Canh chữa bệnh huyết áp thấp cực tốt

Canh chữa bệnh huyết áp thấp cực tốtKhi đề cập đến sức khỏe tim mạch, dường như chúng ta chỉ nghe đến những thực phẩm không được ăn (ví dụ như thịt đỏ) nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số loại thực phẩm sẽ giúp giảm huyết áp.






CANH CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP RẤT TỐT

Món ăn trị bệnh

Với bệnh huyết áp thấp mạn tính, việc ăn uống có vai trò quan trọng không kém gì thuốc. Dưới đây là những món ăn giúp cải thiện huyết áp thấp:

* Gà ác 1 con, làm sạch lông, bỏ phủ tạng, rồi cho 30g đương quy, 30g hoàng kỳ, 5 quả táo đỏ, 15g kỷ tử vào bụng gà, đem hấp cách thủy cho đến chín mềm. Khi chín bỏ bã thuốc, ăn thịt và dùng nước canh. Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn liền trong 3 tháng.

* Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột, cho vào cùng 50g gạo nếp ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị, hạt tiêu, thì là, hành, rồi múc ra ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Ăn liền 2 - 3 tháng.

* Chim cút một con làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Lấy 30g hoàng kỳ, 30g thiên ma, gừng tươi 5g, 5 củ hành, rửa sạch cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm, ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.

* Táo đỏ 10 quả, sa sâm 15g, sinh địa 50g, thục địa 50g tất cả cho vào 600 ml nước nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc, cho thêm 50 ml mật ong loại tốt hòa đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.








Tổ chức Y tế Thế giới không coi huyết áp thấp là biểu hiện của tổn thương tim. Theo quy định, chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấp.

Huyết áp thấp sinh lý gặp ở những người khỏe mạnh, với đặc điểm giá trị huyết áp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng. Trong trường hợp này, huyết áp thấp có thể do thể tạng, di truyền, do rèn sức bền thường xuyên (như vận động viện chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và do sự bù trừ thích nghi ở cư dân sống trên vùng núi cao.

Huyết áp thấp bệnh lý bao gồm tụt huyết áp cấp (với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất) và huyết áp thấp mạn tính. Huyết áp thấp mạn tính lại được chia ra thành hai loại: nguyên phát (do giảm trương lực thần kinh mạch máu) và thứ phát (triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, viêm họng mãn, viêm đường mật...).

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc sống sau:

Về ăn uống

Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.

Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

MÓN ĂN CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Bệnh này thường thấy ở người thể chất kém và phụ nữ. Cũng có một số người huyết áp thấp nhưng không có biểu hiện rõ rệt nên khó nhận ra. Bệnh thường kéo dài làm cơ thể suy nhược.

Với bệnh huyết áp thấp mãn tính, việc ăn uống có vai trò quan trọng không kém gì thuốc. Dưới đây là một số món ăn chữa trị bệnh huyết áp thấp.

1. 250 gr thịt bò tươi, rửa sạch băm nhỏ, thêm gừng, hành, muối hạt tiêu, ướp một lúc rồi cho tất cả vào hầm thành canh, hiệu quả rõ rệt trong việc tăng huyết áp.

2. 15 gr nhân sâm (hoặc 50 gr – 100gr đẳng sâm), 250 gr thịt lợn nạc, băm nhỏ, cho vào xào qua rồi nấu thành canh, có tác dụng ích khí dưỡng duyết, tăng huyết ấp.

3. 50- 100 gr đương quy, 30 gr rễ gừng tươi, 500 gr thịt dê, rửa sạch thái thành miếng, dùng đương quy, gừng tươi hầm cùng thịt dê, cho gia vị vừa vặn là có thể dùng. Có tác dụng bổ huyết, cường tráng cơ thể.

4. 30 gr long nhãn, 100gr gạp cánh, cho tất cả vào nấu thành cháo, cho thêm đường vào rồi ăn.

5. 30 gr cẩu kỷ tử, 100 gr gạo nếp, nấu thành cháo, ăn làm nhiều lần

6. 100 gr gân chân (lợn, bò), 200 gr thịt ức gà, rượu vang, muối, lòng trắng trứng 2 quả. Thịt gà băm nhỏ, thêm chút rượi, muối, bột ngọt vào. Cho dầu vào xào rồi hầm nhừ, cho tiếp thịt gà vào nêm gia vị cho vừa miệng.

7. 100 gr thịt bò tươi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, thêm nước và các loại gia vị vào nấu chin, cho thêm 200 gr gạo cánh, thêm nước nấu thành cháo, đợi thịt nhừ, cháo chín là có thể dùng được, nên ăn nóng vào sáng và tối có tác dụng bổ hư cường thể.

8. 250 gr thịt bụng lợn đã luộc chín, 15 gr mỗi thứ cẫu kỷ, đẳng sâm, sơn dược, vải khô, 20 gr mỗi thứ long nhãn, đại táo. Lấy thịt bụng lợn thái thành miếng nhỏ, cho tất cả nguyên liệu trên vào một bát  sứ to, cho thêm hồ tiêu trắng, đường phèn, muối, dầu, hấp cách thủy 30 phút, thêm 50 gr lòng trắng trứng vào hấp đến chín nhừ là được.

9. 100 gr hải sâm rửa sạch, 10 quả trứng chim cứt luộc chín bóc bỏ vỏ, cho vào nồi cùng hải sâm hầm kỹ, thêm chút muối tinh, dầu ăn, đường trắng vào đun thêm một chút.

10. 1 con lươn, 100 gr thị lợn nạc, 50 gr hoàng kỳ. Đem lươn làm sạch, bỏ nội tạng, cắt thành khúc, cho 2 vị  trên vào cùng hầm kỹ, bỏ bã hàng kỳ đi, ăn cái, uống nước. Có thể trị huyết hưu, nhược dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đoản khí, hoa mắt chóng mặt.

11. 2 quả trừng gà, 15 gr cầu kỷ, 10 quả táo đỏ. Trước tiên lấy cầu kỷ, táo, cho nước lạnh đun khoảng 30 phút, cho trứng gà đã đánh tan đều vào đun cho đến chín, mỗi ngày ăn 2 lần, có tác dụng điều bổ khí huyết, tăng cường thể chất.

12. 1 con bồ câu trắng, 30 gr mỗi thứ bắc kỷ, đẳng sâm, 50 gr hoạt sơn dược, 10 quả táo đỏ, tất cả cùng nấu thành canh. Có tác dụng bổ trung ích khí, trị trứng đau đầu, đoản khí, tâm thu, mệt mỏi.

13. 1 con gà mái tơ, bỏ lông rửa sạch, bỏ nội tạng, 30 gr hoàng kỳ, 15 gr thiên ma, rửa sạch thái thành miếng cho vào bụng gà. Cho gà vào nồi to, thêm gừng, hành mỗi thứ 10 gr, thêm một chút muối, hoảng tửu 10 ml. 10 gr trần bì, lượng nước cho thích hợp, đun to lửa cho sôi sau đó vặn nhỏ hầm đến khi gà nhừ, thêm chút hạt tiêu bột vào, có tác dụng ích khí bổ hư, tăng huyết áp.

14. 30 gr sâm Thái tử, 30 gr sơn dược, 20 gr ý dĩ sâm, 15 gr hạt sen, 10 quả đại táo, cho vào ngâm trong nước lạnh, rồi rửa sạch, thêm 100 gr gạo nếp, lượng nước thích hợp rồi cho tất cả vào hầm nhỏ lửa, ngày ăn 2 lần vào sáng, tối, 15 ngày cho một liệu trình.

15. Táo đỏ, sa sâm 15 gr, sinh địa 50 gr, thục địa 50 gr tất cả cho vào 600 ml nước nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc, cho thêm 50 ml mật ong loại tốt hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

16. Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột, cho vào cùng 50 gr gạo nếp ninh nhừ thành chào, cho thêm gia vị, hạt tiêu, thì là, hành, rồi múc ra ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Ăn liền 2- 3 tháng.

17. Chim cút một con làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Lấy 30 gr hoàng kỳ, 30 gr thiên ma, gừng tươi 5 gr, 5 củ hành, rửa sạch cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm, ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.

18. Lấy 250 gr thịt dứa, rồi thái thành miếng cộng với 60 gr thịt gà cho một tí bột hò tiêu rồi nấu chin để ăn . Món ăn này vừa dễ làm, ăn ngon lại có công nặng tiện tỳ, ích khí.


Gà ác hấp cách thủy

Nguyên liệu:

- Gà ác 1 con.

- Đương quy 30g.

- Hoàng kỳ 30g.

- Táo đỏ 5 quả.

- Kỷ tử 15g.

Cách làm:

- Gà làm sạch lông, mổ bụng và bỏ phủ tạng.

- Cho đương quy, hoàng kỳ táo đỏ, kỷ tử vào bụng gà.

- Đem hấp cánh thủy đến khi nào chín mềm.

- Khi gà chín, bỏ bã thuốc ra, ăn thịt gà và dùng nước canh.

- Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn liền trong 3 tháng.

2. Theo lương y Quốc Trung, có thể dùng bài thuốc sau:

Nguyên liệu:

- Đảng sâm 15g.

- Ngũ vị tử 10g.

- Sơn thù 12g.

- Cam thảo 10g.

- Mạch môn đông 12g

- Sinh địa 12g.

- Kỷ tử 12g.

Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và sắc lấy nướng, uống 2 lần/ ngày.

3. Cháo Cá diếc

Nguyên liệu:

- Cá diếc 1 con.

- Gạo nếp 50g.

- Gia vị: Hạt tiêu, muối, bột ngọt.

- Thì là, hành.

Cách làm:

- Cá rửa sạch, mổ bụng và bỏ ruột.

- Cho cá vào cùng gạo nếp và nước lọc ninh nhừ thành cháo.

- Cho thêm gia vị. Khi ăn cho rau thì là và hành lá vào ăn nóng.

- Mỗi tuần ăn 2-3 lần. Ăn liên tục trong 2-3 tháng.

4. Chim cút hầm cách thủy

Nguyên liệu:

- Chim cút 1 con.

- Hoàng kỳ 30g.

- Thiên ma 30g.

- Gừng tươi 5g.

- Hành 5 củ.

- Gia vị: bột canh, bột ngọt.

Cách làm:

- Chim cút làm sạch lông, mổ bụng, bỏ phủ tạng.

- Lấy hoàng kỳ, thiên ma, gừng tươi, hành củ rửa sạch, cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm.

- Ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.

5. Nước Táo đỏ

Nguyên liệu:

- Táo đỏ 10 quả.

- Sa sâm 15g.

- Sinh địa 50g.

- Thục địa 50g.

- Nước 600ml.

- Mật ong 50ml.

Cách làm:

- Cho táo đỏ, sa sâm, sinh địa, thục địa vào chung với nước, nấu trong 30 phút.

- Chắt lấy nước thuốc, cho thêm mật ong vào hòa đều. Uống 3 lần trong ngày.

1. Sữa chua không béo

Đây là một điều đặc biệt bởi các sản phẩm từ sữa thường được tính chung vào  các nguồn khác của chất béo bão hòa. Nhưng thực tế, sữa chua không béo rất tốt cho sức khỏe, không như phô mai hay nhiều sản phẩm sữa giàu chất béo khác. (Và cũng đừng quên rằng sữa chua không béo có hàm lượng protein cao hơn so với sữa chua thông thường).

Nghiên cứu được công bố tại phiên họp của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ về cao huyết áp 2012 chỉ ra rằng với những người ăn sữa chua không béo thì khả năng mắc cao huyết áp ít hơn 31% so với những người khác. Nghiên cứu được thực hiện trên 2000 người – đã được theo dõi trong 14 năm. Con số giảm 31% được tìm thấy ở những người mà  lượng sữa chua không béo hấp thu tăng 2% hoặc nhiều hơn so với lượng calories hàng ngày của họ.

2. Hạt hướng dương

Tất cả các loại hạt và đậu đều rất tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng hạt hướng dương dường như có tác dụng riêng với huyết áp. Hạt hướng dương rất giàu vitamin E và chỉ một nắm nhỏ là bạn đã hấp thu 75% lượng hàng ngày cần. Hạt hướng dương cũng giàu acid folic, protein và chất xơ. Tuy nhiên hãy coi chừng những gói hạt hướng dương đóng gói sẵn chứa nhiều muối và natri  bởi chúng sẽ có tác dụng ngược lại, làm tăng huyết áp. Hãy ăn những hạt hướng dương không rang muối.

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã thực hiện một thí nghiệm trong đó họ phát hiện ra rằng trong quá trình tiêu hóa, hạt hướng dương tiết ra một peptide có tác dụng ức chế sản sinh một loại enzyme có khả năng làm tăng huyết áp.

3. Chuối

Các bác sĩ khuyên ăn 1.5 – 2 quả chuối một ngày sẽ có ích cho hệ tim mạch. Bởi chuối là nguồn thực phẩm giàu kali, hàm lượng kali trong 1,5 đến 2 quả chuối có thể giảm chỉ số huyết áp từ 2-3 mgHg. Kali  tăng cường chức năng thận giúp đẩy natri ra khỏi cơ thể. Kali cũng giúp thành động mạch vận hành dễ dàng. Nếu bạn không thích ăn chuối, nho khô, mận khô và dưa hấu cũng là những nguồn thực phẩm giàu kali.

Ngoài ra, có 4 thực phẩm khác cũng có khả năng giảm huyết áp:

- Khoai tây (đặc biệt là khoai tây tím) chứa các chất chống oxi hóa giúp giảm viêm nhiễm.

- Cải bó xôi – Một nghiên cứu của Thụy Điển chỉ ra thành phần nitrat trong cải bó xôi cũng có tác dụng giảm huyết áp.

- Lúa mạch giàu chất xơ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp.

- Củ cải đường – các chất tạo ra màu đỏ của củ cải đường có tác dụng giảm huyết áp.

Món ăn giúp điều trị bệnh huyết áp thấp


Thông thường, huyết áp dưới 90/60 mm thủy ngân được xem là thấp. Dưới đây là các món ăn, bài thuốc dùng cho người


Lương y Quốc Trung cho rằng: “Do huyết áp thấp mà máu tuần hoàn chậm và yếu, đoạn cuối của mao mạch thiếu máu, ảnh hưởng đến việc đưa oxy đến nuôi các tổ chức tế bào và mang ô-xít cacbon và những chất thải đi ra ngoài. Cứ kéo dài như vậy, làm cho công năng của cơ thể giảm sút rất nhanh. Rất nhiều bệnh nhân còn có những triệu chứng như: váng đầu, đau đầu, tức ngực, đoản hơi, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, khẩu vị kém ngon, sưng chân...”.

Bệnh này thường thấy ở người thể chất kém và phụ nữ. Một số người huyết áp thấp nhưng không có biểu hiện rõ rệt, nên không nhận ra. Bệnh thường kéo dài làm cơ thể suy nhược. Đông y cho rằng, huyết áp thấp là do khí của tì thận suy tổn gây nên, điều trị chủ yếu là làm cho tì thận ấm lên, tăng dưỡng khí...

Các thể và cách trị

Với thể khí huyết dưỡng hư, thường có biểu hiện: đầu váng, mắt hoa, tai ù, ngại nói, tinh thần mệt mỏi, theo lương y Quốc Trung, có thể dùng bài thuốc gồm: đảng sâm 15g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, cam thảo 10g, mạch môn đông 12g, sinh địa 12g, kỷ tử 12g.

 Ngũ vị tử

Với thể khí hư, dương hư - biểu hiện: sắc mặt trắng bệch, thở gấp, ngại nói, mệt mỏi, chân tay vô lực, chân tay lạnh, di tinh, hoạt tinh, sinh lý yếu, thì dùng bài thuốc gồm: hoàng kỳ, đảng sâm, ngũ vị tử (mỗi vị 30g), mạch môn đông 40g, sài hồ bắc 3g. Hoặc dùng một trong 2 bài thuốc đơn giản dưới đây: quế chi 10g, cam thảo 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 6g, hồng sâm 5g, pha với nước sôi thay chè, mỗi ngày một thang; hoặc: chế hoàng tinh 30g, đẳng sâm 30g, cứu cam thảo 10g, sắc uống vào buổi sáng, ngày 1 lần.

CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP THẤP









Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống.

Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột  tam thất, rau cần tây, nước nho.

Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:

1. Dùng nhiều muối hơn Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

2. Uống nhiều nướcNên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

3. Tập luyện đềuTập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể

 Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.

4. Chế độ ănNên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ.Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.

5. Tránh xa đồ uống có cồnSử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn

Về tập luyện

Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.

Tập phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày.

Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn mạn như sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm đường mật... Phòng tái phát viêm họng mạn bằng các biện pháp giữ ấm cơ thể, súc mệng nước muối
,
u trị huyết áp thấp bằng bài thuốc đơn giản

Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.

Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.

Gừng cũng là một trong những vị thuốc giúp tăng huyết áp

Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...

Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát. 

Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:

Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.

Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.

Bài 3: Thục địa 12g, trích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.

Bài 5: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần.

Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.







Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Bài thuốc cho người huyết áp thấp mãn tính
Ăn kiêng cho người huyết áp
Huyết áp thấp
Món ăn chữa huyết áp thấp
Thực phẩm cho người huyết áp cao.
Món ăn cho người huyết áp cao




(ST)





iề