Cai sữa cho bé như thế nào là chuẩn?

Làm thế nào để cai sữa cho bé một cách dễ dàng và nên cai sữa vào mùa nào, thời điểm nào là tốt nhất cho bé và mẹ?


Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc đời, sữa là nguồn thức ăn chính, tốt nhất của bé. Khi lớn hơn một chút, cơ thể bé cần nhiều chất dinh dưỡng hơn mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ.

Cai sữa cho con là một quá trình và nó không phải là điều có thể dễ dàng thực hiện được ngay. Nếu người mẹ không giúp con thích nghi được với việc cai sữa thì rất có thể trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương và khó chấp nhận. Trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng và sức khỏe của bé sẽ bị suy giảm.

Vài dấu hiệu nhận biết bé muốn cai sữa

Theo các nhà khoa học thì khi bé được 4 tháng tuổi thì mẹ có thể tiến hành cai sữa cho con. Tuy nhiên ở thời gian này thì mẹ phải cực kỳ lưu ý đến sự thay đổi tùy vào nhu cầu cũng như thể trạng của bé.

Một trong những dấu hiệu giúp mẹ nhận ra thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé là khi cảm thấy đầu của con đã cứng cáp hơn, không cần dùng tay để đỡ sau gáy. Bên cạnh đó, các mẹ có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu như: bé đã ngồi vững mà không cần ai giúp đỡ, hoặc bé tỏ ra khó chịu, nhăn nhó sau khi bú mẹ, thường xuyên thức dậy vào ban đêm vì bị đói... 


Có người nói vui rằng cai sữa cho con giống như một trận chiến vậy, nếu bạn muốn dùng “giải pháp hòa bình” thì công đoạn chuẩn bị phải thật chu đáo.

 Thời điểm cai sữa tốt nhất

Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú đến khi trẻ được hơn 24 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm tốt nhất để cai sữa cho trẻ.

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, các bà mẹ vừa phải chăm con vừa phải đi làm nên thường cai sữa lúc con được khoảng hơn 1 tuổi, nhiều bé do hoàn cảnh đặc thù còn phải cai sữa trước 1 tuổi.

Các nhà nghiên cứu cho biết trước 3 tuổi thì mỗi ngày trẻ cần bổ sung ít nhất 500ml sữa mới đủ cho nhu cầu phát triển thể chất. Vì vậy, nếu sức khỏe không bị ảnh hưởng và có đủ sữa nuôi con, các bà mẹ nên cai sữa cho con trong giai đoạn trẻ khoảng 2 – 3 tuổi.

Các công đoạn chuẩn bị

Có người nói vui rằng
cai sữa cho con giống như một trận chiến vậy, nếu bạn muốn dùng “giải pháp hòa bình” thì công đoạn chuẩn bị phải thật chu đáo.

Trước tiên, bạn nên cho con làm quen dần dần với
sữa công thức để khi cai sữa mẹ hoàn toàn, bé có thể thích ứng được. Cũng cần chuẩn bị bình sữa và núm vú có kích cỡ đủ lớn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Bên cạnh đó, trước khi cai sữa, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của bé, để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh được thói quen xấu mà nhiều trẻ hay mắc phải là chỉ bú sữa mẹ, không chịu ăn đồ ăn khác.

Ngoài ra, có một mẹo nhỏ để con bạn chú ý đến các món ăn khác thay vì chỉ biết đến mùi vị của sữa mẹ. Khi ăn cơm, bạn cho bé ngồi cùng bàn để bé xem cả nhà ăn, từ đó kích thích sự tò mò của bé đối với các món ăn.

Bạn nên chuẩn bị cho bé một cái thìa, cốc, bát riêng để bé tập xúc thức ăn. Đây cũng là bước đầu hình thành khả năng sống độc lập của bé.



Ba lời khuyên không nên bỏ qua

Ngủ giường riêng

Đối với những bà mẹ đi làm thì việc “trốn” con trong giờ hành chính là khá dễ dàng nhưng đêm đến, khi ngủ cạnh mẹ thì thể nào bé cũng đòi bú cho bằng được. Vì vậy, các bác sỹ khuyên các bà mẹ có con đến tuổi cai sữa nên
cho bé ngủ riêng. Bạn có thể đặt giường bé sát cạnh giường của mình, để bé tự đi ngủ hoặc có thể cho bé nằm phòng riêng nếu có điều kiện.

