Cách nấu canh bí đỏ ngon và bổ dưỡng
Cách nấu canh mướp đắng với trứng thơm ngon bổ dưỡng
Trứng vịt lộn tần lá ngải thơm ngon bổ dưỡng
cách làm cánh gà chiên mắm thơm ngon khó cưỡng
Cách làm sữa đậu nành vừng lạc bổ dưỡng mà không nóng cho ngày hè
Canh gà hải sâm đầy bổ dưỡng
Hải sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi và lão hóa, hồi phục sức khỏe và tăng cường sinh lực. Canh gà hải sâm không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn là bài thuốc quý đối với mọi người.
Nguyên liệu:
- Gà ác: 01 con (lựa gà tầm 1kg)
- Hải sâm: 400gr (mua ở siêu thị)
- 1 túi gia vị thuốc bắc
- Hành tím, gừng, rượu
Cách làm:
Bước 1: Gà mua về rửa sạch với muối, chặt miếng vừa ăn. Ướp gà với chút hạt nêm và dầu hào để 30 phút cho ngấm gia vị.
Bước 2: Gừng một phần giã nhỏ và 1 phần đem thái chỉ.
Bước 3: Hải sâm thái miếng vừa ăn. Rửa sạch hải sâm với một chút rượu, sau đó ướp với gừng giã dập để khử mùi tanh của hải sâm.
Bước 4: Phi thơm hành tím, cho gà và gừng vào xào đến khi thịt gà săn lại.
Bước 5: Cho gà vào nồi áp suất, đổ xâm xấp nước, ninh trong vòng 15 phút cho gà mềm. Dùng nồi áp suất sẽ tiết kiệm thời gian nấu gà các bạn nhé.
Bước 6: Sau khi gà mềm, các bạn trút gà ra 1 chiếc nồi khác và cho gia vị thuốc bắc vào để nước dùng dậy mùi thơm nhé. Cuối cùng là cho hải sâm và nêm nếm gia vị đến khi vừa miệng. Hải sâm rất nhanh chín nên sau khi cho hải sâm vào, các bạn chỉ đun thêm 5 phút nữa thôi nhé.
Bước 7: Bắc xuống và dùng khi canh còn nóng nhé. Canh gà hải sâm rất ngon và bổ dưỡng các bạn nhé!
Hải sâm có tính hàn khi kết hợp với gừng nón sẽ trở thành bài thuốc với người ốm dậy. Vị ngọt của nước dùng gà, vị dai giòn của hải sâm và cay cay của gừng sẽ làm cả gia đình bạn hài lòng. Chúc bạn thành công và ngon miệng với canh gà hải sâm!
Tham khảo thêm: 4 món ăn từ hải sâm tư thận, tráng dương
Hải sâm là thực phẩm cao cấp, tính chất bổ dưỡng gần như nhân sâm. Trong Đông y, hải sâm là vị thuốc quý nên thường dùng bổ thận, tráng dương, ích tinh, thông trường, nhuận táo, chữa các chứng suy nhược, thường bồi bổ cho bệnh nhân vừa ốm dậy. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác, nhất là các vị thuốc bổ âm, để điều trị âm suy, làm cho chân âm mạnh lên, quân bình với dương, người khỏe mạnh.
Một số món ăn - bài thuốc từ hải sâm tốt cho nam giới
|
Hải sâm nấu thịt dê: hải sâm 200g, thịt dê 150g, phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Trước tiên, bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước thuốc, cho thịt dê, hải sâm (đã rửa sạch) và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi thịt dê nhừ là được, bắc ra thêm gia vị vừa đủ là có thể dùng được. Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, điều trị chứng liệt dương, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.
Hải sâm hầm táo đỏ đảng sâm: táo đỏ 10 quả, đảng sâm 10g, hải sâm 50g, nấm mèo 30g, cà rốt 100g, rượu 10ml, gừng 5g, muối 5g, hành 10g, nước luộc gà 300ml, dầu ăn 50g. Táo đỏ bỏ hạt, nấm mèo, hải sâm ngâm cho nở, thái miếng, cà rốt thái khúc khoảng 4cm, hành thái khúc, gừng đập giập. Để chảo nóng rồi đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ hải sâm, rượu, muối, đảng sâm, táo đỏ, nấm mèo, cà rốt vào xào đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ hầm cho chín. Ngày ăn một lần, mỗi lần ăn 25g hải sâm. Công dụng: Bổ khí huyết, thêm tinh ích tủy.
Hải sâm hầm nấm hương, mộc nhĩ bổ thận ích tinh, bổ âm, nhuận táo.
|
Hải sâm hầm nấm hương, mộc nhĩ:
hải sâm 100g, gừng 5g, tỏi 5g, dầu ăn 10g, xì dầu 5g, muối ăn 5g. Nấm hương, mộc nhĩ đem ngâm trong nước ấm, sau đó rửa sạch, cắt vụn. Hải sâm ngâm trong nước ấm khoảng 3 giờ rồi rửa sạch, cắt lát. Cho dầu ăn vào đun nóng rồi bỏ hải sâm vào xào, cho xì dầu, tỏi, gừng đã đập, muối ăn vào xào, đảo vài phút. Thêm nấm hương, mộc nhĩ và một lượng nước vừa phải, đậy nắp nồi lại, đun lửa nhỏ, hầm cho đến lúc hải sâm, nấm hương, mộc nhĩ chín nhừ thì thêm gia vị, muối ăn vừa ăn là được. Mỗi ngày chia làm hai lần, ăn liên tục từ 5 - 7 ngày. Công dụng: bổ thận ích tinh, bổ âm, nhuận táo. Thích hợp với người bị ung thư tiền liệt tuyến sau phẫu thuật, bị tổn hư và trong thời gian hóa liệu, xạ liệu, bị giảm bạch cầu.
(ST)