Cắt tầng sinh môn

Bình thường thủ thuật này được thực hiện vào cuối tiến trình chuyển dạ để cho đầu em bé lọt qua được cửa ngoài âm đạo, đây là một vết cắt được rạch ở khoảng giữa âm hộ và hậu môn nếu bác sĩ nghĩ là vùng đáy chậu sẽ không căng ra đủ để chóp đầu em bé lọt qua mà không làm rách da. Vùng này đã bị sức ép của đầu em bé làm cho tê đi rồi, sẽ được chích thuốc tê tại chỗ trước khi cầm dao rạch. Cho tới gần đây, thủ thuật cắt tầng sinh môn là hệ thống lệ chuẩn và người ta thực hiện nó trong đa số các trường hợp sinh con đầu lòng.

Trong khoảng năm năm trở lại đây đã có dấu hiệu giảm do sự can thiệp từ phía các bác sĩ. Tuy nhiên, người ta vẫn thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn trong gần 62% tổng số trường hợp đỡ đẻ. Việc người mẹ không muốn cho cắt tầng sinh môn đã trở thành một quyền của phụ nữ, vậy bạn hãy bàn vấn đề này với bác sĩ điều trị của bạn. Nếu bạn có nguyện vọng gì, hãy nhớ ghi vào những phần ghi lưu ý. Hãy yêu cầu được tham gia ý kiến trong trường hợp bác sĩ trong quá trình đỡ đẻ cho bạn, nghĩ là cần phải rạch một đường.

Tại sao?

Các bác sĩ và nữ hộ sĩ thường bằng khả năng phán đoán của mình xem có cần phải làm thủ thuật cắt tầng sinh môn này không. Đầu em bé có đường kính lớn nhất so với các bộ phận khác và một khi cái đầu lọt qua được âm hộ phần còn lại của cơ thể không làm căng âm đạo nhiều nữa. Điều đáng được quan tâm là một vết rấch liên quan đến vùng đáy chậu và cơ bắp bên dưới khi lành vết thương sẽ không đẹp và để lại nhiều chỗ yếu có khả năng sinh ra khuynh hướng bị sa tử cung. Tuy nhiên công trình nghiên cứu gần đây cho thấy là những vết rách thường mau lành hơn và ít gây đau đớn hơn những vết rạch. Thêm vào đó, thủ thuật cắt tầng sinh môn có thể kéo theo nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn và không phòng ngừa được chứng sa tư cung.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN CẮT TẦNG SINH MÔN?

Trong một số trường hợp khi một đường rạch phẫu thuật là khó tránh khỏi, và bạn pải hỏi ý kiến của bác sĩ hay nữ hộ sĩ nếu:

- Cần phải sinh mau lẹ vì mẹ hay con đang trong tình trạng nguy hiểm.

- Em bé ở vị trí ngồi mông.

- Cần phải đỡ đẻ bằng kẹp forceps hay máy hút chân không.

- Bạn được gây tê bằng màng cứng, các cảm giác bị giảm và bạn có thể không có khả năng điều khiển được tiến trình rặn cho đầu em bé được lọt qua.

- Em bé có một cái đầu lớn.

Cắt như thế nào?

Khi cái đầu lấp ló ở âm đạo và âm đaoh căng giãn đến mức tối đa, người ta chích thuốc tê tại chỗ vào mô đáy chậu và người ta dùng kéo cắt theo một lần rạch ở một góc độ cách xa trực tràng. Đường cắt này được thực hiện ở ngay giữa hoặc trên một đường chéo.

Một khi em bé và bánh nhau được đỡ đã ra rồi, vết cắt được khâu lại.Việc làm này phải mất một thời gian vì phải khâu làm nhiều lớp; các cơ vân sâu nhất được khâu đầu tiên rồi tới các cơ bắp bề mặt riêng rẽ với lớp da và các mô khác. Các mũi khâu hay đường khâu thường có khả năng hoà tan và sẽ tan biến trong vòng 5 – 6 ngày. Mức độ cảm thấy khó chịu tuỳ thuộc vào kỹ năng của người thực hiện vết rạch và khâu lại cho bạn. Ở một bệnh viện có sinh viên thực tập, việc làm này là do sinh viên thực hiện.

Tôi có thể làm được gì?

Các tư thế đẻ tự nhiên giúp cho giảm thiểu nhu cầu về thủ thuật cắt tầng sinh môn nếu bạn ở thế đứng, Quỳ bốn chân hay thân dựng ngay lên, các mô đáy chậu sẽ dần dần mỏng ra.

Có những bài tập bạn có thể thực hiện trong thời gian mang thai để nới lỏng vùng này và giúp cho vùng âm đạo phồng ra dễ dàng mà không cần rặn và thúc đẩy ra. Nếu bạn nằm ngửa, sự căng thẳng của việc đẩy em bé khó khăn sẽ tạo phần sức ép thặng dư lên lớp đáy chậu bạn, khiến nó bị rách. Lúc đầu em bé “lấp ló” là lúc các cơ này dược nới lỏng để cho đầu em bé hiện ra từ từ và dần dần. Cô đỡ đẻ sẽ giúp đỡ bạn bằng cách nói chuyện với bạn suốt thời gian chờ cho đầu em bé ló ra và tránh cho bạn khỏi rặn quá mạnh không đúng lúc.

Các mũi khâu luôn luôn gây khó chịu nên bạn hãy sẵn sàng chịu đau khi ngồi xuống, đi tiểu hay đi tiêu. Bạn hãy ngồi lên một cái vòng cao su và có nhiều nước muối để ngâm, phòng tránh nhiễm trùng và làm cho vùng này đỡ đau. Bạn hãy hong khô vùng đáy chậu bằng một máy sấy tóc và năng thay băng vệ sinh để vùng này không trở nên sũng nước và ẩm ướt. Nếu bạn came thấy đau và bị sưng, một túi nước đá hay một tấm băng vệ sinh tẩm nước phỉ (witch-hazel) có thể làm cho bạn bớt đau.

Cảm giác khó chịu có thể kéo dài hàng tuần lễ và ngăn cản giao hợp. Đừng để cho chứng đau gây trở ngại cho đời sống tình dục của bạn về lâu về dài. Nếu bạn trì hoãn, có khả năng là bạn sẽ chùn lại không dám giao hợp sau này.

Trong trường hợp bạn đã bị rạch cắt tầng sinh môn và bạn có vấn đề với những mũi khâu và bị đau, bạn hãy đề cập đến vấn đề này trong lần sinh con tới. Bạn hãy yêu cầu phẫu thuật viên thông thạo nhất khâu cho bạn và điều chỉnh lại bất cứ khuyết điểm nào.

(St)
tôi 56 tuổi, quan hệ tình dục binh thường.chông tôi có ý muốn tang sinh mon hep hơnn, tôi co thể đi lam đẹp tang sinh mon khong? co an toàn khong? va lam ở bênh viên bà me trẻ em đuoc không? tôi đang ở Đà nẵng . cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo là một tiểu phẫu rất đơn giản, chỉ thực hiện trong vòng 15-30 phút, sau phẫu thuật có thể đi lại được ngay.Tuy nhiên, việc phẫu thuật đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, đảm bảo các điều kiện tốt tránh biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật. Vì vậy, nếu muốn thực hiện phẫu thuật này, chị em nên cân nhắc thật kỹ. Các phẫu thuật nên làm sau khi sinh ba tháng, khi phần âm hộ - âm đạo trở lại bình thường thì việc tạo hình đạt hiệu quả cao hơn. Sau phẫu thuật chỉ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, sau một tuần sẽ hoàn toàn bình thường và nên kiêng sinh hoạt trong 3-4 tuần. Không biết bệnh viện bạn nói có dịch vụ này hay không, nếu có bạn hoàn toàn có thể thực hiện được. Chúc bạn luôn hạnh phúc
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Gửi hỏi đáp - bình luận