Cai sữa dần dần

Nhiều bà mẹ quan niệm khi muốn con dứt sữa chỉ cần bôi dầu hỏa, hạt tiêu, buộc tóc rối… vào đầu núm vú sẽ khiến bé “sợ” mà không muốn bú mẹ nữa. Cách làm này không những không có hiệu quả mà còn có tác dụng ngược, bởi bé sẽ càng nhớ sữa mẹ mà bỏ ăn các thức ăn khác, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của bé.

Cũng có cách cai sữa khác mà nhiều người thường áp dụng, đó là cách ly mẹ và bé trong một thời gian. Cách này cũng không hoàn toàn có lợi, bởi bé sẽ lo lắng không biết mẹ đi đâu, có bỏ mình lại không nên thường chán ăn, tinh thần hốt hoảng, hay khóc và mất ngủ.

Cách tốt nhất để cai sữa cho bé là giảm dần lượng sữa mẹ theo thời gian, ví dụ: trước đây mỗi ngày bạn cho con bú 6 lần thì bây giờ giảm xuống 5 lần, rồi 4, 3, 2, 1 lần. Đồng thời khi bé đói, thay vì sữa mẹ, bạn cho con ăn các thực phẩm khác như bột, cháo, cơm nhão, bánh xốp… để bé “quên” sữa mẹ dần dần. Cách làm này cũng tốt cho mẹ bởi đột ngột không cho con bú cũng ảnh hưởng đến tuyến sữa và bầu vú của mẹ.

Chọn thời điểm thích hợp

Cai sữa tốt nhất vào mùa xuân và mùa thu để tránh mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Bởi vì tỷ lệ mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường xảy ra vào mùa đông và mùa hè.

Thêm nữa, khi cai sữa nghĩa là làm thay đổi thói quen ăn uống, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bé, có thể khiến sức ăn của bé sụt giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự đề kháng của cơ thể. Do đó, nên chọn thời điểm bé khỏe mạnh và ít có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm nhất để cai sữa là thích hợp nhất.

Cai sữa cho bé 6 tháng tuổi

Một thời gian dài
cho con bú, trẻ sẽ gắn bó chặt chẽ và quen với việc được mẹ ôm ấp trong tay mỗi ngày. Khi bị cai sữa đột ngột, trẻ sẽ có cảm giác mẹ không còn yêu mình và cảm thấy bị tổn thương dẫn đến hay quấy khóc.

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, người mẹ không nên cai sữa đột ngột cho con mà nên tiến hành từng bước một. Trước khi cai sữa cho trẻ, nên có một kế hoạch và đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của trẻ tốt khi cai sữa.

Mẹ có thể cho con dùng thức ăn dặm và tăng dần số lượng. Khi cảm thấy trẻ có thể chấp nhận những thực phẩm này thì lúc đó mới bắt đầu cho trẻ cai sữa.

Cai sữa cho trẻ 12 tháng

Trẻ được 1 tuổi thường có cảm giác mạnh mẽ về sự an toàn, đặc biệt là trước khi ngủ. Nếu trẻ phải đi ngủ mà không có mẹ, trẻ sẽ cảm thấy buồn và có tâm lý nghi ngờ, sợ hãi. Đây được coi như giai đoạn bước ngoặt của trẻ bởi nó là khoảng thời gian người lớn tạo cho trẻ thói quen độc lập và tự ý thức về mọi thứ xung quanh.

Nếu lúc mẹ đột ngột cai sữa cho trẻ thì vô tình đã mang lại sự sợ hãi cho con vào ban đêm. Trẻ sẽ hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến
rối loạn tiêu hóa, thậm chí là chậm phát triển.

(Ảnh minh họa)

Phương pháp hiệu quả lúc này chính là cho trẻ tập dùng thức ăn ngoài ngay từ lúc trẻ được 6 tháng. Khi trẻ bắt đầu quan tâm đến hương vị thức ăn khác ngoài sữa thì cha mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ thích hợp để khuyến khích và củng tố tâm lý trẻ về việc cai sữa như một vấn đề tự nhiên.

Khi mẹ quyết định cai sữa cho con cần phải xem xét các điều kiện thể chất của trẻ và phải chắc chắn rằng sức khỏe của con đảm bảo. Thông thường, nên cai sữa cho con vào mùa xuân và mùa thu, tránh mùa hè bởi đây là mùa nóng và dễ gây rối loạn tiêu hóa. Mùa đông thì lại là mùa trẻ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp và nó không phải là thời điểm phù hợp để cai sữa.
 Chúng ta nhắc nhiều đến chuyện cho bé bú mẹ, bú bình và bắt đầu ăn dặm như thế nào nhưng lại ít khi nhắc đến một giai đoạn nhỏ nhưng là một bước ngoặt lớn của con: cai sữa

Đây là bước chuyển từ chỗ bé dựa hoàn toàn vào sữa mẹ đến tiếp nhận các nguồn thực phẩm phong phú sau.  Thực tế việc cai sữa cho bé gây không ít bối rối cho mẹ và thực sự khó khăn cho con.

Cai sữa nghĩa là…


Đã đến lúc cần cai sữa mẹ cho bé… (Ảnh minh họa)

Thuật ngữ này mô tả việc mẹ ngừng cho trẻ bú trực tiếp từ vú mẹ và bắt đầu cung cấp cho trẻ những nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Mặc dù đối với các bé bú bình từ khi mới sinh, cai sữa cũng được hiểu là bé thôi không chỉ bú bình nữa, nhưng cai sữa thường được hiểu là cai sữa mẹ. Giai đoạn này thường bắt đầu khi người mẹ nhận thấy sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của bé và bé cần được nhận thêm dinh dưỡng từ các nguồn khác. Ngoài ra, một số lý do khách quan khác làm gián đoạn việc cho bé bú mẹ có thể dẫn đến cai sữa sớm, như mẹ đi làm trở lại hoặc do sức khỏe của mẹ.

Khi ý định cai sữa đến từ người mẹ, đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn tuyệt vời và khá mất thời gian. Ngoài nỗ lực của người mẹ, việc cai sữa thành công phụ thuộc chủ yếu vào đứa trẻ, tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng nghi và điều chỉnh của bé. Việc cai sữa cũng rất khác nhau ở mỗi bé, có bé cai sữa rất dễ dàng nhưng có bé lại không như vậy.
Khi con không bú mẹ nữa…

Một số người mẹ cảm thấy việc cai sữa giống như… một lời chia tay, đôi khi còn đầy đau khổ vì sợi dây liên kết mật thiết giữa mẹ con thông qua vú mẹ giờ đây cũng đã mất. Thực tế không đáng dằn vặt như bạn nghĩ, việc này chỉ đơn giản là bạn đang thay thế một nguồn dinh dưỡng khác tốt hơn cho nguồn sữa đang cạn dần dinh dưỡng của mình, đó cũng chính là tình yêu bạn dành cho con. Bạn sẽ sớm tìm thấy mối liên kết dinh dưỡng với con khi bạn chăm chút từng cữ sữa, bữa ăn cho bé.

Nếu con bạn không chỉ xem bú mẹ là để “tiếp nhiên liệu” mà còn là một cách để tự trấn an bản thân, bạn cần hướng bé đến những cử chỉ vỗ về mới như một điệu nhạc, một câu chuyện kể hay trò chơi nho nhỏ nào đó. Và mẹ cũng hãy chuẩn bị tinh thần, các bé này sẽ có giai đoạn cai sữa vất vả hơn.

Cai sữa cũng có thể là lúc mẹ bắt đầu cho bé ăn những thìa bột dặm đầu tiên. (Ảnh minh họa).

Khi nào thì bắt đầu cai sữa cho con?

Không có một chuẩn mực nào về thời gian bắt đầu cai sữa cho bé, trừ khi chính bé tỏ ra đã sẵn sàng. Bạn mới chính là người suy xét tình hình và quyết định thời điểm cai sữa cho bé. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và duy trì cho bú mẹ đến 1 năm tuổi. Dù cho bạn nhận được nhiều lời khuyên từ người thân hay bạn bè, không có gì là đúng hay sai nếu bạn quyết định cai sữa cho bé vào lúc này mà không phải lúc khác. Hãy lắng nghe bản năng làm mẹ của mình!

Làm thế nào để cai sữa cho con?

Bạn nên cai sữa cho con từ từ. Không nên đột ngột chấm dứt cho bé bú mẹ vì điều này có thể gây tổn thương cho cả bé và mẹ. Vì vậy, ý định trốn con đi đâu đó vài ngày để bé dứt bú không phải là một ý hay đâu, bạn có thể thử những cách sau thay cho ý tưởng có thể làm bạn đau khổ và day dứt vì đã “bỏ rơi” con (dù chỉ rất ngắn và vì con).

Hãy kiên nhẫn từng bước để tập cho bé cai sữa mẹ. (Ảnh minh họa).

Bỏ một cữ bú. Bỏ qua một cữ bú trong ngày và quan sát phản ứng của bé. Bạn cần chuẩn bị một bình sữa thay thế từ chính sữa của bạn được hút ra bình, sữa công thức hoặc sữa bò (chỉ khi bé đã tròn năm). Lập lại việc này cùng thời điểm trong ngày liên tục trong 1-2 tuần để bé có thời gian thích nghi với thay đổi. Với cơ thể mẹ cũng vậy, cách này cũng giúp nguồn cung cấp sữa của mẹ tự điều chỉnh và giảm đi theo, mẹ sẽ tránh được nguy cơ căng sữa và viêm tuyến vú.

Giảm thời gian cho bú. Thay vì bỏ cữ bú, bạn hãy cho bé bú ngắn hơn trong mỗi cữ bú. Nếu bình thường mỗi cữ bé bú trong 5 phút, giờ bạn hãy thử chỉ cho bé bú trong 3 phút thôi. Thay cho khẩu phẩn sữa giảm đi do thời gian bú không đủ, bạn hãy bổ sung cho bé một cữ ăn dặm (đối với bé từ 6 tháng tuổi) hoặc sữa công thức. Cữ bú tối trước khi đi ngủ là khó thay đổi nhất, vì vậy bạn hãy kiên nhẫn, bé sẽ không thể ngon giấc nếu không được bú đủ.

Trì hoãn và làm trẻ phân tâm. Cách này chỉ áp dụng khi con bạn đã lớn (hơn 1 tuổi). Hãy đặt giới hạn cho mình chỉ cho bé bú đôi ba cữ mỗi ngày. Nếu bé tìm và đòi vú mẹ, hãy tìm cách trì hoãn với một lý do nào đó để làm bé phân tâm kèm với một lời hẹn sẽ cho bé bú sau. Chẳng hạn, nếu bé đòi bú mẹ vào ban chiều, bạn có thể hứa với bé rằng bạn sẽ cho bé bú trước giờ đi ngủ.

Khi cai sữa không thành


Nếu bạn đã thử mọi cách mà chẳng đem lại kết quả khả quan nào, có lẽ thời điểm này không phù hợp để cai sữa. Một số sự kiện diễn ra trong thời gian này có thể làm cho quá trình cai sữa trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn bé đang trải qua một mốc phát triển khác và không thể thích nghi được việc bỏ bú lúc này, bé bị bệnh hay gia đình bạn phải chuyển nhà đến nơi khác hoặc thậm chí là trục trặc trong quan hệ vợ chồng của bạn… Đừng quá lo lắng và nản lòng, bạn có thể thử cai sữa lại cho bé sau một tháng nữa. Sớm muộn gì thì việc này cũng xong cả thôi.

Nếu bạn đã thử mọi cách mà chẳng đem lại kết quả khả quan nào, có lẽ thời điểm này không phù hợp để cai sữa. Một số sự kiện diễn ra trong thời gian này có thể làm cho quá trình cai sữa trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn bé đang trải qua một mốc phát triển khác và không thể thích nghi được việc bỏ bú lúc này, bé bị bệnh hay gia đình bạn phải chuyển nhà đến nơi khác hoặc thậm chí là trục trặc trong quan hệ vợ chồng của bạn… Đừng quá lo lắng và nản lòng, bạn có thể thử cai sữa lại cho bé sau một tháng nữa. Sớm muộn gì thì việc này cũng xong cả thôi.

Những lời khuyên khi cai sữa cho bé

Cai sữa cho bé là giai đoạn cần sự kiên nhẫn và tình yêu con của người mẹ.

Để cai sữa cho bé một cách nhanh chóng và cũng để cả mẹ và bé cảm thấy dễ chịu thì bạn nên áp dụng theo những lời khuyên dưới đây:

Cai sữa bằng tình yêu

Dựa trên những nghiên cứu về sức khỏe trẻ sơ sinh, Tổ chức Y Tế thế giới đã khuyên các mẹ nên cho bé bú trong vòng 6 tháng đầu và cho thế tiếp tục cho bé bú đến hai năm sau nữa. Cai sữa không có nghĩa rằng mối liên kết giữa mẹ và bé đã chấm dứt mà chỉ là chuyển sang một giai đoạn mới mà thôi.

Có một câu thần chú mà bạn cần phải ghi nhớ khi cho bé cai sữa đó là “cai dần cùng tình yêu”. Khi bạn ghi nhớ được câu thần chú này thì việc cai sữa sẽ trở nên dễ dàng hơn và tự nhiên hơn cho cả mẹ và bé, ở bất kì lứa tuổi nào. Ví dụ như bạn đang cai sữa cho bé và chuyển bé sang bú bình thì bạn phải tiến hành thật chậm và giảm lượng sữa bé bú mẹ qua từng lần để bé có thể thích ứng được với sự khó chịu.

Có một câu thần chú mà bạn cần phải ghi nhớ khi cho bé cai sữa đó là “cai dần cùng tình yêu”.

Giảm dần số lần cho bé bú

Khi trẻ đến độ tuổi biết đi, tiếp xúc với nhiều môi trường mới  thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng để phát triển hệ thống miễn dịch của bé. Và với những thay đổi do quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng thì sữa mẹ cũng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời hỗ trợ thêm cho sự phát triển của bé.

Nếu như bạn vẫn đang cho trẻ bú thì bạn có một số lựa chọn. Đơn giản là bạn chỉ cần giảm lượng sữa mẹ tiết ra và dần dần bé sẽ giảm bú mẹ. Một khi lượng sữa của bạn giảm đi thì dần dần bé sẽ mất hứng thú với việc bú mẹ.

Có nhiều bà mẹ áp dụng chính sách ‘Không cho bú, không từ chối'. Tức là chỉ cho phép trẻ bú khi trẻ cần chứ không khuyến khích bú khi trẻ cảm thấy chán hay xem đó là một cách để nối kết mẹ và con. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động hơn khi cai sữa cho bé. Chủ động giảm số lần bú, không quá 1 lần/tuần. Thường thì bạn sẽ dễ dàng giảm bữa buổi sáng hơn. ví dụ như bạn nên thức dậy trước khi bé tỉnh, sau đó chuẩn bị một số họa động vui chơi để bé quên đi việc bú mẹ.

Không cho bé bú trước khi ngủ

Không cho bé bú trước khi ngủ cũng là một cách cai sữa. Trước khi bé ngủ bạn có thể kể cho bé nghe một câu chuyện, vuốt ve bé thay vì cho bé bú. Nếu bạn kể đi kể lại một câu chuyện trước khi cho bé ngủ thì câu chuyện này sẽ được xem như câu chuyện trước giờ đi ngủ và sẽ đem đến cho bé cảm giác an toàn, được bảo vệ. Bạn cũng có thể cho bé nghe nhạc trong giờ đi ngủ. Khi bé giảm số lần cho bé thì lượng sữa của bạn tự nhiên sẽ giảm đi và bé sẽ không còn hứng thú với việc bú mẹ nữa.



Những lưu ý khi cai sữa cho con

- Không nên dừng cho con bú đột ngột vì điều này không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, các mẹ nên giảm dần số lượng lần cho con bú . Cách làm này sẽ giúp mẹ không bị cương sữa và bé cũng không bị sốc dẫn đến quấy khóc cả ngày.

- Trong thời gian cai sữa cho con, nếu thấy ngực bị đau và cương thì mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa.

- Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

Ngành y tế khuyến cáo các bà mẹ cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuỳ vào hoàn cảnh, một số người có thể cai sữa sớm hơn. Tuy nhiên, việc cai sữa trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật - những yếu tố mà thực phẩm khác không có được.



Cai sữa mẹ uống thuốc gì?
Làm gì khi bé không chịu bú bình
Giúp trẻ bỏ bú đêm mẹ đỡ vất vả
Lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ
Pha sữa bằng nước cơm
Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ


(st)