Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ và cách dùng hiệu quả
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Chữa mụn trứng cá bằng cây chó đẻ cực công hiệu
Tác dụng của cây chó đẻ đến sức khỏe con người như thanh can lương huyết, sát trùng giải độc. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cây chó đẻ trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, vàng da…
Chuyên mục đời sống là cẩm nang tin cậy cho mọi người trong cuộc sống thường ngày với những chia sẻ về cách chăm sóc sức khỏe, địa điểm du lịch. Các bí quyết làm đẹp sẽ giúp chị em phụ nữ tự tin hơn và chuyên mục món ngon mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa nỗi lo với câu hỏi Hôm nay ăn gì.
Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu.
Tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).
Có hai loại: diệp hạ châu ngọt (phyllanthus urinaria L.) và diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum et thonn), cùng họ thầu dầu (euphorbiaceae). Cả 2 loại đều giàu dược tính nên ngay từ xa xưa, 2 loại này đã được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây (được cắt phần trên mặt đất của cây).
Thành phần hóa học của cây chó đẻ
Các nhà khoa học đã chứng minh dịch chiết của Phyllantus, có tác dụng ức chế mạnh HBV, thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (ADNpolymerase) của HBV, làm giảm HbsAg và Anti- HBs.
Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu.
Công dụng của cây chó đẻ
Chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn; có thể dùng đắp ngoài, uống trong; đặc biệt còn dùng trị sốt, lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da. Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này.
Đông y cũng cho rằng, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt..., thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Những cây trồng dễ dàng biến bạn thành tỷ phú
Ăn nên làm ra với cây chó đẻ
Ngoài ra, cây chó đẻ còn trị được một số loại bệnh như:
Chữa viêm gan B: cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.
Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng: cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc): cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.
Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.
Chữa nhọt độc sưng đau: dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.
Trước đó, một nghiên cứu ở trường Đại học Y Paulists ở sao Paulo, Brazil vào năm 1990 đã cho biết cây chó đẻ chữa khỏi sỏi thận ở người và chuột thí nghiệm sau khi được cho uống trà diệp hạ châu từ 1 đến 3 tháng.
Những nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium oxalate cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.
Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu sau đó cho biết cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng nầy dẫn đến hiệu quả trục xuất sỏi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh thể calcium oxalate và cả tác dụng giảm đau kéo dài của cây chó đẻ cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng loại cây này. Theo tin tức trên VTC News, Dược sĩ T.P.T cho biết: “Nhiều người tin dược chất của cây thuốc này sẽ giúp mình được nhuận gan mật, nghĩ là có được lá gan, túi mật khỏe mạnh. Họ không hề biết cây diệp hạ châu chỉ dùng tốt cho người bị viêm gan siêu vi B, còn với người bình thường, nó vô cùng nguy hại vì gây tăng tiết mật đột biến. Ai hoạt động trong ngành y đều biết mật có tác dụng tiêu độc, nhưng khi thừa nó sẽ đọng lại ở ruột già, dồn ứ lâu ngày làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Về tính vị của cây chó đẻ, một số lương y, dược sĩ mà người viết tiếp xúc cho biết cây chó đẻ có tính hàn, nên có tác dụng giải nhiệt. Vấn đề ở chỗ nếu người sử dụng dùng thường xuyên và dùng nhiều là người ở thể hàn thì vô cùng nguy hại vì khi ấy, cây thuốc này không giúp họ được quân bình mà càng "hàn" hơn. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt làm giảm khả năng thụ thai cho cả phụ nữ và gây vô sinh cho đàn ông.
"Về chuyện gây vô sinh, đó là suy luận của một số thầy thuốc dựa trên lý luận nền tảng y học cổ truyền, điều đó có khả năng xảy ra, nhưng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập. Riêng chuyện cây chó đẻ tối kị với phụ nữ mang thai là sự thật bởi đặc tính của cây thuốc này gây co mạch máu và tử cung, uống vào sẽ bị trụy thai. Nguy hại hơn, chó đẻ còn có tính phá huyết, dùng vô tội vạ, không bệnh mà dùng sẽ đổ bệnh nghiêm trọng" - dược sĩ T.P.T. khuyến cáo.
Bên cạnh đó, không riêng gì cây chó đẻ, việc uống độc vị (chỉ uống một vị thuốc mà không phối với các vị thuốc khác) vô cùng nguy hại. Nếu như chó đẻ có tính phá huyết (giảm hồng huyết cầu, hạ huyết áp, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể) thì những trường hợp chỉ uống nghệ chữa đau bao tử sẽ gây hậu chứng bao tử bị bào mỏng, rau má mát nhưng chỉ thích hợp với người cao huyết áp (người huyết áp thấp uống vào sẽ bị hạ áp), cây trinh nữ hoàng cung ngăn ngừa phòng trị ung thư tử cung rất hay, nhưng uống nhiều sẽ gây nôn ói...