Cao răng là gì?


Chúng ta từng được khuyên rằng nên lấy cao răng định kỳ? Và trong những bài viết trước đây của phongkhamnhakhoa.com cũng thường xuyên đề cập đến vấn đề này. Nhiều bạn đọc sau đó đã hỏi tôi rằng: “Cao răng là gì mà tôi cần phải đi lấy cao răng định kỳ.” Chúng tôi chợt nhận thấy những hiểu biết của người dân về cao răng là rất hạn chế. Có trường hợp bệnh nhân đến phòng khám trong tâm trạng rất hốt hoảng: "Tôi đang đánh răng thì có một mảnh màu vàng, bề mặt xù xì từ răng rơi ra, sau đó để lại mùi rất khó chịu. Tôi lo lắng không biết có phải đó là răng bị vỡ không”. Thực chất đó là mảnh cao răng, do thiếu kiến thức và ít chăm sóc răng miệng thường xuyên nên đã gây tình trạng lo lắng quá mức cho bệnh nhân.

Cao răng là gì?

Cao răng là cặn cứng trên bề mặt răng do sự khoáng hóa của mảng bám răng.
Cao răng có màu vàng hoặc đen, cứng, bề mặt thô ráp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, gây mất thẩm mỹ.
Chúng thường tích tụ nhiều trên bề mặt răng tại những vị  trí sau : mặt trong răng cửa dưới, răng hàm dưới, mặt ngoài răng hàm hàm trên

Có 2 loại cao răng: (phân biệt theo vị trí)
- Cao răng trên lợi: xuất hiện ở ngay hoặc phía trên đường viền lợi, có thể nhìn thấy dễ dàng
- Cao răng dưới lợi: xuất hiện ở phía dưới đường viền lợi, thường khó quan sát.
 
Bây giờ bạn hãy nhìn vào gương xem hàm răng mình như thế nào:
- Có những cặn cứng trên răng không? Chú ý ở những vị trí đã liệt kê ở trên.
- Tính chất của cặn cứng đó có giống cao răng không?
- Quan sát thêm xem lợi ở vùng đó như thế nào: viền lợi có sưng, đỏ, hay chảy máu không? 
- So sánh  với những vùng không có cao răng bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.

 Vậy là bạn nắm được tình trạng răng miệng của mình và có động lực hơn để đi lấy cao răng rồi chứ?
Hy vọng sau bài viết này bạn đọc có được khái niệm về rõ ràng cao răng và xem mình có cao răng hay không để đi lấy cao răng kịp thời tránh để cao răng gây bệnh viêm lợi, viêm quanh
răng.


Tác hại của cao răng

Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.

Phương pháp lấy cao răng

Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay, vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. Sóng siêu âm tần số 25kHz, cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt.

Làm gì để phòng ngừa cao răng?

Đánh răng đúng cách. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì bạn để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 450 với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang. Nhưng mà chải răng theo hướng ngang thì lại không làm sạch được mặt kẽ giữa 2 răng. Vì vậy, để làm sạch ở vùng kẽ răng thì bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng, để làm sạch được mảng bám răng ở vùng kẽ.

Một ngày chải răng 2 lần: sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên dùng các loại kem đánh đánh răng có fluoride và các loại nước súc miệng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng (các kẽ răng), điều mà bàn chải không thể làm được.

Với những người bị lòi chân răng hoặc đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng và kích thích lợi. Phải thường xuyên đi khám, phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng, thông thường cứ 6 tháng một lần. Các bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa uy tín và chuyên sâu về răng hàm mặt như: Viện Răng hàm mặt, Bệnh viện Răng hàm mặt để khám...

Khi nào lấy cao răng

Sự nở rộ của các dịch vụ chăm sóc răng miệng đã làm “điên đầu” nhiều người khi hàng loạt các kỹ thuật lấy cao răng được quảng cáo rầm rộ kèm theo những lời khuyên rất khác nhau. Có nơi khuyên nên lấy hàng ngày, có nơi kêu hàng tuần, có nơi lại khuyên hàng năm. Nên ứng xử với cao răng như thế nào cho đúng cách?

Cao răng: ổ vi khuẩn



Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Có một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) chứa tới một tỉ vi khuẩn. Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh… trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.

Cao răng có hai loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

(ST)

Đừng đợi có cao răng mới đi lấy

Nếu không lấy cao răng, độc tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm lợi với các biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Hoặc cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể lung lay và rụng. Cao răng còn gây ra viêm tuỷ ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng… Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. Có nhiều phương pháp lấy cao răng, phổ biến nhất hiện nay là:

Lấy bằng máy thổi cát: tuy làm sạch cao răng khá tốt và hạn chế được lây nhiễm chéo nhưng lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình làm sạch, khiến răng dễ nhiễm màu và tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh hơn.

Lấy bằng máy siêu âm: là phương pháp lấy cao răng triệt để với cảm giác êm ái. Với những bệnh nhân nhiều cao răng, nên sử dụng phương pháp này thay vì máy thổi cát (rất khó lấy cao răng dưới nướu).