Chăm sóc bé sau khi tiêm chủng

Chăm sóc bé sau khi tiêm chủng như thế nào để bé có sức khỏe tốt nhất. Những lời khuyên cho mẹ trẻ đây.


Phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm vaccin?

- Vaccin cũng như thuốc, khi tiêm cũng có thế xảy ra phản ứng bất thường không mong muốn.

­ Sau tiêm chủng trẻ có thể sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, hoặc quấy khóc đó là các phản ứng thông thường do vaccin kích thích hệ thống miễn dịch.

­ Các phản ứng nhẹ thường tự khỏi trong vòng 1 ngày không cần phải xử trí gì.

­ Một số biểu hiện trầm trọng có thể xảy ra sau tiêm chủng như: khó thở, tím tái, bỏ bú, co giật, sốt cao kéo dài... cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

 Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp như sốc phản vệ có thể xảy ra.

­ Phản ứng nặng sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

­ Phản ứng nặng cần được phát hiện sớm và điều trị tại bệnh viện.

- Tỉ lệ tiêm chủng cao, số đối tượng tiêm chủng lớn thì số phản ứng sau tiêm chủng nặng có thể tăng và dễ nhầm lẫn giữa các trường hợp được tiêm chủng với các trường hợp tử vong ở trẻ em do những nguyên nhân khác không liên quan tới tiêm chủng.

- Ở thời điểm tiêm chủng có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác như trẻ mắc các bệnh tật khác trước đó thường bị quy là do tiêm chủng.

- Lịch tiêm chủng cho trẻ em thường bắt đầu rất sớm ngay từ khi trẻ sơ sinh (vaccin viêm gan B sơ sinh, vaccin BCG). Các vaccin  này an toàn và giúp bảo vệ trẻ sớm: vaccin viêm gan B tiêm sớm trong 24 giờ đầu sau sinh giúp phòng lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con (nếu bà mẹ bị nhiễm virut viêm gan B), vaccin BCG phòng bệnh lao màng não ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và các bệnh bẩm sinh hoặc có các dấu hiệu thần kinh kể cả tử vong vì thế các biểu hiện bất thường rất dễ bị quy là do tiêm chủng.

Những điều cần biết khi đi tiêm chủng

- Mang theo phiếu (hoặc sổ) tiêm chủng; Báo cho cán bộ y tế nếu trẻ đang ốm, sốt và nếu trẻ  có phản ứng mạnh đối với những lần tiêm chủng trước.

- Đối chiếu với các quy định về tiêm chủng để đảm bảo được tiêm chủng đúng như:

+ Được khám kiểm tra trước khi tiêm chủng; Được tiêm đủ mũi, đúng loại vaccin theo lịch tiêm chủng.

+ Sử dụng lọ vaccin còn nguyên nhãn, còn hạn sử dụng, được bảo quản lạnh hay trong phích vaccin.

+ Tiêm đúng vị trí, trong buổi tiêm chủng các vaccin khác nhau phải được tiêm ở những vị trí khác nhau.

+ Sử dụng 1 bơm kim tiêm còn nguyên trong bao, còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm.



Trẻ sau khi tiêm chủng nên ăn gì?

Sau chủng ngừa bé không cần phải ăn kiêng vì hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể và ăn uống không liên quan với nhau.

Tuy nhiên, có 1 số vấn đề cần lưu ý như sau: sau uống ngừa tiêu chảy do Rota vi rút hoặc uống vắc xin ngừa bại liệt, không nên cho trẻ uống sữa hoặc nước ngay với lượng nhiều trong vòng 60 phút vì trẻ dễ ói ra thức uống và vắc xin.

Sau chủng ngừa, đã di chuyển 1 quãng đường xa, về nhà không nên cho trẻ ăn uống ngay để trẻ bớt mệt, rồi mới ăn uống lại bình thường.


Dịch sốt xuất huyết bùng phát

Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát tại các tỉnh phía Nam, trong đó TP. HCM dẫn đầu cả nước về số ca mắc.

Từ đầu năm đến nay địa phương này đã ghi nhận có hơn 1.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị.

Trước tình hình trên, bộ Y tế đã có công điện yêu cầu sở Y tế TP. HCM, Đồng Nai, An Giang và Bình Dương tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, không để dịch tiếp tục tăng cao.



Bà mẹ mang thai và cho con bú ăn uống đảm bảo đủ DHA để phát triển toàn diện
(ảnh minh họa)


Ăn nhiều cá, trứng, sữa… giúp cho trẻ thông minh

DHA có nhiều trong cá, trứng, sữa… hàm lượng DHA đủ cho bà mẹ mang thai là 200 mg DHA/ ngày. Khi bà mẹ mang thai và cho con bú ăn uống đảm bảo đủ DHA để phát triển toàn diện (ăn đủ nhóm thức ăn: cá, trứng, sữa…).

Các tổ chức dinh dưỡng quốc tế đều thống nhất khuyến cáo một hàm lượng tối ưu DHA cho trẻ là 75 mg mỗi ngày.



(St)