Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gan

Cây chó đẻ mọc hoang khắp nơi và được dân gian hái về làm thuốc nhờ công dụng trị các bệnh u nhọt, bệnh gan, chữa sốt và phòng một số bệnh thông thường rất hữu hiệu. Loài cây này vừa có vị đắng vừa có vị ngọt, tính hàn, lợi tiểu, sát trùng, thông huyết, tiêu độc, tán ứ, điều kinh, sáng mắt, thanh can, hạ nhiệt và giúp làm se.

Các nhà nghiên cứu trước đây nhận thấy khả năng diệt nấm- diệt khuẩn hiệu quả nhờ flavonoid cùng với acid phenolic có trong cây Chó đẻ. Ngoài ra, chất Ccderacin trong loại cây này còn được sử dụng để điều chế thuốc mỡ tra mắt và thuốc nhỏ mắt nhờ khả năng diệt tận gốc một vài loại nấm, mốc và vi khuẩn nhất định, nhưng hầu hết là các mầm bệnh cho mắt. Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, trân châu thảo, tên khoa học là Phyllanthus amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C…, Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi … công bố Cây chó đẻ (Diệp hạ châu) có tác dụng đặc biệt trong điều trị viêm gan B. Cơ chế tác dụng của cao chó đẻ chính là thải trừ virus viêm gan B, làm sạch kháng nguyên HBsAg, ức chế sự phát triển của virus viêm gan B .

Chữa bệnh gan, bệnh thận bằng cây dứa dại

Những tín hiệu cho thấy gan bạn đang gặp các bệnh về gan

Hình ảnh gan bị phá hủy do bia rượu khiến ai cũng phải giật mình

Những thói quen tai hại âm thầm tàn phá gan của bạn

Dấu hiệu dễ nhận ra báo động gan bạn đã nhiễm quá nhiều độc tố

Cây chó đẻ


Công dụng và cách sử dụng:

1. Chữa viêm gan B: Cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.

2. Chữa xơ gan cổ trướng: Cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

3. Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.

4. Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: Dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.

5. Chữa viêm gan do virus: cây chó đẻ sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

6. Chữa viêm gan siêu vi: cây chó đẻ 16g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g.Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa cây chó đẻ, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hoà bớt tính mát của Nhân trần và cây chó đẻ khi cần sử dụng lâu dài.

7. Chữa mỡ trong máu: Dùng một vốc tay cây chó đẻ răng cưa sao khô, 1 lạng gan lợn, nửa trái dứa (thơm) xanh làm sạch, nhớ không vứt lõi, đổ khoảng hơn 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 45 phút đến 1 tiếng, chắt lấy 3 chén (bát), uống trước khi ăn 30 phút, uống trong 1 tuần

8. Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.

9. Trị nhọt : Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.

10.  Chữa vết thương chảy máu: Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương.

11. Chữa sốt rét: Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

12. Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: Dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần.

13. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước: Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.

14. Chữa lở loét, vết thương không liền miệng: Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp.

15. Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi.

16. Sản hậu ứ huyết: Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày.

Cảnh báo:

– Cây chó đẻ không có độc tính, độ an toàn cao ngoại trừ một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Tuy nhiên, cây chó đẻ có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn, dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Do đó, những trường hợp nầy nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hoà bớt tính mát của cây chó đẻ. Người khỏe mạnh dùng cây này uống hàng ngày sẽ dẫn tới xơ gan, teo gan. Bởi theo nguyên lý, khi mật không tiết ra (ở người có bệnhnhư mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật; và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan.

– Nếu không có bệnh mà lại uống hằng ngày, nghĩa là họ bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh. Vì nhuận gan nên người khỏe dùng nhiều cây chó đẻ sẽ dẫn tới tăng tiết mật quá mức. Mật có tác dụng tiêu độc nhưng khi thừa mật thì chúng đọng lại quá nhiều ở ruột làm tăng nguy cơ ung thư ruột già. Cũng do có tính đắng, hàn, nên cây chó đẻ tác dụng giải nhiệt. Những người không bị nhiệt nếu vẫn dùng vị thuốc này không những không giúp ích gì cho sức khỏe mà còn khiến cho cơ thể quá hàn. Theo Đông y người thể quá hàn thì khó thụ thai, cây chó đẻ làm tăng tính hàn nên về lý thuyết chúng tăng nguy cơ vô sinh.