Cắn móng tay ở trẻ

Trẻ hay cắn móng tay thì phải làm sao?

Xin chuyên gia cho em biết làm thế nào để sửa tật hay cắn móng tay của con, bé nhà em mới 3 tuổi và bé bắt đầu cắn nóng tay từ 4 tháng nay, từ khi cháu đi học mẫu giáo, em luôn phải để ý nhắc cháu nhưng chú bé rất bướng bỉnh thường hay dỗi mỗi khi bị mẹ nhắc và nói là "con thích căn móng tay" em phải giải thích cho cháu rất nhiều lần nhưng chưa thấy cháu chuyển biến nhiều. Xin hãy giứp em với, em xin cám ơn!
Ảnh: Gettyimages.

Nếu con bạn cắn móng tay, có thể bé đang lo lắng, căng thẳng về một điều gì đó. Nhưng cũng có thể là cách để bé thoát khỏi sự tò mò, nhàm chán, để giảm stress, để giết thời gian hay chỉ đơn giản là vì bé thích như vậy.

Trong số rất nhiều thói quen thể hiện sự căng thẳng như búng ngón tay, xoắn tóc, véo mũi..., cắn móng tay là hành động thường thấy nhất. Hầu hết các bé đều làm vậy, thậm chí có trẻ vẫn duy trì thói quen này khi đã lớn hơn. Khoảng 1/3 học sinh cấp 1 và 1/2 trẻ vị thành niên có thói quen cắn móng tay.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bé sẽ tự từ bỏ thói quen này. Có thể là vì tự bé thấy không thích nữa hoặc vì bị bạn bè cùng lớp chê cười.

Bạn có thể làm gì?

Để tay bé luôn “bận rộn”

Bạn nên để mắt tới bé, đặc biệt là khi bé sắp sửa cắn móng tay, chẳng hạn khi đang xem TV, hay trên ôtô… Hãy đưa cho bé cầm một thứ gì đó như một con rối, quả bóng nén hay đồ chơi có chất liệu dẻo. Cắt móng tay thường xuyên để bé không thể cắn được cũng là một cách.

Chờ đợi và hy vọng

Bên cạnh việc đưa đồ chơi để tay bé luôn “bận rộn”, tốt nhất là bạn và chồng nên thống nhất với nhau để lờ đi thói quen này của bé. Cắn móng tay thực chất là một thói quen vô ý thức, nghĩa là bé không hề nhận thức được điều mình đang làm cho đến khi bạn chú ý đến nó.

Vì vậy, việc mắng và phạt bé thực chất không có lợi gì cả. Ngay cả việc giải thích với bé về cảm giác của bạn về việc bé cắn móng tay (kinh khủng, bẩn thỉu, khó chịu…) cũng chỉ càng khuyến khích bé thêm lún sâu vào thói quen này và ngày càng lặp lại việc đó thường xuyên hơn.

Và nếu bé đang trong thời kỳ bướng bỉnh, thích làm ngược lại tất cả những gì mà bạn bảo thì hậu quả càng trầm trọng hơn.

Ở các hiệu thuốc có bán một số loại dược phẩm mùi vị không dễ chịu lắm để chữa tật cắn móng tay. Tuy nhiên, với trẻ ở tuổi này, việc bôi thuốc lên đầu ngón tay bé có vẻ giống như việc phạt bé một cách oan uổng. Thuốc bôi đó chỉ thích hợp với những bé tiểu học và chỉ khi bé thực sự muốn từ bỏ tật cắn móng tay.

Kiểm tra cẩn thận

Nếu bé cứ liên tục gặm móng tay đến mức chảy máu, hoặc bé nhai nhai móng tay và kèm thêm một số động tác khác như kéo tóc..., bạn nên nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn. Con bạn có thể đang phải chịu đựng nhiều sự lo lắng và căng thẳng hơn những bé khác.

Tuy nhiên, với phần lớn trường hợp, cắn móng tay chỉ là thói quen để bé "tiêu khiển". Bạn hãy giúp con từ bỏ nó bằng cách không khuyến khích bé; cố tình không nhận ra hoặc lờ đi những thói quen này. Và rồi một ngày, đột nhiên bạn sẽ nhận ra chúng không còn tồn tại nữa, cũng giống như thói quen dùng tã lót hay ti giả cho bé.


Con trẻ thích cắn móng tay có thể là do thiếu nguyên tố vi lượng

Nhiều trẻ thường xuyên  cắn móng tay, đối với điều này, các chuyên gia cho rằng, có thể là do cơ thể trẻ thiếu nguyên tố vi lượng sắt, hoặc là một thói quen xấu của trẻ.

Trẻ cắn móng tay

Bác sĩ Trương Tuyết Phong, chủ nhiệm Khoa nhi, bệnh viện Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu Hải Điện thành phố Bắc Kinh cho biết, có khá nhiều trẻ từ 1 đến 3 tuổi thích cắn móng tay, một số em vẫn tiếp tục hành vi này cho tới trước tuổi đi học. Nếu như trẻ thường xuyên thích cắn móng tay, thậm chí cắn móng tay cho đến mức bị biến dạng, thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Đầu tiên phải xem liệu trẻ có bị thiếu vi lượng nguyên tố sắt không, sau đó quan sát theo dõi những biểu hiện khác của tình trạng thiếu sắt, chẳng hạn như thiếu máu.

Bác sĩ Tần Quýnh chủ nhiệm Khoa nhi, Bệnh viện Bắc Kinh còn nhận định, trẻ thích cắn móng tay, thậm chí đó có thể là biểu hiện trẻ  đang gặp vấn đề về tâm lý nhất định. Những đứa trẻ như vậy thường thiếu cảm giác an toàn, hay bồn chồn, lo lắng. Theo đó, các chuyên gia nhắc nhở, nếu trẻ thường xuyên cắn móng tay đến mức khó có thể sửa đổi hành vi này thì khuyến cáo các gia đình nên đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn trị kịp thời.


Ngăn chặn ngay tật cắn móng tay ở trẻ

Cắn móng tay là một việc không kềm chế được thường xuất hiện ở trẻ từ 8-11 tuổi. Triệu chứng này là do một sự căng thẳng mà trẻ không sao vượt qua được. Sau đây là những giải pháp để chấm dứt thói quen xấu này.

Thói xấu này bắt đầu mà chẳng có ai đề phòng được. Trẻ cắn móng tay hết ngón này đến ngón khác, và phản ứng của cha mẹ thường là ra lệny ngưng ngay việc đó, nhưng rõ ràng việc đó chẳng có kết quả. Trung bình cứ ba em thì có hai em nhiễm thói xấu này và có nguy cơ kéo dài cho đến tuổi trưởng thành với những hậu quả khó chịu.

Nguồn gốc là do quá căng thẳng:

Có bàn tay bị gặm mòn móng, đó là lời thú nhận mình bị bất an và lo lắng. Hơn nữa, đó cũng là lý do cho thấy sự không thoải mái ở thiếu niên và sự tự hạ thấp mình khi đến tuổi trưởng thành. Nếu thói quen này có thể bắt đầu từ lúc 3-4 tuổi thì nó lại thường xảy ra hơn vào cuối năm cấp 1 (từ 8-11 tuổi). Nhìn chung, cha mẹ thường không xem triệu chứng này là nghiêm trọng. Bác sĩ khoa nhi Edwige Autier giải thích: “Họ sai lầm, vì không được xem nhẹ thói quen xấu này, nó càng mới bắt đầu thì ta càng có thể dễ dàng làm cho nó biến mất. Những người cắn móng tay thường là những người muốn làm mọi thứ một cách hoàn hảo, muốn làm hài lòng mọi người. Vì thói quen vô thức này là kết quả của sự quá căng thẳng, nên nó không chỉ liên quan đến trẻ em. Tại Hội các bác sĩ nhi khoa tự do ở Pas-de-Calais, các bác sĩ nói rằng: “Gia tăng những hình phạt cấm, lấp đầy thời khóa biểu ngoài giờ học ở trường, tạo áp lực lên số điểm”. Trẻ cắn móng tay thường có thể là anh cả, chị đầu hoặc con một, đôi khi là con trai đầu; trẻ thường xuyên bị áp lực về giáo dục; trẻ không biết tại sao mình lại cắn móng tay và khốn khổ vì không thể bỏ được.

Giải pháp:


Nó vừa đơn giản vừa khó áp dụng. Đầu tiên, cha mẹ phải ngưng việc giảng đạo đức về chuyện này. Sau đó, nới lỏng áp lực giáo dục. Tiến sĩe Autier khuyên rằng, cha mẹ phải ngưng việc mong muốn con mình phải hoàn hảo, đừng thúc ép trẻ làm bài tập, tập judo, học đàn... Để thành công, đừng ngại tham vấn bác sĩ nhi khoa.

Sơn móng tay có vị đắng có tác dụng không?

Các loại sơn móng tay có vị đắng chẳng giúp gì vì trẻ có thể còn thích chúng. Đó là ý kíên của nhiều chuyên gia về trẻ em và là kết luận của hầu hết các bậc cha mẹ sau nhiều lần thử không có kết quả. Trẻ làm quen vớoi vị đắng và dần thích vị đó. Vừa bẩn và không tốt, các loại sơn này lại chẳng bao giờ có kết quả ngăn trẻ gặm móng tay. Tuy nhiên, đây có htể là giải pháp tạm thời mang lại sự trợ giúp cuối cùng này có thể giúp trẻ vượt qua được cửa ải.

Cắn móng tay là thói quen vô thức của trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa).

Giúp bé 'cai' tật cắn móng tay

- Bạn giật mình xót xa khi phát hiện 10 đầu ngón tay của bé trụi thùi lụi, một vài ngón toét ra, rỉ máu…





Bạn ‘hằm hằm’ đi điều tra xem ai cắt móng cho con nên nông nỗi ấy, cuối cùng mới tá hỏa khi phát hiện ra sự thật là con có tật cắn móng tay.

Lo lắng, căng thẳng hay đơn giản chỉ là lúc thơ thẩn chơi một mình khiến bé buồn miệng, dễ cho móng tay lên miệng và cắn. Rõ ràng, đây là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe của trẻ.

Thứ nhất, những vùng da quanh móng tay của bé dễ tổn thương nghiêm trọng khi bé có thói quen cắn móng tay. Cắn móng tay quá sâu còn dễ khiến cho vùng da tay bị chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, do đó, móng tay của bé rất dễ bị nhiễm trùng.

Thứ hai, bé thường có thói quen cầm nắm và cho nên miệng ngậm hay mút đồ chơi, thích ăn bốc ở giai đoạn đầu… hành động cắn móng vô tình khiến bé đưa vi khuẩn vào người.


Cắn móng tay là thói quen xấu có hại cho sức khỏe của trẻ. (Ảnh minh họa).

Thực tế, cắn móng tay là thói quen vô thức của trẻ nhỏ, vì vậy, bé khó nhận ra lúc nào mình đang cắn móng tay. Trong trường hợp này vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Chính vì thế, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “con đừng cắn móng tay như thế’ hoặc ‘con yêu, hành động đó là không nên đâu nhé’. Có thể lúc đầu lời nhắc nhở của cha mẹ không có tác dụng nhưng dần trẻ sẽ ghi nhớ và không lặp lại nữa.

Hoặc biện pháp khác mẹ có thể ‘cai’ tật cắn móng tay cho bé là bôi một chút dầu hay cuốn gạc vào đầu móng tay của bé (cách này có tác dụng nhất với trẻ tuổi mẫu giáo).

Trong một số trường hợp, bé cắn móng do các ngón tay của bé bị sước măng rô, ngứa tay bé cho vào miệng cắn rồi ‘thuận miệng’ cắn luôn cả móng tay. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm hơn đến bé, khi phát hiện tay bé có dấu hiệu sước măng rô nên dùng bấm móng cho trẻ nhỏ cắt tỉa móng gọn gàng cho bé. Mẹ cũng đừng quên thói quen cắt tỉa móng tay cho bé.

Cũng có thể do nhàn rỗi, nhàm chán nên bé đưa tay lên cắn móng để giết thời gian, đặc biệt là khi xem tivi hay cũng có bé do lo lắng, căng thẳng nên sinh ra cắn móng. Để xử lý trường hợp này, cha mẹ nên tìm cách lôi cuốn trẻ vào một số trò chơi sử dụng bàn tay, cố gắng tạo không khí thoải mái, dễ chịu nhất cho trẻ.

Ở các hiệu thuốc cũng có bán một số loại dược phẩm chuyên dụng để chữa tật cắn móng tay của bé.

Nếu tất cả các cách đều không có kết quả, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa xin tư vấn, vì rất có thể con bạn đang stress hay có vấn đề khó giãi bày cùng cha mẹ.

(St)


Ls để cai bệnh cắn móng tay v ? Tui cắn cụt đến chảy máu rùi
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận