Video clip: Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Hướng dẫn luộc sắn để không bị ngộ độc sắn
Tác dụng của cây trầm gửi cây gạo: trị sốt rét
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm kịp thời bằng cách đơn giản
Ngộ độc thức ăn gây nguy hại cho cơ thể.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng hoặc đôi khi có kèm theo sốt, gây hại tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Trước hết, đối với người bệnh khi có những biểu hiện của ngộ độc, nếu vẫn còn tỉnh táo thì cần phải làm cho thức ăn cùng với chất độc được đào thải ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.
Thường những tiệu chứng này không kéo dài quá 24 giờ nên một số trường hợp có thể tự điều trị ở nhà. Những bài thuốc từ quen thuộc như bí đao, đậu xanh, đậu đen... có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân:
Có 3 nguyên nhân chính gây ngộ độc hay gặp, đó là do hóa chất bảo quản thực phẩm (thuốc trừ sâu, hóa chất chống sâu mọt...), do hóa chất dùng trong trong chế biến thực phẩm (ví dụ phẩm màu trong các loại bánh, xôi, rượu...) và do các vi sinh vật.
Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ.
Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng này thường nặng. Nếu nôn nhiều lần và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn đến bị trụy tim mạch và sốc.
Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn nhiều trên 5 lần và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý: người già hay bị nặng lại không kêu khát do tuổi cao bị mất cảm giác khát), mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả, hay co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.
Trị ngộ độc thực phẩm bằng gừng
Có rất nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe cơ thể bạn.
- Gừng, có thể đun nước sôi với vài lát gừng tươi hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3 - 4 giờ.
- Có thể cho bột gừng vào soda để dễ uống hơn. Có thể uống sang ngày kế tiếp.
- Ngộ độc hải sản: Gừng sống 15 – 20g, hành tây 15 – 20g nấu với 2 chén nước còn khoảng 1 chén, uống lúc nóng, ngày 2 – 3 lần.
Với cách làm đơn giản mà hiệu quả, vì thế bạn hãy áp dụng để trị bệnh ngộ độc thức ăn này nhé!