Cải thiện quan hệ mẹ chồng nàng dâu - chuyện muôn thưở của các gia đình

Xung khắc giữa mẹ chồng - nàng dâu sẽ kéo theo sự sứt mẻ của một số mối quan hệ khác. Vậy, làm thế nào để có thể cải thiện được mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, nhất là khi tính cách giữa các thế hệ ở thời hiện đại này ngày càng cách xa nhau?

Điều trước tiên là cả mẹ chồng và nàng dâu đều phải có mục đích và hành động để mối quan hệ tốt đẹp lên.

Với mẹ chồng thì cứ coi con dâu như con gái mình vì con gái thì dù nói có sai, làm có ẩu một chút mẹ cũng cho qua được; con gái thì không vừa ý, mẹ nói ngay, thậm chí chửi mắng nhưng sau đó cũng quên ngay; con gái thì khi có một chút thành công trong công việc mẹ sẽ rất tự hào, kể suốt với hàng xóm, bạn bè; con gái thì biếu mẹ có một chút quà hoặc tiền thôi nhưng mẹ rất quý...

Ngược lại con dâu thì trong giao tiếp không được coi mẹ chồng là mẹ đẻ vì khi nói năng với mẹ chồng cần chỉn chu, “dạ-vâng”, “thưa-gửi” đúng phép tắc.

Thứ hai, con dâu cần tìm hiểu tâm lý mẹ chồng để xử sự cho phù hợp, đặc biệt là khi các mẹ đã cao tuổi thì đều có chung một số đặc điểm là sợ sự cô đơn, sợ mọi người quên mình nên muốn con cháu luôn quan tâm đến sức khỏe mình, vây quanh mình và đặc biệt là rất thích quà mà quà bằng tiền thì càng tốt.

Không phải người già thích tiền để tiêu mà để “cho lại” nhằm “phục hồi” quyền lực như khi còn trẻ luôn thực hiện việc ban phát cho mọi người. Người già cũng rất sợ lời nói của mình không còn trọng lượng nên khi nói ra bị con cháu không đồng tình thì rất buồn.

Trong cá tính của mẹ chồng, nàng dâu, nếu điều gì không hợp nhau thì con dâu phải chủ động tránh đối đầu. Thí dụ: đừng chê bài hát mà mẹ thích, đừng nhận xét về ai đó mà mẹ hâm mộ..., không đồng tình thì con dâu im lặng hoặc tránh mặt là thượng sách.

Thứ ba, con dâu cần tạo “giá trị đặc biệt” trong mắt mẹ chồng khi có những việc cần cho mẹ chồng, gia đình nhà chồng mà chỉ có mình mới giải quyết được. Điều này đôi khi phải thống nhất với chồng và anh em trong nhà ủng hộ.

Trên đây chỉ là một số gợi ý thôi còn các cô gái sắp về làm dâu hoặc đã về làm dâu cần phải nghiên cứu kỹ gia cảnh của mình, đặc biệt những người có quan hệ chưa suôn sẻ với mẹ chồng thì cần nghiên cứu kỹ, cần thiết nhờ tư vấn để mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu được cải thiện và trở nên tốt đẹp.

Cô dâu nào rồi sau này cũng sẽ trở thành mẹ chồng, mẹ vợ nên mình làm tốt trách nhiệm khi là con dâu mới mong sau này mình được con dâu, con rể đối xử tốt trở lại và khi quan hệ mẹ chồng, nàng dâu tốt đẹp, nó có ý nghĩa rất lớn cho việc xây dựng một gia đình thuận hòa mà gia đình thuận hòa sẽ là tiền đề của làm ăn phát đạt, hạnh phúc, được bà con xóm, phố và xã hội tôn trọng.

Đôi khi chính cách cư xử của các nàng dâu hiện đại, có học vấn, độc lập về kinh tế là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn căng thẳng với mẹ chồng. Với họ, gia đình nhà chồng không phải là thứ quan trọng nhất nên đôi khi vô tình phủ nhận những cố gắng thân thiện của bà mẹ chồng tâm lý.

Gia đình anh ấy sẽ là một phần của cuộc hôn nhân của bạn còn mẹ chồng chính là người có tác động rất lớn đến sự trọn vẹn hay không của cuộc hôn nhân. 5 quy tắc dưới đây là những bí quyết cần thiết để có mối quan hệ tốt với mẹ chồng:

Biết vai trò của mình:

Trước khi kết hôn, bạn cần nói chuyện rõ với chồng mình xem gia đình anh ấy mong đợi điều gì ở bạn: con gái hay con dâu vì gia đình anh ấy sẽ là một phần trong cuộc hôn nhân của bạn. Dù có thích hay không thích thì hai người cần đồng ý với nhau về việc bạn cần phải có trách nhiệm cụ thể gì với bố mẹ anh ấy.

