Hướng dẫn hít thở trong Yoga đúng cách
Sử dụng tai nghe không đúng cách sẽ dẫn đến những hiểm họa khôn lường
Cách sơ chế nấm tươi và bảo quản nấm đúng cách
Ba tháng này chắc chắn sẽ là giai đoạn bạn khỏe khoắn và hoạt động nhiều nhất. Hãy chuẩn bị đón nhận sự kiện hồi hộp nhất: Thai bắt đầu cựa quậy trong bụng bạn. Những cảm giác khó chịu, ốm nghén của ba tháng đầu đã hết.
Bây giờ bạn thấy trong người khỏe khoắn, dễ chịu. Bạn tràn trề sức lực đến độ sẵn sàng làm những việc lớn như viết nốt luận án tiến sĩ, giúp đồng nghiệp thảo báo cáo cuối năm hay đãi chồng một bữa toàn món ngon… Hãy thoải mái làm, đừng ngại gì cả. Đừng quên bật các bản nhạc êm dịu trong khi làm việc. Các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng, nghe nhạc cổ điển giúp dễ thư giãn và có cảm giác thoải mái, vui vẻ.
Kiến thức về sức khỏe bà bầu 3 tháng giữa :
Nhiều mẹ cảm thấy nặng nề vào thời kỳ này, song đừng vì thế mà lười vận động nhé. Một sự luyện tập nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết cho việc chăm sóc thai nhi vào giai đoạn này đấy. Thử áp dụng thể dục bằng đi xe đạp vào tháng thứ 4, nhưng lưu ý tránh những đoạn đường gồ ghề và tránh tập những bài tập nằm ngửa nhé vì điều đó có thể tăng áp lực mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến thai nhi đấy.
Bơi lội rất thích hợp với tháng thứ 5, bụng các mẹ đang lớn dần, áp dụng những bài tập nhẹ nhàng để thích nghi với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của các mẹ
Vào tháng thứ 6 các mẹ hãy sử dụng bài tập kegel, một bài tập tăng sức mạnh cho khung chậu và giúp ích cho việc sinh nở của bạn dễ dàng hơn. Vào ba tháng giữa này, những bài tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng rất cần thiết cho quá trình sinh nở, giúp các mẹ thư giãn đầu óc, giảm bớt căng thẳng, chuẩn bị thật tốt cho ngày em bé chào đời.
Khám thai định kỳ rất quan trọng mà các mẹ không thế quên. Khám thai giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, những diễn tiến bất thường của mẹ và bé. Để kịp thời điều chỉnh và dự phòng. Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, cân nặng của mẹ. Sự lớn lên của thai nhi thông qua bề cao cổ tử cung, tim thai. Phát hiện sớm các nguy cơ thai nghén như tiền sản giật, nhiễm trùng nước tiểu.
Các bà bầu mang thai 3 tháng giữa hãy để ý 1 số bệnh thường gặp nhất và cách phòng tránh đê giúp cho thai nhi mạnh khỏe và phát triển trí tuệ .
Bệnh tiểu đường thai kỳ: Căn bệnh này gắn liền với sự bắt đầu hoạt động của nhau thai. Đến tháng thứ 4, nhau thai bắt đầu sản xuất ra những hoóc môn ngăn chặn không cho chất insulin thâm nhập vào cơ thể. Vì thế, lượng đường trong máu tăng lên, gây rối loạn các quá trình trao đổi chất. Cần làm xét nghiệm máu đều đặn để kiểm soát tình hình.
- Táo bón: Thường xảy ra do cơ ruột yếu đi. Muốn tránh táo bón, bạn cần ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước.
- Rubella: Còn gọi là bệnh sởi Đức. Đó là một loại bệnh do virus lây theo đường nước bọt trong không khí. Bệnh này rất nguy hiểm đối với thai nhi. Nếu hồi bé bạn chưa bị bệnh này thì trong khi có bầu bạn nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh này.
Mặc dù các bác sĩ cho rằng, không phải bất kì tiếp xúc nào với người ốm cũng có thể khiến bạn bị lây, nhưng cẩn thận vẫn hơn.
- Bệnh Listerious: Là một căn bệnh do vi trùng Listeria monocytogenes gây ra. Vi trùng có thể xâm nhập qua niêm mạc đường ruột, và điều này nguy hiểm đối với thai phụ vì có thể gây ra đẻ non. Không nên ăn các loại thịt sống hoặc tái, rửa rau và hoa quả thật kĩ trước khi ăn.
- Bệnh viêm âm đạo do nấm Candila: Thường là căn bệnh mà các bà mẹ tương lai hay mắc. Trong thời kỳ mang thai, môi trường trong âm đạo thay đổi khiến cho loại nấm Candila có cơ hội sinh sôi. Để phòng bệnh, bạn nên giữ gìn, vệ sinh “vùng kín”, không mặc đồ ẩm ướt.
Dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa như thế nào ?
Việc chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa với chế độ dinh dưỡng là thời kì thai nhi phát triển nhanh chóng, nhu cầu dinh dưỡng là khá cao vì vậy các mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữatăng gấp 2-3 lần bình thường, thời gian này tăng khoảng 3-4kg là phù hợp.
dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại thịt bò, thịt lơn, cá, rau xanh, hoa quả, vitamin…
Ăn thức ăn giàu protein: vì đây là thời điểm cơ thể thai nhi phát triển, cần protein để hình thành cơ thể thai nhi, bộ não bắt đầu phát triển, thực phẩm giàu protein là thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…
Video hướng dẫn cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa do PGS tiến sĩ bác sỹ trưởng khoa sản :
Thời kì mang thai 3 tháng giữa, thai nhi phải hấp thu một lượng lớn canxi để cấu thành nên bộ xương cho thai nhi, vì thế các mẹ bầu dễ bị thiếu canxi, gây đau răng viêm lợi… Chính vì thế các mẹ bầu nên tăng cường thức ăn thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa … để cung cấp đủ canxi cho thai nhi .
Bổ sung sắt cho cơ thể qua việc ăn uống và viên sắt/folic mua ngoài tiệm thuốc: thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh … cần bổ sung vào mỗi bữa ăn để đề phòng việc thiếu máu cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu thiếu máu trong thời kì này dễ dẫn tới những hậu quả tai hại cho cả thai nhi và thai phụ, như có thể bị đẻ non, thai chết lưu, hay mẹ bầu có thể bị chảy máu nhiều sau sinh…
Bên cạnh đó vitamin là chất không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các mẹ bầu: vitamin A giúp mẹ bầu có sức đề kháng tốt, tốt cho sự phát triển của thai nhi; vitamin B giúp cho sự phát triển của cả mẹ và con, đồng thời giúp mẹ bầu bài tiết sữa tốt sau sinh nở; cung cấp vitamin C đầy đủ có thể phòng chống bệnh thiếu máu; vitamin D giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu canxi và các khoáng chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của xương thai nhi và đề phòng loãng xương ở mẹ bầu. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin là rau xanh, hoa quả tươi, xương, trứng gà, cà rốt…