Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Khi mang thai, do nội tiết tố tiết ra nhiều nên làm thay đổi ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể, kể cả vú, da, tóc, răng, và nướu. Để duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất, bạn cần thay đổi thói quen hằng ngày. Hơn nữa, vùng bụng càng lúc càng lớn có thể ảnh hưởng đến vóc dáng của bạn, vậy cần phải quan tâm hơn đến dáng vóc dáng và cử động của mình.
Làn da
Da của bạn sẽ dãn ra khi có thai vì các hoocmôn làm cho da giữ độ ẩm, trở nên mềm mại hơn, ít nhờn hơn và ít nổi mụn hơn. Lượng máu tăng lên lưu thông khắp cơ thể làm da bạn hồng hào. Tuy nhiên, điều trái ngược với đôi khi cũng xảy ra. Các mảng đỏ trên da có thể lan rộng ra, mụn trứng cá diễn tiến xấu đi một số vùng bị khô đi, tróc vảy và bạn có thể nhận thấy trên mặt các mảng sẫm hơn.
Chăm sóc da
Đây là một số lời khuyên tổng quát. Xà bông tắm thường làm mất chất nhờn tự nhiên của da, nên càng ít dùng càng tốt. Nên dùng thử sữa tắm của bé hoặc các loại xà bông tắm có gốc glycerin và dung dịch tắm. Luôn luôn dùng dầu tắm cho đỡ khô da do nước có pha muối khoáng gây ra. Đừng nằm trong bồn tắm quá lâu vì tiếp xúc lâu với nước sẽ làm da bị mất nước. Trang điểm làm bạn tự tin hơn và mỹ phẩm có thẻ coi như chất tạo ẩm tốt cho da, làm cho da đỡ mất nước. Các loại dầu vật lý trị liệu cũng có thể cho kết quả tuyệt vời làm bạn thư giãn và thấy khoẻ ra, nó sẽ để lại một lớp dầu mỏng trên da, giúp giữ cho da mềm mại và ngừa mất nước, ngừa các thương tổn do mất nước.
Da thâm
Xảy ra ở mọi phụ nữ, đặc biệt ở những nơi thân thể có màu da sẫm, chẳng hạn như tàn nhang, nốt ruồi, và quầng vú. Bộ phận sinh dục ngoài của bạn và da vùng ven đùi, quầng mắt, nách cũng có thể trở nên đậm hơn. Một lằn sậm màu thường xuất hiện dưới rốn, nó đánh dấu sự phân cách các cơ bụng đang căng ra đôi chút chừa chỗ cho dạ con đang lớn dần lên. Bạn nên rất cẩn thận khi đứng lên từ thế ngồi xổm. Ngay cả sau khi sinh đường vằn này và quầng vú có màu đậm hơn rồi sau đó mới dần dần phai đi.
Ánh nắng làm tăng thêm độ đậm ở những khu vực da đã có màu đậm. Nhiều phụ nữ thấy rằng khi mang thai, da của họ bị sẫm hơn bình thường. Vì tia cực tím liên quan đến bệnh ung thư da và người ta chưa rõ hậu quả của chúng để lại trên da bé còn trong bụng, cho nên tốt nhất bạn cần tránh dùng đèn chiếu tia cực tím. Khi ở ngoài trời nên mặc quần áo che kín, hoặc dùng thuốc chống nắng, nhất là khu vực da đậm như 2 núm vú.
Da nám
Đây là loại sậm da đặc biệt, thường được gọi là mặt nạ của thai nghén. Nó xuất hiện từng mảng màu nâu trên sống mũi, gò má và cổ. Chỉ có cách duy nhất để xử lý chứng nám là dùng kem che hoặc mỹ phẩm thoa lên cho bớt đi (khi sinh). Đừng bao giờ tẩy vết da sậm đó, các mảng da sậm này sẽ bắt đầu nhạt đi trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Ngược lại, có một số phụ nữ da đen lại có những đốm da nhạt hơn trên cổ và gương mặt. Những đốm này có thể biến mất sau khi sinh và có thể được chúng ta che đi trong suốt thai kỳ.
Những gân máu li ti
Tất cả các mạch máu đều trở nên nhạy cảm lúc bạn đang có thai, nhanh chóng nở ra khi bạn nóng nực và co lại khi bạn lạnh. Do đó, các mạch máu li ti bị vỡ ra còn gọi là gân máu, nổi lên trên mặt của bạn, đặc biệt trên 2 gò má. Đừng lo lắng gì, những gân máu này sẽ lạt đi sớm sau khi sinh và có thể sẽ biến mất sau 3 tháng.
Mụn
Nếu làn da của bạn có xu hướng nổi mụn trước kỳ kinh, bạn có thể có mụn từ lúc này, nhất là trong 3 tháng đầu, khi các nội tiết tố trong cơ thể kích thích các tuyến bã nhờn trong da chưa đạt được mức quaan bình. Hãy giữ da càng sạch càng tốt và hãy dùng dung dịch làm sạch da từ 2 – 3 lần một ngày để ngừa mụn. Nếu mụn nổi lên, hãy bôi chút ít kem sát trùng. Đừng bao giờ nặn mụn, điều này chỉ làm cho mụn càng ngày càng ăn sâu hơn dưới da.
Các vết nứt rạn
Có khoảng 90% phụ nữ có thai có các vết rạn trên bụng. Những vết rạn thường xuất hiện trên bụng nhưng chúng cũng có thể có ở đùi, mông, vú và bắp tay. Bạn không thể bôi lên da hoặc ăn bất cứ cái gì do các nội tiết tố ở mức cao khi có thai. Việc tăng cân từ từ cũng khiến cho da căng ra. Tuy nhiên cũng có người được trời ban cho làn da dễ đàn hồi hơn những người khác. Trong khi mang thai, các vằn sọc đỏ nổi lên rỏ, nhưng một vài tuần sau khi sinh, chúng sẽ lạt đi và lặn mất, chỉ để lại các lằn trắng mờ khó nhận ra.
Răng
Trong khi mang thai, bạn sẽ dễ dàng bị mẫn cảm hơn bình thường đối với những vấn đề về nướu do lượng cung cấp máu gia tăng và mức progesterone cao làm cho các mô mềm đi. Lượng máu gia tăng cũng làm tăng áp lực trong các mao quản bé li ti xung quanh vành nướu răng, thường dễ gây chảy máu. Dinh dưỡng quân bình giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng và nướu. Chất canxi đủ và protein có chất lượng cao cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin B, C và D sẽ giúp bạn trong vấn đề này. Bạn nên đến nha sỹ ít nhất một lần trong suốt thai kỳ và nhờ nha sĩ làm vệ sinh răng, nướu để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng cho nướu, nhưng hãy nhớ nhắc nha sĩ là bạn đang có thai vì bạn nên tránh các tia X.
Mái tóc của bạn
Trong khi mang thai, mái tóc của bạn thường thay đổi về dáng vẻ, độ dày cũng suôn mềm, óng mượt hơn.
Các mức cao của lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi theo chu kì bình thường làm tóc rụng đi và mọc ra. Thường mỗi ngày sẽ có một số tóc mới mọc ra và một số rụng đi. Khi có thai, tóc ngừng hẳn tăng trưởng.
Sau khi sinh, chu kỳ của tóc đi vào giai đoạn nghỉ ngơi khi ấy lượng tóc có thể bị giảm đi. Nếu tóc bị rụng tiếp tục trong vòng từ 1 đến 2 năm thì đó là điều nên báo động. Nhưng rồi sau đó tóc có thể sẽ ngưng rụng: thai nghén không bao giờ gây nên chứng hói đầu. Tóc bạn bị rụng khi con bạn ra đời là lẽ bình thường, vì đó là số tóc bình thường bị mất trong suốt thai kỳ.
Nếu tóc trở nên khó chải, đây có thể là thời gian tốt để thử làm kiểu tóc đơn giản hơn, dễ săn sóc hơn. Hãy dùng các loại dầu gội đầu nhẹ để gội, dễ xả. chỉ cần 1 ít dầu gội, chà xát nhẹ, chờ 30 giây rồi xả nước.
Lông thân thể và lông mặt cũng có thể mọc thêm và thậm chí có thể đậm hơn trước.
Trang điểm
Việc thai nghén có thể làm thay đổi màu sắc của làn da và bạn muốn điều chỉnh việc trang điểm sao cho phù hợp.
Những nét nhăn và vết chân chim nhỏ:
Những vết này lộ rõ hơn nếu da của bạn khô hơn bình thường, do đó bạn nên ngừng dùng các sản phẩm như loại phấn mắt, phấn lót, phấn hồng. Những loại này càng làm cho chúng nổi lên rõ.
Da quá nhờn
Bạn nên dùng dung dịch làm săn da hoặc kem lót không có dầu và thoa một loại phấn mịn.
Da quá khô
Điều này rất hiếm xảy ra khi mang thai. Nếu da bạn trở nên quá khô và tróc ra, bạn nên bỏ trang điểm và hãy liên tục làm ẩm làn da cho kỹ. Nếu không hãy dùng loại kem đặc làm ẩm da cũng ngăn các mảng da khô bị mất nước.
Gân máu trên mặt
Thoa một lớp phấn lót nhẹ, mỏng lên da, không được dùng màu hồng. Khi đã khô, thoa thêm kem nền thường dùng hoặc phấn sáng.
Các vết nám
Dùng kem nền thoa một lớp mỏng sau đó thoa kem dùng cho mí mắt phết lên, để cho khô, phủ lên bên trên một loại kem lót nữa, sau đó thoa lên loại phấn mờ.
(St)