Đây không phải là vấn đề cá nhân.

Đừng nghĩ rằng chỉ một mình bạn phải đối mặt với mẹ chồng. Chồng bạn cũng có vai trò trong mối quan hệ này và cả hai người cần giải quyết chuyện này chứ không phải đổ hết lên đầu anh ấy trách nhiệm làm tốt đẹp quan hệ giữa bạn và mẹ chồng.

Tránh đụng độ.

Một vấn đề rất dễ gây đụng độ giữa mẹ chồng và con dâu là việc nuôi dạy con cái. Các nàng dâu sẽ thấy không thể chịu nổi khi các bà mẹ chồng không chịu áp dụng các quy tắc nuôi dưỡng khoa học hoặc chiều chuộng nó quá mức... Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con cái, tranh thủ dạy nó khi không có mặt mẹ chồng... Có lẽ đó là cách duy nhất để tránh phải đụng độ với bà khi hai người không thể thỏa thuận với nhau việc cho trẻ con ăn, ngủ... như thế nào.

Chịu khó "nịnh nọt" mẹ chồng một chút.

Hãy cố gắng tìm hiểu sở thích của mẹ chồng, tổ chức những cuộc đi chơi cả gia đình, mời mẹ chồng đi nghe nhạc hay tặng bà những món quà nhỏ. Hai người sẽ hiểu và gần gũi hơn.

Đừng bắt chồng phải lựa chọn.

Bạn không nên bắt chồng phải chọn một là bạn, hai là mẹ anh ấy. Anh ấy có thể và cần phải yêu mẹ mình nhiều như yêu bạn. Nếu không tự giải quyết được vấn đề này thì bạn hãy chia sẻ với gia đình và bạn bè hoặc các chuyên gia tư vấn.

Chuyện mẹ chồng - nàng dâu ngày nay tuy đã có nhiều cải thiện, xong vẫn tốn không ít giấy mực của nhà tâm lý học. Bởi dù muốn hay không, giữa hai người phụ nữ cùng yêu một người đàn ông này tồn tại nhiều khác biệt.

Nếu bạn sống cùng mái nhà với một người mẹ chồng khó tính, hay soi xét thì những tình huống dưới đây có lẽ xảy ra như cơm bữa:
- Mẹ chồng chỉ trích cách ăn mặc của bạn? Chê những món ăn bạn nấu và than phiền về việc nhà cửa bừa bãi dù bạn đã cố gắng lau dọn hằng ngày?
- Kể lể với chồng bạn những việc xảy ra giữa bạn và mẹ chồng với thái độ thiếu tôn trọng và không có tính xây dựng?
- Kiểm soát mọi công việc trong nhà, ngay cả việc nuôi dạy con cái của bạn?
- Sẵn sàng thêm dầu vào lửa khi hai vợ chồng bạn xảy ra mâu thuẫn và đứng hẳn về phía chồng bạn khi tranh luận?

Bạn đã, đang và sẽ làm gì nếu rơi vào tình cảnh đó? Nói thẳng với mẹ chồng những ấm ức trong lòng? Giữ im lặng để lâu dần những khó chịu tạo thành bức tường ngăn cách tình cảm mẹ chồng - nàng dâu? Cả hai cách đó đều bất lợi cho bạn bởi mẹ chồng vẫn là bậc bề trên và bạn phải cư xử có chừng mực. Thay vào đó, hãy biết cách kiểm soát mối quan hệ này một cách khôn ngoan với những góp ý dưới đây của các chuyên gia:

1. Ứng xử với mẹ chồng là một kỹ năng giao tiếp đặc biệt

Cũng như mọi kỹ năng khác, trước hết, hãy trang bị cho mình nền tảng và kiến thức nhất định về lĩnh vực này. Chịu khó đọc sách tâm lý để tìm hiểu cảm xúc, suy nghĩ của những người lớn tuổi. Thi thoảng, nếu có thời gian, hãy tham gia các diễn đàn thảo luận chuyện gia đình hoặc tìm đọc các bài báo để học tập kinh nghiệm của những người đi trước.

Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng: Thời gian đâu mà đọc. Việc công ty, việc nhà đã đủ mệt rồi. Nhưng để hai người xa lạ bỗng dưng thân thiết, yêu thương nhau đâu phải một sớm một chiều hay tự nhiên mà có. Nhất là thời gian một năm mới về nhà chồng, bạn phải nỗ lực thật nhiều.

2. Thay đổi quan điểm của bạn khi cần thiết

Đành rằng bạn vẫn chỉ ở vị trí làm con thôi nhưng mẹ chồng khác hẳn với mẹ đẻ. Đừng nũng nịu hay xử lý mọi việc một cách quá trẻ con. Khăng khăng cho rằng mình đúng là nguyên nhân khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trở nên căng thẳng. "Nhường nhịn" mẹ chồng một chút và bày tỏ quan điểm của mình khi nào có cơ hội. Dần dần, mẹ chồng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

3. Giao tiếp công bằng

Bạn và mẹ chồng là hai người phụ nữ trưởng thành. Những gì bạn đang làm hôm nay cũng chính là một thời mẹ chồng đã đi qua. Vì vậy, trước mỗi công việc vượt qua ranh giới chuyện riêng của hai vợ chồng, hãy chia sẻ và xin ý kiến của mẹ. Trong khi thảo luận, khéo léo và nhẹ nhàng lồng vào đó quan điểm của mình. Tất nhiên vẫn trên cơ sở đề cao mẹ chồng. Nhớ rằng tâm lý người già rất thích được đề cao và ưa nói ngọt.

4. Thiết lập ranh giới hợp lý

Viện đến sự giúp đỡ của chồng trong giải quyết bất đồng với mẹ chồng là một cách khôn khéo, hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn cần biết tự đứng lên bảo vệ chính kiến thay vì đợi chồng ứng cứu. Bạn không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của mẹ chồng nhưng bạn có thể thiết lập giới hạn ảnh hưởng của hành vi đó đối với bạn. Mục đích là để bảo vệ chính bạn và cuộc hôn nhân của bạn.

Ví dụ như mẹ chồng luôn khó chịu với việc bạn cho con chơi điện tử mỗi ngày 15-20 phút. Bà dẫn ra bao nhiêu câu chuyện không hay, con cái hư hỏng vì điện tử. Không phải bạn không biết điều đó nhưng bạn cũng chẳng tài nào chứng minh cho bà thấy mặt tích cực của nó trong việc giảm căng thẳng, phát triển tư duy của trẻ. Vậy thì đừng tranh luận làm gì. Cứ cười xoà và làm theo ý chỉ. Sau đó, lựa lúc thích hợp để giải thích.

5. Thực thi các ranh giới

Bạn đã nghe thấy cụm từ "Không quan trọng bạn nói gì mà là bạn nói như thế nào". Đó là một nguyên tắc quan trọng cần thuộc lòng khi tương tác với mẹ chồng. Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu và việc thiết lập ranh giới không có nghĩa là bạn thiếu tôn trọng, lừa dối mẹ chồng. Có điều bạn trong một lúc nào đó, bạn buộc phải đi đường vòng và trì hoãn thời gian về đích một chút thôi. Tuy nhiên, trong mọi hành động của mình, bạn cần nói rõ với chồng để chồng hiểu và trở thành đồng minh thân tín của bạn.

Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu xưa nay vốn dĩ rất dễ gặp mâu thuẫn đụng chạm. lLaf nhân vật đứng giữa, các anh chồng cần phải làm thế nào để hài hòa mối quan hệ này? bật mí đây:


● Tỉnh táo trong việc truyền tin

Lời qua tiếng lại ảnh hưởng rất nhanh chóng tới mối quan hệ giữa mẹ bạn và nàng nếu bạn không dùng  trí tuệ khi đưa tin. Cách khôn ngoan là bạn đừng 'sao y bản chính' những lời nhận xét của họ về nhau, mà hãy truyền tới họ những thông điệp tốt lành, dễ nghe và dễ chấp nhận. Nếu như mối quan hệ giữa họ đang ở thời kỳ gay gắt, thì trong những chừng mực có thể, bạn nên tự ‘sáng tác’ để chuyển tải thông tin qua lại tới từng người là tuyệt vời nhất.

● Tế nhị và chân thành

Một hôm nào đó về tới nhà bạn phát hiện ra giữa họ đang có ‘khẩu chiến’ thì việc của bạn không phải là ‘đổ thêm dầu vào lửa’ mà hãy kéo vợ ra riêng một chỗ để kết thúc chuyện này. Bạn phải hiểu rằng, những cuộc khẩu chiến này là mở đầu cho những mâu thuẫn tiếp theo trong quá trình chung sống. Hãy khuyên nhủ vợ, nhưng cách tốt nhất mà bạn nên làm là hãy mở hầu bao mua 2 món quà tặng cả 2 người phụ nữ bạn yêu. Hi vọng sự tế nhị của bạn sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi người.

● Giữ thể diện cho cả đôi bên


Tuyệt đối không được khen ngợi mẹ chồng trước mặt nàng dâu và ngược lại, nếu bạn đã làm điều đó thì đúng là tai hại cho cả hai người vì hình ảnh của họ đã bị bóp méo. Đối với những tật xấu không thể khắc phục của hai người, bạn cũng có thể nói ra để cả hai cùng biết, nhưng tuyệt đối không được kể cho người nọ biết người kia có những 'đại khuyết điểm' gì trong quá khứ. Điều mà bạn nên làm là biểu dương những mặt mạnh của người này và ít phê bình những khiếm khuyết của người kia.

● Phép thắng lợi tinh thần

Con người ai cũng vậy, rất thích được khen ngợi, động viên, an ủi. Với hai người phụ nữ này, họ lại còn muốn nghe được những lời nhận xét tốt đẹp từ phía người kia càng nhiều càng tốt. Vì thế bạn nên chịu khó để ý một chút, nếu họ ở xa nhau bạn có thể gửi thư, gọi điện về thăm mẹ trong đó có nhắc đến sự quan tâm của vợ chồng bạn đến bà. Sau đó, bạn lại chuyển lời của mẹ tới vợ mình. Tin chắc, những cử chỉ nho nhỏ ấy sẽ là sợi dây tình cảm liên kết giữa họ thêm chắc chắn.

● Không được quên những dịp quan trọng

Vì cả hai người đều là phụ nữ, họ có thể chịu đựng được sự thiếu thốn về vật chất, nhưng tinh thần thì phải luôn được lấp đầy tình cảm của những người thân yêu. Một năm có rất nhiều ngày quan trọng đối với họ: Ngày sinh nhật, ngày tình nhân, ngày 8/3, kỉ niệm ngày cưới… bạn đều phải quan tâm tới họ như nhau, không được suốt ngày mua hoa và quà tặng vợ mà quên đi lời chúc mừng mẹ vào ngày 8/3, hoặc quên đi ngày cưới của bố mẹ. Đừng bao giờ làm cho một trong hai người phụ nữ bạn yêu phải tủi thân, thì bạn cũng sẽ chẳng bao giờ phải tủi thân vì không thể giải quyết mối quan hệ phức tạp khó nói giữa họ.

Mẹ chồng nàng dâu câu chuyện muôn thưở

Tại sao phụ nữ ngoại tình

Kiêng kị trong đám cưới

Cách lấy lòng con trai

Cuộc sống sau kết hôn

Phong tục cưới hỏi ở Việt Nam

(ST).

tôi có bố mẹ chồng ở cùng với vợ chồng tôi, nay bỗng nhiên các cụ yêu cầu được ra ở riêng, tôi phải làm gì để bố mẹ chồng tiếp tục ở cùng với gia đình tôi. tôi mong các bạn giúp tôi thuyết phục để ông bà tiếp tục ở với gia đình tôi.
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
tôi va` me chô`ng tôi k hôp ti'nh nhau tôi sanh cha'u trai cho me chô'ng khi na`m ô' mc k nâ'u dc cho toi dc mon bo nao vi vay toi k co du sua cho cu bu toi tam su voi chong nhung chong lai bao dung doi hoi .toi danh im lang va roi den chuyen mc di noi chuye n con dau tu chuyen nho trong nha deu noi cho ho hang nghe toi phai nhin anh mat moi ng ma song roi den mot ngay toi k the chieu dc nua va toi noi cho chong t nghe chong toi noi vay co mc o do co gi thi noi luon di toi hoi nhung chi nhan dc cau tra loi la :chi la noi cho vui thoi chu that ra k co gi ac y ca .ba chong bao toi k nen de bung toi danh im lang va hom sau toi lai noi chuyen voi chong ve mc nang dau nhung nho e chong len dung truoc mat toi bao toi k biet lam gi suot ngay om con nguoi e chong k xem toi ra gi vay ma toi noi cho e chong toi hieu nhung chong toi lai la toi truoc mat cua e chong lam sao toi chieu dung dc chu toi xin me chong ra tro o vi toi khong the chieu dung duoc nua .toi lam vay co dung k mong cac ban cho toi loi khuyen duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Xin mọi người tư vấn giúp em.Đã lâu em không về nhà chồng, trước đây cuối tuần nào em cũng tranh thủ về thăm ba mẹ chồng.Nhưng rồi do ba mẹ chồng và em chồng không thích em, ba chồng nói xấu em và gia đình em với mọi người.Em chồng thì trách từ ngày em về làm dâu thì làm loạn gia đình lên, thất vọng về em và nói em là người nói thì hay lắm mà chẳng làm đuovự gì.Em vô tình biết được sự việc sau một thời gian cố nhịn, im lặng.Em không thể im lặng nên nói ra mọi việc và nói không về nhà nữa.Mẹ chồng nói em suy diễn lung tung.em buồn quá, chẳng biết làm sao mọi người ơi.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận