Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách
Cách chăm sóc chim cút mới nở đúng kỹ thuật nhất
Cách chăm sóc da tuổi 30 đẹp rạng ngời như thiếu nữ
Chăm sóc cây sung nhanh ra quả. Kỹ thuật và bí kíp chăm sóc cây sung cảnh.
Cây sung:
Tên khoa học: Ficus glomerata Roxb
Họ: Moraecae
1. Đặc điểm hình thái
- Là cây thân gỗ, thường xanh, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 6-10 m với thân to cành lá xum xuê, sinh trưởng khỏe. Cũng giống như nhiều loại cây trong họ Moraceae, vỏ cây có chứa các ống nhựa mủ với màu trắng sữa, dẻo cùng với gỗ khá mềm.
- Lá đơn có kích thước nhỏ trên mép nguyên hoặc một vài răng cưa. Trên lá già và lá bánh tẻ thường có những u lồi do các kí sinh gây ra. Lá đạt được tuổi thọ cao.
- Bộ rễ rất khỏe và ăn sâu chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ.
- Quả tự ra trên các cành già hoặc thân cây có khẵ năng hình thành hạt gieo mọc thành cây con.
2. Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh
-Theo các nhà thực vật học thì cây sung có nguồn gốc từ châu Á và phổ biến ở các nước của bán đảo Đông dương; trong đó, có Việt Nam.
- Để sinh trưởng và phát triển, sung yêu cầu điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, song có tính chịu hạn và khô cũng như lạnh khá cao. Khi bị khô hạn hoặc lạnh các điểm sinh trưởng của thân, cành được bao bọc bằng các lá vảy và do đó tăng sức chịu đựng của cây. Vì vậy, cây sung phân bố rất rộng, đặc biệt ưa ẩm cả về đất lẫn không khí, phát triển tốt ở nơi có nước và độ ẩm cao, như ven hồ, sông ngòi hoặc trong bồn chậu non bộ.
- Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.
3. Kỹ thuật nhân giống
- Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành, song thực tế nhân giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo cho cây con khỏe, tạo bộ rễ mong muốn khi làm kiểng.
- Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt, chà sát để lớp võ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thẻ ủ hạt nơi ẩm để hạt dễ nảy mầm, đất gieo hạt cần nhỏ,mịnh, sạch cỏ vì hạt nhỏ sau khi gieo thì tủ rơm, xơ dừa… để giữ ẩm khi cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần, khi cây đạt chiều cao 15 – 20 cm có thể bứng đi trồng.
Nhân giống vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, dâm cành và tách gốc song các cánh này có hệ số nhân giống thấp, tỷ lệ sống không cao do đó ít được dùng.
4. Kỹ thuật trồng
- Đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khẵ năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung những nơi có nước, trên hòn non bộ.
- Chọn các cây con có chiều cao từ 15- 20 cm để trồng. Trước khi bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ lá này, lấp đất đến cổ rễ cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần.
5. Chăm sóc cho cây
- Là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng; vì vậy, có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.
- Để cho thân cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 -10 hàng năm.
- Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1 - 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
Chăm sóc sung ra quả
TS Đặng Văn Hạnh, Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: Sung là cây dễ sống, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt. Nên thường xuyên cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây.
Nước là yếu tố chủ yếu dẫn đến sự sinh trưởng, vì thế có thể điều tiết lượng nước tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây. Bón thúc cho cây mỗi năm 1 - 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây, nuôi thêm các cành tại các vị trí cần to, quá trình này giúp nhựa bơm mạnh vào vị trí cần to, ta sẽ đạt được kích thước như ý nhanh hơn. Nên trồng sung trên đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc đất có khả năng giữ nước kém. Nên trồng sung ở những nơi có nước, trên hòn non bộ.
Cách chăm sóc cho Sung loại cây xanh bonsai cho quả ngày tết
Cây Sung là một trong những loại cây xanh bonsai cho ra quả, quả sung là một trong những loại trái không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết của người Việt Nam. Tuy cây Sung là một trong các loại cây cảnh bonsai dễ trồng, nhưng để làm cho cây sung ra nhiều quả và đúng chỗ, đúng thời gian như mong muốn thì các bạn nên cần biết một số yêu cầu về cách trồng và chăm sóc chúng!
Sung là một trong những loại cây xanh bonsai có thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King, thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Cây sung có nguồn gốc từ châu Á và phổ biến ở các nước của bán đảo Đông dương; trong đó, có Việt Nam. Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy.
Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn. Bộ rễ của loại cây xanh bonsai này rất khỏe và ăn sâu chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ. Quả tự ra trên các cành già hoặc thân cây có khẵ năng hình thành hạt gieo mọc thành cây con.
Cây Sung thường làm cảnh thường được chia làm 2 loại , sung nếp và sung tẻ. Cây sung nếp là loại cây xanh bonsai được ưa thích hơn vì chùm quả của nó rất nhiều quả và kích thước quả không quá lớn . Việc kích thích cho cây sung ra quả là hoàn toàn có thể làm được với phương pháp đơn giản như sau:
+ Ngừng tưới nước cho cây xanh bonsai này 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng sau 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.
+ Kích thích cho cây ra quả bằng cách dùng dao khía vài nhát vào phần gần gốc vào thân cây cảnh bonsai này cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ cho quả nhanh hơn.
+ Nếu cây cảnh bonsai này được trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.
+ Sau mỗi đợt cây xanh bonsai này cho ra quả, điều đầu tiên bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, ra quả đẹp theo ý muốn.
+ Lưu ý bạn rằng sau mỗi đợt cây xanh bonsai này ra quả và rụng hết sẽ còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già.
+ Nếu muốn cây cảnh bonsai của bạn không bị xấu đi thì không nên cắt bỏ những cùi hoa này, muốn trái ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.
Sung một loại cây xanh bonsai dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài, cho ra quả ở đúng vị trí mong muốn và đúng thời điểm thích hợp bạn cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây cảnh bonsai của bạn. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng; vì vậy, có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây, chúc các bạn thành công!
Cách chăm sóc cây sống đời
Trồng và chăm sóc phong lan
Chăm sóc xương rồng như thế nào
Trồng cây trên sân thượng chọn lựa và chăm sóc thế nào cho đúng
Phong thủy cây cảnh trong nhà
(St)