Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống của cá, vì vậy cần chú ý những biện pháp khắc phục theo tùng mùa.
Mùa xuân
Thời tiết ấm áp, là thời điểm sinh sản của nhiều loài
cá. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết. Còn thực tế, ở miền Bắc, lúc
này thời tiết bước vào thời kỳ tương đối lạnh. Vì vậy, khi nuôi cá c���nh
vào mùa xuân, ta cần chú ý giữ ấm cho cá. Tốt nhất là nên nuôi cá trong
nhà, giảm mật độ cá nuôi, giảm số lần thay nước (có thể 2-3 tuần thay 1
lần 1/3 bể); tập trung cho ăn nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho cá. Nếu
nuôi cá ngoài trời (bể xây), cần tăng cường sục khí và che phủ bạt. Ta
có thể phủ lớp lá chuối dày trên bề mặt bể xây trong những ngày lạnh
giá.
Vào khoảng tháng 3, lúc bà già chết cóng, thời tiết bắt đầu
rét bổ sung và sau đó là chuyển sang giai đoạn ấm dần. Lúc này, cá cảnh
bắt đầu chịu khó ăn hơn, vì thế ta cũng cần bổ sung đủ thức ăn cho cá,
tăng cường thời gian thay nước (khoảng 2 tuần thay 1 lần). Khi thay
nước, ta cần chú ý, không để nhiệt độ chênh lệch quá 2 độ C. (Kinh
nghiệm của riêng HTL là pha nước từ bình nóng lạnh sao cho gần bằng
nhiệt độ trong bể. Lúc đấy, bắt thẳng vòi vào hoa sen rồi cho vào bể
cá). Vào khoảng cuối tháng 3, nhiệt độ tăng lên rõ rệt, cần kịp thời
thay lượng nước cũ tồn lại từ mùa đông, tăng cường oxy. Song cũng cần
phải chú ý giữ nhiệt độ nước ổn định ở 28 độ.
Mùa hè
Nhiệt
độ tương đối cao kéo theo nhiệt độ nước cũng tăng. Lúc này, vi khuẩn có
hại và ký sinh trùng trong nước giảm đi nhiều, nhưng lại là cơ hội để
rêu phát triển -> một mầm mống bệnh tật đối với cá cảnh. Vì vậy, việc
nuôi cá cảnh lúc này đòi hỏi phải tăng cường oxy, và giảm nhiệt độ
nước. Khi nước lên đến 30 độ C, cần thay ngay 1/3 lượng nước để hạ nhiệt
xuống 28 độ. Chu kỳ thay nước khoảng 3 ngày đến 1 tuần 1 lần (tuỳ vào
nhiệt độ và độ bẩn của bể), mỗi lần thay 1/5 – 1/3 lượng nước trong bể.
Mùa
hè là mùa cá sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh. Nên nhu cầu
dinh dưỡng cho cá vào mùa hè là rất lớn. Mùa hè cũng là mùa sinh sản của
một số loài cá. Cho nên, ta cần chú ý quá trình động dục và sinh sản để
kịp thời chấn chỉnh lượng thức ăn, oxy và nếu có thể, ta chuẩn bị tổ
cho cá đẻ... Vào khoảng tháng 5 là mùa cá cảnh hay mắc bệnh. Đặc biệt,
trong Nam bước vào mùa mưa. Nếu có hiện tượng thời tiết mưa liên miên,
ta cần định kỳ ngâm thuốc và điều chỉnh nước ổn định. Trong những ngày
nóng nực, cần chú ý quan sát cá, thay nước bể và tăng cường oxy.
Mùa thu
Nhiệt
độ của nước vào mùa thu rất thích hợp, khoảng 25 độ C. Nhiệt độ này
thích hợp với đa số các loài cá cảnh nước ngọt. Giai đoạn này, cá cảnh
bước vào thời kỳ tăng tốc trong sinh trưởng và phát triển. điều quan
trọng lúc này là cần tăng cường cho cá ăn, ăn đủ dinh dưỡng để giữ cho
cơ thể cá cảnh cân đối, khoẻ mạnh. Người ta coi đây là giai đoạn vỗ béo
cá cảnh.
Tuy nhiên, do nhiệt độ ổn định, cá sống khoẻ, ăn uống
nhiều mà tạo cơ hội cho các loài vi khuẩn có hại trong nước phát triển
mạnh. Ta cần chú ý quan sát cá kỹ lưỡng từ cách bơi, cách ăn, cách bắt
mồi để phát hiện và điều trị sớm bệnh của cá. Về thay nước, 2 tuần/lần
là chu kỳ thóch hợp để thay nước cho cá. Tuy nhiên, sang tháng 11, 12,
thời tiết lại chuyển sang lạnh. Nhiệt độ nước theo đó mà giảm dần. Vì
thế cần chú ý nuôi cá như nuôi trong mùa đông.
Mùa đông
Nhiệt
độ nước trong mùa đông khoảng dưới 20 độ. Bệnh của cá cảnh vào mùa đông
thật ra rất ít, chỉ bị bệnh nếu chúng nhiễm lạnh mà thôi. Lúc này, cá
ăn ít hơn, tốc độ tăng trưởng của cá cũng chậm lại. Nhiệm vụ của người
nuôi cá cảnh lúc này là giữ nhiệt độ nước ổn định, đủ dưỡng khí và cho
cá ăn chất. Còn về bệnh tật thì không đáng lo ngại lắm.
Vào mùa
đông, ta cũng hạn chế thay nước. Thậm chí một tháng thay nước một lần,
mỗi lần 1/2 lượng nước trong bể và đảm bảo nước cũ và nước mới không
chênh lệch quá 2 độ C. Nếu bể có chiều cao, ta hãy tăng thêm mức nước,
đậy kín nắp bể kín để giảm sự trao đổi khí giữa bề mặt nước và không
khí. Song, cần lưu ý, sục khí mạnh hơn.
(ST)