Cây cỏ mực chữa bệnh rong kinh: cách bào chế

Rong kinh là từ ngữ thông thường dùng để chỉ tình trạng chảy máu nhiều hơn hay ngoài thời kỳ kinh nguyệt một cách không bình thường.

Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 – 5 ngày. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo – tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.

Hiện tượng của rong kinh là khi hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu có thể ít, nhiều hơn bình thường (bình thường khoảng 50 – 80 ml/ chu kỳ) mà phụ nữ cảm nhận được.

Thuốc chữa rong kinh theo dân gian

Nếu rong kinh kéo dài mà không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe phụ nữ như suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, ăn uống kém, thần thái suy hao…

Từ xa xưa trong dân gian đã phát hiện ra một loại cỏ dại có tên là Cây Nhọ nồi hay còn gọi là Cỏ Mực, một cái tên không xa lạ với nhiều chị em vùng nông thôn Việt Nam. Cỏ Nhọ nồi mọc hoang dại quanh năm khắp mọi miền đất nước.

Cỏ mực, loại thảo mộc dân gian chữa rong kinh linh nghiệm

Trong sổ tay thuốc và sức khỏe Đông y, Cây cỏ Nhọ nồi tính lạnh, vị ngọt chua,  không độc, có tác dụng làm mát máu, bổ thận, cầm máu, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc, thanh can nhiệt…

Cách bào chế bài thuốc:

Để áp dụng vị thuốc này khi chữa rong kinh kéo dài, chị em chỉ cần dành thời gian sưu tầm trong vườn hoặc xung quanh đường ở những nơi ẩm ướt, thiếu sáng.

Khi đã có số lượng đủ dùng, đem về rửa sạch, ngâm với một chút nước muối pha loãng để khử khuẩn. Tiếp theo vớt ra, để ráo nước, giã nhỏ cả thân và lá tươi, vắt lấy nước cốt với số lượng đủ dùng uống trong ngày. Mỗi ngày uống hai chén, sáng chiều. Chỉ cần uống sau một ngày thì chứng rong kinh sẽ bớt và tiếp theo một ngày uống thì hết bệnh.

Cây cỏ mực một loại thảo mộc “phong trần” và trong dân gian mọi người vẫn thường gọi là cỏ dại. Nhưng tính chất chữa bệnh lại đứng “top” đầu, khi chị em cần một bài thuốc hữu hiệu để chữa rong kinh rong huyết.