độc nặng, ngay sau khi sơ cứu đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời xử lý. Pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống để rửa chất độc trong dạ dày. Tuyệt đối không cho người bệnh uống thuốc cầm tiêu chảy.

 

(ST)

Toi muon hoi hien tai toi bi ngo doc thuc an do toi gao xao voi mang thi phai the nao
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận