Chăm sóc cơ thể sau khi sinh

Sau đẻ, bà mẹ rất dễ mắc nhiễm trùng hậu sản, do đó việc giữ gìn vệ sinh vùng kín rất quan trọng và là biện pháp phòng bệnh cơ bản nhất. Những phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là phụ nữ sinh con đầu lòng, thường có nhiều thắc mắc xung quanh chuyện sinh hoạt và nuôi con


Tham khảo lời khuyên:

Các chị em đang mang bầu đặc biệt là ở những tháng cuối thường có nhiều suy nghĩ lo lắng, lời khuyên cho các chị em là: trước mắt hãy để tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ … sau đó có thời gian hãy tìm hiểu thông tin từ mẹ mình, chị mình hay bạn bè, người quen … chắc chắn họ sẽ không ngại chia sẻ.
Để chuẩn bị tốt trong thời gian “Ở cữ” các chị cũng nên cân đối áp dụng các phương pháp “truyền thống – hiện đại” để có được sức khỏe tốt cho sau này.
Việc kiêng cữ: (từ 2-3 tháng) vậy trong thời gian đó chúng ta nên làm gì và không nên làm gì?
Vệ sinh cá nhân: Với truyền thống các ông bà xưa thường bắt phải kiêng 1 tháng không được tắm, nhưng theo nghiên cứu nếu không vệ sinh thì làm cho mồ hôi và chất thải dồn ứ ở lỗ chân lông, gây ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy chắc chắn phải tắm nhưng tắm như thế nào, trong thời gian này người mẹ mới vừa vượt cạn cơ thể dường như đã kiệt sức và trở nên yếu nhất


Không nên:
- Tắm bằng nước lạnh, tiếp xúc nhiều với nước
- Ra gió/ nắng
- Mang xách các vật dụng nặng
- Nằm nhiều một chỗ
Nên:
- Vận động, đi đứng nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh …
- Tắm, vệ sinh, xông hơ đúng cách giúp cơ thể sạch sẽ
- Trong mùa hè mặc quần áo thoáng mát nhưng tránh gió lùa vào phòng
- Sử dụng than lửa (quạt than từ bên ngoài than chin lửa thì mới mang vào phòng)
HƯỚNG DẪN TẮM BẰNG RƯỢU GỪNG/NGHỆ
- Lúc mới sinh xong khoảng 5 -7 ngày thì dùng rượu gừng để lau toàn thân, trước tiên để làm sạch cơ thể, ngoài tác dụng làm sạch thì với vị nóng cay của gừng hòa vào rượu làm cơ thể ấm áp, đặc biệt là chống được gió. Bên cạnh đó rượu gừng còn làm săn chắc da, với những ai trong thời gian mang thai tăng cân khi thoa và massage bằng rượu gừng còn có tác dụng làm giảm phần mỡ thừa ở vùng bụng. Theo thực tế từ các bà mẹ sử dụng rượu gừng cho thấy đây là cách mang lại hiệu quả nhất mà chi phí tốn kém không nhiều.
- Kết hợp với rượu gừng song song đó là rượu nghệ cũng góp phần rất quan trọng trong việc chăm sóc bà mẹ sau khi sinh. Có thể dung rượu gừng – rượu nghệ riêng hay ngâm dùng chung vẫn được. Rượu nghệ khi thoa toàn cơ thể có tác dụng thấm sâu vào da với tinh chất từ nghệ làm da trắng sáng, xóa mờ vết thâm đen hay vết rạn da thường xuất hiện trong thời gian mang bầu.
- Đây là liệu pháp làm đẹp áp dụng phổ biến nhất từ thời các cung nữ, phi tầng xa xưa đến nay vẫn được lưu truyền. Đây là bí quyết chăm sóc phụ nữ sau khi sinh được gia đình mình áp dụng từ thời bà nội mình truyền lại cho mẹ mình và cho các chị em trong dòng họ gia đình mình
- Nên dùng rượu gừng – rượu nghệ thường xuyên trong suốt thời gian ở cữ (2-3 tháng) để có được hiệu quả như mong muốn.

Tóc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai là đẹp nhất. Sau khi sinh, lượng hóc môn trong cơ thể người phụ nữ dần dần trở lại trạng thái bình thường, nên trong thời gian 2 - 7 tháng sau sinh, tóc rụng hàng loạt trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ. Áp lực tinh thần tác dụng lên chức năng sinh lý làm cho rụng tóc càng nghiêm trọng.

Không cần phải điều trị khi có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Tóc sẽ ngừng rụng trong một thời gian ngắn, tóc mới sẽ mọc lên. Tuy nhiên cần áp dụng một số trị liệu đối với những tổn thương về mặt tinh thần do rụng tóc gây ra:

- Cần tâm lý thoải mái, tin tưởng là tóc sẽ không rụng nữa.

- Chăm sóc tốt cho tóc.

- Chú ý gội đầu cần lựa chọn dầu gội trung tính, dùng ngón tay massage da đầu, giúp tuần hoàn máu tốt hơn để nhanh mọc tóc.

- Không dùng lược cứng để chải đầu, không nên làm kiểu đầu thời thượng phức tạp.

- Giữ gìn trong sinh hoạt.

- Cần nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng, ít ăn thực phẩm nhiều mỡ, uống nhiều nước, vitamin liều lượng thích hợp.


Nên cẩn thận với chứng rụng tóc sau sinh. (Ảnh minh họa)

Vệ sinh vùng kín

Sau đẻ, bà mẹ rất dễ mắc nhiễm trùng hậu sản, do đó việc giữ gìn vệ sinh vùng kín rất quan trọng và là biện pháp phòng bệnh cơ bản nhất.

Hàng ngày vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần vào sáng, trưa, tối. Ngoài ra, mỗi lần đại tiện cũng cần rửa sạch.

Nước rửa phải là nước sạch. Tốt nhất dùng nước đun sôi để nguội. Có thể rửa bằng xà phòng (loại xà phòng thơm vì ít chất mòn da), có thể pha nước rửa với ít muối tinh (10gram muối - 2 thìa) cho một lít nước, hoặc vài hạt thuốc tím (để nước màu cánh sen là đủ) hoặc bằng các gói thuốc sát trùng phụ khoa có bán tại hiệu thuốc. Dùng vòi hoa sen, ấm đựng nước hoặc gáo giội nước để rửa. Cách rửa:

- Đầu tiên rửa ở chính giữa bộ phận sinh dục ngoài, sau đó lan ra vùng xung quanh. Mông và hậu môn cần rửa sau cùng. Không được xối nước và thò ngón tay vào rửa bên trong âm đạo.

- Rửa xong dùng khăn khô, sạch, thấm cho hết nước ở nơi vừa rửa. Nếu có vết khâu, nên đắp 1 miếng gạc sạch, khô tại chỗ. Có thể rắc ít bột Sunphamít lên miếng gạc trước khi đắp vào. Không dùng thuốc mỡ chống nhiễm trùng bôi ở vết khâu.

- Sau khi rửa và lau khô, dùng băng vệ sinh mới, sạch để đóng.

Nếu chỗ khâu bị nhiễm trùng mưng mủ, cần hỏi bác sĩ để chữa trị và khi nằm nên nằm nghiêng về phía không có vết thương để tránh nhiễm trùng vết thương.

Vệ sinh 'nhũ hoa'

Vú là bộ phận dễ nhiễm trùng, nếu không được vệ sinh tốt.

Khi lau mình hoặc tắm cần lau rửa kỹ hai bầu vú và núm vú. Nên dùng khăn xô mềm, không nên lau rửa bằng khăn mặt. Không kỳ cọ mạnh, vì có thể làm xước núm vú. Dùng nước đã đun sôi để âm ấm lau rửa là được, không nên dùng xà phòng. Đầu tiên, lau ở núm vú, sau lau đến quầng vú và lan dần ra cả vú. Khăn đã lau ra ngoài thì không dùng lau trở lại núm vú.


Sau sinh, phụ nữ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ. (Ảnh minh họa)

Trường hợp bị nhiễm trùng vú: có hiện tượng nứt núm vú (nứt cổ gà). Lúc này, cho con bú mẹ sẽ đau. Nên vắt sữa ra chén đã luộc sôi rồi dùng thìa cho con uống.

Nhiễm trùng vú nặng hơn, vú sẽ sưng, nóng, có mảng đỏ trên da và đau mỗi ngày một tăng. Ở nách, bên vú thường nổi hạch và do đau nên hạn chế cử động cánh tay. Lúc này cần vắt sữa thường xuyên, không để vú bị căng sữa. Nếu có, dùng bơm hút sữa thay cho vắt bằng tay để đỡ đau hơn. Dùng vải xô thấm nước lạnh hay nước đá đắp lên nơi sưng đau. Cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu nặng hơn nữa sẽ thành áp xe vú. Đó là những túi mủ nằm ngay dưới da hoặc ở trong vú. Bà mẹ sốt cao hơn, vú càng sưng to, nóng và đau nhức khiến bà mẹ không ăn ngủ được. Lúc này, nắn vào khối sưng không thấy cứng mà thấy mềm ra, lùng nhùng bên trong. Bà mẹ vẫn phải vắt sữa ra nhưng không cho trẻ bú vì có thể lẫn mủ. Kháng sinh không có tác dụng nên không cần dùng. Tốt nhất là đến bệnh viện khám, để chích tháo mủ. Áp xe vú ảnh hưởng xấu đến nuôi con còn làm cho vú bị biến dạng, teo nhỏ, mất thẩm mỹ về sau.

Vệ sinh thân thể

Ở nông thôn, thường có tập quán không cho bà mẹ sau đẻ tắm gội khi chưa hết cữ. Điều này không hợp với vệ sinh, sẽ làm bà mẹ khó chịu, ngứa ngáy và dễ mắc bệnh, nhiễm trùng.

Nếu mùa hè, sau 3 ngày bà mẹ có thể tắm, mùa đông thì sau 1 tuần.

Trong thời gian chưa tắm, cần lau người, vệ sinh bộ phận sinh dục và thay quần áo hàng ngày.

Những lần tắm đầu tiên sau đẻ nên dùng nước đã đun sôi, để ấm. Tắm trong nhà kín gió và dùng gáo dội. Thời gian không nên quá 10 phút. Tắm xong cần lau khô người mới mặc quần áo sạch. Tắm bằng nước lá thơm hay xà phòng đều tốt. Về mùa rét, sau khi tắm nên vào ủ chăn ấm hoặc lò sưởi. Mùa hè tắm xong không nên ngồi trước quạt máy hoặc nơi có gió lùa.

Ứng phó với từng căn bệnh:

Tóc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai là đẹp nhất. Sau khi sinh, lượng hóc môn trong cơ thể người phụ nữ dần dần trở lại trạng thái bình thường, nên trong thời gian 2 - 7 tháng sau sinh, tóc rụng hàng loạt trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ. Áp lực tinh thần tác dụng lên chức năng sinh lý làm cho rụng tóc càng nghiêm trọng.

Không cần phải điều trị khi có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Tóc sẽ ngừng rụng trong một thời gian ngắn, tóc mới sẽ mọc lên. Tuy nhiên cần áp dụng một số trị liệu đối với những tổn thương về mặt tinh thần do rụng tóc gây ra:

- Cần tâm lý thoải mái, tin tưởng là tóc sẽ không rụng nữa.

- Chăm sóc tốt cho tóc.

- Chú ý gội đầu cần lựa chọn dầu gội trung tính, dùng ngón tay massage da đầu, giúp tuần hoàn máu tốt hơn để nhanh mọc tóc.

- Không dùng lược cứng để chải đầu, không nên làm kiểu đầu thời thượng phức tạp.

- Giữ gìn trong sinh hoạt.

- Cần nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng, ít ăn thực phẩm nhiều mỡ, uống nhiều nước, vitamin liều lượng thích hợp.


Nên cẩn thận với chứng rụng tóc sau sinh. (Ảnh minh họa)

Vệ sinh vùng kín

Sau đẻ, bà mẹ rất dễ mắc nhiễm trùng hậu sản, do đó việc giữ gìn vệ sinh vùng kín rất quan trọng và là biện pháp phòng bệnh cơ bản nhất.

Hàng ngày vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần vào sáng, trưa, tối. Ngoài ra, mỗi lần đại tiện cũng cần rửa sạch.

Nước rửa phải là nước sạch. Tốt nhất dùng nước đun sôi để nguội. Có thể rửa bằng xà phòng (loại xà phòng thơm vì ít chất mòn da), có thể pha nước rửa với ít muối tinh (10gram muối - 2 thìa) cho một lít nước, hoặc vài hạt thuốc tím (để nước màu cánh sen là đủ) hoặc bằng các gói thuốc sát trùng phụ khoa có bán tại hiệu thuốc. Dùng vòi hoa sen, ấm đựng nước hoặc gáo giội nước để rửa. Cách rửa:

- Đầu tiên rửa ở chính giữa bộ phận sinh dục ngoài, sau đó lan ra vùng xung quanh. Mông và hậu môn cần rửa sau cùng. Không được xối nước và thò ngón tay vào rửa bên trong âm đạo.

- Rửa xong dùng khăn khô, sạch, thấm cho hết nước ở nơi vừa rửa. Nếu có vết khâu, nên đắp 1 miếng gạc sạch, khô tại chỗ. Có thể rắc ít bột Sunphamít lên miếng gạc trước khi đắp vào. Không dùng thuốc mỡ chống nhiễm trùng bôi ở vết khâu.

- Sau khi rửa và lau khô, dùng băng vệ sinh mới, sạch để đóng.

Nếu chỗ khâu bị nhiễm trùng mưng mủ, cần hỏi bác sĩ để chữa trị và khi nằm nên nằm nghiêng về phía không có vết thương để tránh nhiễm trùng vết thương.

Vệ sinh 'nhũ hoa'

Vú là bộ phận dễ nhiễm trùng, nếu không được vệ sinh tốt.

Khi lau mình hoặc tắm cần lau rửa kỹ hai bầu vú và núm vú. Nên dùng khăn xô mềm, không nên lau rửa bằng khăn mặt. Không kỳ cọ mạnh, vì có thể làm xước núm vú. Dùng nước đã đun sôi để âm ấm lau rửa là được, không nên dùng xà phòng. Đầu tiên, lau ở núm vú, sau lau đến quầng vú và lan dần ra cả vú. Khăn đã lau ra ngoài thì không dùng lau trở lại núm vú.


Sau sinh, phụ nữ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ. (Ảnh minh họa)

Trường hợp bị nhiễm trùng vú: có hiện tượng nứt núm vú (nứt cổ gà). Lúc này, cho con bú mẹ sẽ đau. Nên vắt sữa ra chén đã luộc sôi rồi dùng thìa cho con uống.

Nhiễm trùng vú nặng hơn, vú sẽ sưng, nóng, có mảng đỏ trên da và đau mỗi ngày một tăng. Ở nách, bên vú thường nổi hạch và do đau nên hạn chế cử động cánh tay. Lúc này cần vắt sữa thường xuyên, không để vú bị căng sữa. Nếu có, dùng bơm hút sữa thay cho vắt bằng tay để đỡ đau hơn. Dùng vải xô thấm nước lạnh hay nước đá đắp lên nơi sưng đau. Cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu nặng hơn nữa sẽ thành áp xe vú. Đó là những túi mủ nằm ngay dưới da hoặc ở trong vú. Bà mẹ sốt cao hơn, vú càng sưng to, nóng và đau nhức khiến bà mẹ không ăn ngủ được. Lúc này, nắn vào khối sưng không thấy cứng mà thấy mềm ra, lùng nhùng bên trong. Bà mẹ vẫn phải vắt sữa ra nhưng không cho trẻ bú vì có thể lẫn mủ. Kháng sinh không có tác dụng nên không cần dùng. Tốt nhất là đến bệnh viện khám, để chích tháo mủ. Áp xe vú ảnh hưởng xấu đến nuôi con còn làm cho vú bị biến dạng, teo nhỏ, mất thẩm mỹ về sau.

Vệ sinh thân thể

Ở nông thôn, thường có tập quán không cho bà mẹ sau đẻ tắm gội khi chưa hết cữ. Điều này không hợp với vệ sinh, sẽ làm bà mẹ khó chịu, ngứa ngáy và dễ mắc bệnh, nhiễm trùng.

Nếu mùa hè, sau 3 ngày bà mẹ có thể tắm, mùa đông thì sau 1 tuần.

Trong thời gian chưa tắm, cần lau người, vệ sinh bộ phận sinh dục và thay quần áo hàng ngày.

Những lần tắm đầu tiên sau đẻ nên dùng nước đã đun sôi, để ấm. Tắm trong nhà kín gió và dùng gáo dội. Thời gian không nên quá 10 phút. Tắm xong cần lau khô người mới mặc quần áo sạch. Tắm bằng nước lá thơm hay xà phòng đều tốt. Về mùa rét, sau khi tắm nên vào ủ chăn ấm hoặc lò sưởi. Mùa hè tắm xong không nên ngồi trước quạt máy hoặc nơi có gió lùa.

Với các chị em sinh mổ:

Ngoài những trường hợp bắt buộc do không thể sinh thường, thì cũng có một số trường hợp do sợ đau, sợ không nguyên vẹn làm ảnh hưởng hạnh phúc, hay muốn em bé chào đời đúng giờ để làm ăn phát đạt.

• Sinh mổ có ưu điểm nhanh, gọn, không phải theo dõi lâu, nhưng lại nhiều rủi ro: thai phụ mất nhiều máu, đau nhiều sau khi mổ, có thể gặp tai biến khi gây mê, gây tê, có nguy cơ cao nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng vết mổ, tụ máu dưới vết mổ, nguy cơ biến chứng tắc ruột, dính ruột sau này, lần mang thai sau có nguy cơ bánh nhau bám lên vết mổ gây nhau cài răng lược…

• Sinh mổ, người mẹ không thể cho em bé bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, do vậy không tận dụng được sữa non (có lượng kháng thể IgA chống nhiễm trùng tiêu hóa rất cao).

• Sinh thường sẽ khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc phục hồi tử cung sau khi sinh. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân cần phải có chế độ chăm sóc sau sinh đặc biệt dành cho các mẹ sinh mổ.

Kiêng cữ sau khi sinh mổ

Tuy sinh mổ không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ, 9-10 ngày sau có thể xuất viện, nhưng sản phụ sinh mổ vẫn cần chú ý những điều sau:

• Nên nằm nghiêng, có gối kê sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) vì khi nằm ngửa sẽ cảm thấy rất đau ở vết mổ.

• Không nằm yên tĩnh, cố định: Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường, nhưng ngủ lâu không tốt, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau 24h thì trở thân mình, ngồi dậy nhẹ nhàng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, như thế còn có thể dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc.

• Không nên ăn no: Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.

• Chú ý nước bẩn bài tiết ra: Nếu tử cung co rút không tốt, khôi phục kém thì nước ối vỡ sẽ tích chứa trong tử cung, bài tiết mà dẫn tới bị viêm nhiễm. Nên mỗi ngày cần kiểm tra độ nóng trong cơ thể, nếu vượt qua 38 độ C thì có thể bị viêm nhiễm, nên lập tức gặp bác sĩ để kháng chế trị liệu.

• Chú ý có hay không viêm nhiễm vết mổ: nếu khi không hoạt động, vết mổ ở bụng bị trướng lên hay đau đớn, đây có thể là do bị viêm nhiễm vết mổ. Chú ý vết mổ có biểu hiện màu hồng, sưng trương, nếu đụng vào vết mổ thì đau, xung quanh bị tấy cứng, nên đến bệnh viện điều trị.

• Đại tiểu tiện kịp thời: Sau khi phẫu thuật, nếu không thể bài tiết đại, tiểu tiện kịp thời thì dễ tạo thành nước tiểu bị lưu lại, và đại tiện bị vón, táo bón.

• Không nên làm việc gia đình sớm: Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau sinh mổ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khỏe để vết thương chóng khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.

• Không nên ăn cá: theo nghiên cứu thì trong cá chứa hàm lượng vị chua rất lớn, nó ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ phẫu thuật và khiến vết thương lâu không lành.

• Phòng trị cảm mạo: Sản phụ sau khi mổ cần hết sức giữ gìn tránh bị cảm mạo, bởi như thế sẽ làm giảm sức đề kháng của thân thể xuống rất thấp, vết thương dễ bị viêm nhiễm.

• Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ: Đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương chưa làmh cùng với âm đạo cần  được thường xuyên giữ vệ sinh, không được bôi thuốc gì lạ lên vết thương mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Không được cởi bỏ hết băng bó ở vết mổ cũng như không được băng quá chặt vết mổ.

“Tanamera,  thảo mộc dành cho mẹ khi mang thai & sau sinh” xin giới thiệu các sản phẩm cần thiết chăm sóc sản phụ sau khi mổ , trị giá 1,200,000đ

1. “Dầu massage thảo dược” dùng để massage cơ thể giúp giữ ấm cơ thể, máu huyết lưu thông, thải độc tố  & giảm đau nhức mỏi.
2. “Thảo dược tắm” giúp cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh & đỡ nhức mỏi.
3. “Thảo dược vệ sinh & xông vùng kín” giúp sát khuẩn & vệ sinh vùng âm đạo, giải tỏa những khó chịu & mùi hôi.



Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?
Dạy con sống độc lập
Dạy bé tập nói nhanh
Dạy trẻ uống nước
Dạy chim sáo nói tiếng người
Làm gì khi con lười học

(ST).