Cách chăm sóc da tuổi 30 đẹp rạng ngời như thiếu nữ
Cách chăm sóc da mặt bằng dưa chuột cho làn da trắng đẹp, mượt mà
Cách chăm sóc da ở tuổi 40 cho làn da trẻ đẹp, mịn màng
Da khô là do giảm lượng chất tiết của tuyến bã, tuyến nhờn không cung cấp đủ chất bóng cho da. Khi lớp hydrolipid, chất bảo vệ da tự nhiên bị thiếu, da trở nên khô, nứt, căng ra. Da khô có thể do di truyền hoặc do thiếu một số chất dinh dưỡng như vitamin A, B; tiếp xúc nhiều với nắng, gió, lạnh; hút thuốc lá; stress; sử dụng các hóa chất, mỹ phẩm làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da... Một số thuốc gây tác dụng phụ khô da như nhóm thuốc chống co thắt, kháng histamine hoặc lợi tiểu.
Chăm sóc da khô giúp bạn cải thiện làn da
Đôi khi, da khô là dấu hiệu của nhược
giáp. Loại da này thường mỏng, mịn, ít khi bị nám hoặc nổi mụn nhưng lại
dễ dẫn đến lão hóa da như các vết nhăn quanh mắt, miệng, cổ, những vết
nhăn mỗi khi cười. Da khô gây cảm giác thô, nhám, tróc vẩy khi sờ vào.
Người bị khô da thường có biểu hiện hay ngứa ở bàn tay, chân.
Da khô thường rất nhạy cảm và vào mùa đông, da có xu hướng tệ đi và vì thế nó đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận.
1. Dùng kem dưỡng ẩm đúng cách
Giải pháp tốt nhất để chăm sóc da khô là tránh dùng các loại kem dưỡng
và lotion thương mại có chứa khoáng chất dạng dầu và các sản phẩm gốc
dầu khác. Kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da khác có thành phần
hypoallergenic tự nhiên sẽ là tốt nhất.
Mỗi sáng, sau khi rửa mặt, hãy vỗ nhẹ dầu dừa nguyên chất, dầu ca cao
hay dầu hạt mỡ nguyên chất lên toàn bộ cơ thể. Chúng có chứa các chất
dưỡng phẩm như tinh dầu, các vitamin thân thiện với da như vitamin A, C,
D, E và protein.
Các loại kem dưỡng và lotion tự nhiên sẽ mang lại lợi ích tối đa cho da
khô- giúp làm liền, thấm sâu và bảo vệ da khỏi sự lão hóa.
2. Tránh vòi nước
Nếu da mặt bị khô, đừng rửa mặt dưới vòi nước chảy vì nước máy thường
chứa florua và một số chất rắc rối khác. Thay vào đó, hãy dùng nước
khoáng lạnh hay các viên đá hoặc tốt hơn cả là rửa mặt với các lotion,
toner hay sữa rửa mặt không chứa cồn, được làm từ các thành phần tự
nhiên.
Chúng sẽ làm sạch da khô mà không gây kích ứng, trong khi giúp cân bằng
độ ẩm. Toner và sữa giúp lấy đi các chất bẩn và mỹ phẩm, làm sạch và
thoáng các lỗ chân lông, giúp da khô trở nên sạch, mềm và ẩm hơn.
3. Dùng xà phòng chiết xuất lúa mạch
Nếu da của bạn khô và dễ ngứa thì hãy thử giảm thời gian dành cho tắm
gội - một số chuyên gia da liễu thậm chí còn đề xuất chỉ nên dành không
quá 3 phút tiếp xúc với nước.
Dùng loại xà phòng ít xút nhất và không được lạm dụng – chỉ dùng xà
phòng 1 lần/ngày. Xà phòng bánh thường không được khuyến nghị dùng cho
da khô. Thay vào đó, 1 lần/tuần hãy dùng xà phòng chiết xuất lúa mạch,
vốn làm sạch da dịu nhẹ mà không gây kích ứng.
Sau khi tắm, đừng dùng khăn tắm lau da. Thay vào đó hãy vỗ nhẹ khăn tắm
lên da. Dùng các chất dưỡng ẩm thoa lên da khi da vẫn còn ẩm và lưu ý
đến đôi chân, vùng da vốn khô nhất.
4. Thêm các loại dầu thực vật trong bữa ăn
- Nếu da toàn thân hay da đầu trở nên khô, ngứa, cách tốt nhất là tránh ăn uống không có chọn lựa.
- Cung cấp cho da lớp dầu hạt mỡ hay dầu dừa vài lần mỗi ngày để ngừa
mất nước và kích ứng da. Khô da cũng gần như bệnh eczema và các bệnh da
khó chịu khác.
- Một cách tích cực khác là thêm dầu thực vật, trứng, dầu dừa và cá nước sâu vào chế độ ăn.
5. Dùng máy làm ẩm
Vào những tháng mùa đông lạnh và khô, nên đầu tư 1 máy làm ẩm và đặt nó
ở trong phòng ngủ hay các khu vực mà bạn dành nhiều thời gian. Bổ sung
độ ẩm không khí sẽ giúp cải thiện da ngay lập tức.
Bài 2 Cách chăm sóc da mặt bị nám
Khi đã bị nám, cần lưu ý là phải hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với ánh
nắng càng nhiều càng tốt. Khi phải tiếp xúc với nắng cần đội mũ rộng
vành, đeo khẩu trang dày, bôi kem chống nắng có chỉ sổ chống nắng SPF từ
15 trở lên.
Chăm sóc da bị nám đúng cách
Hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm, nhất là mỹ phẩm có nhiều hóa chất, nhiều
chất thơm, chất lột da, chất tẩy da. Không bôi chất lột da mạnh, càng
lột da mạnh thì sau này mức độ nám sẽ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Bôi kem có chất corticoid có thể giúp vết nám mờ nhanh nhưng sau đó sẽ mau chóng xuất hiện trở lại nhiều hơn.
Cần tìm và loại bỏ nguyên nhân gây nám... không lo lắng suy nghĩ nhiều,
tránh stress, ngủ đầy đủ 7 - 8 tiếng/ngày. Ăn thêm rau quả tươi, uống
nước đầy đủ, tuyệt đối không dùng "kem trộn" có chất corticoid bán ngoài
chợ hoặc một số nơi gọi là "thẩm mỹ viện".
Bôi kem hoặc thuốc có chất corticoid có thể giúp vết nám mờ nhanh,
nhưng sau đó nám sẽ mau chóng xuất hiện trở lại nhiều hơn và dễ gây tác
dụng phụ do corticoid như nổi mụn nhiều, da bị nhờn, bị đỏ, ngứa ngáy
rất khó chịu. Sử dụng vitamin C liều cao từ 1g mỗi ngày dưới dạng chích,
uống giúp giảm quá trình tạo ra nám.
Sử dụng chất L.Cysteine có gốc SH có thể giúp ích trong việc làm giảm
nám, bôi thuốc hoặc mỹ phẩm trị nám có chứa chất vitamin C, arbutin,
axit kojic, axit azelaic, licorice, tretinoin, hydroquinone, các loại
thuốc hoặc mỹ phẩm này thường bôi ban đêm...
Bài 3 Da bị tàn nhang
Tàn nhang là những vết nhỏ xuất hiện bên ngoài da, có liên quan đến sự
phát triển sắc tố của phần đáy và trung bì. Dưới tác động của ánh nắng
mặt trời, tàn nhang sẽ trở nên sậm màu hơn
Có hai dạng tàn nhang cơ bản, đó là nốt tàn hương và lốm đốm.
Dạng thứ nhất là những vết đốm bằng phẳng màu đỏ hoặc nâu nhạt thường
xuất hiện trên da vào mùa hè và nhạt dần vào mùa đông, do di truyền gây
ra. Còn dạng thứ hai có màu sậm hơn, không nhạt đi vào mùa đông và cũng
do điều kiện di truyền gây ra.
Tàn nhang có khuynh hướng nhạy cảm với tia UV nên dễ xuất hiện trên
những vùng da phơi trần dưới ánh nắng mặt trời. Tuy tàn nhang có thể tìm
thấy trên toàn bộ cơ thể, nhưng nhiều nhất là những vùng da bị phơi
nhiều ngoài nắng. Nói chung, tàn nhang chỉ gây mất thẩm mỹ trên khuôn
mặt chứ không có tác động nào đến sức khoẻ của bạn.
Tàn nhang thường xuất hiện trên khuôn mặt và bàn tay cũng như một số
vùng khác trên cơ thể khi chúng bị phơi trần nhiều ngoài ánh nắng, cơ
bản là do những tế bào đặc biệt của da làm sản sinh sắc tố melanin gây
nên.
Tàn nhang cũng có thể xuất hiện do khi phơi làm rám nắng cho da. Khi
những tia nắng thâm nhập vào da, chúng làm kích hoạt những tế bào biểu
bì tạo hắc tố làm cho vết tàn nhang càng sậm màu và nhiều hơn, mặc dù sự
phân bổ của sắc tố melanin lại không giống nhau. Sự thay đổi bất thường
của những hormone trong cơ thể, do yếu tố di truyền, phản ứng phụ gây
ra khi sử dụng một số chủng loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tàn
nhang.
Tàn nhang thường xuất hiện ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn.
Những người có màu tóc vàng hoặc đỏ, người có thể trạng ốm yếu, tàn
nhang lại càng xuất hiện rõ hơn.
Giải pháp cho da tàn nhang:
Với những người có làn da đặc biệt nhạy cảm, dễ tổn thương với ánh sáng
mặt trời, tàn nhang có thể dẫn đến ung thư da. Vì thế, việc phòng ngừa
luôn tốt hơn là để tàn nhang xuất hiện mới điều trị.
Những người bị tàn nhang do yếu tố di truyền, cần che chắn bất cứ khi
nào thích hợp và hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Điều này giúp ngăn
ngừa tàn nhang phát sinh đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ung thư da.
Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng một số mỹ phẩm làm trắng da hoặc
chữa nám da, vì nếu dùng lâu dễ dẫn đến ung thư da. Chế độ dinh dưỡng
nhiều vitamin A, C, E có trong rau củ, trái cây cũng góp phần làm tăng
khả năng đề kháng của da dưới sức nóng mặt trời.
Điều trị theo cách dân gian:
Một số cách thức đơn giản sau đây giúp bạn loại bỏ những vết tàn nhang đáng ghét trên khuôn mặt, đó là:
Uống nước cà chua: uống nước cà chua hoặc ăn cà chua sống mỗi ngày giúp
ngừa tàn nhang. Đó là nhờ vào các chất hiện hữu trong cà chua có tác
dụng chống lại hoạt tính của thành phần tyrozin, làm biến mất hoặc giảm
thiểu những sắc tố chết trên da mặt.
Thoa nước đu đủ: lấy đu đủ xanh nghiền nát, dùng nước thoa lên mặt từ 2 - 3 lần/ngày. Sau hai giờ rửa sạch mặt với nước lạnh.
Đắp mặt nạ với gạo: khoét một lỗ nhỏ trên vỏ trái dưa hấu, cho vào đó
vài hạt gạo. Sau một tuần lễ, lấy những hạt gạo ra và nghiền nhuyễn
thành bột để đắp lên mặt giúp giảm vết tàn nhang.
Thoa mặt với hỗn hợp mật ong và trái lý chua: nghiền nhuyễn 1/4 tách
trái lý chua còn xanh và một muỗng cà phê mật ong để thoa lên mặt trong
nửa giờ. Sau đó, rửa sạch mặt với nước ấm và vỗ nhẹ lên da nước ép trái
chanh tươi pha loãng sẽ làm nhạt bớt vết tàn nhang.
Bài 4 Cách chăm sóc da dầu (nhờn)
Da nhờn nếu rửa mặt không đúng cách sẽ càng làm cho tuyến dầu hoạt động
mạnh hơn, chính vì vậy khuôn mặt bạn luôn bóng dầu và nhiều mụn cũng là
điều dễ hiểu.
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây sạm da. Sau
viêm nhiễm, da bị tăng sắc tố, trở nên xanh xám, nâu. Hiện tượng này sẽ dần
biến mất, nhanh hay chậm tuỳ vào độ sâu của vết thương.
Bình thường, chỗ da trên cơ thể có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều sẽ sẫm màu
một cách đồng đều. Trong chứng sạm da có sự xuất hiện những nốt hay mảng màu
sẫm hơn xung quanh. Đó là tình trạng tăng nhiễm sắc tố. Bệnh không nguy hiểm
nhưng là mối quan tâm không
Sự khác nhau về màu da ở con người liên quan đến số lượng melanin, oxyhemoglobin,
hemoglobin khử và caroten. Melanin là sắc tố chủ yếu tạo nên màu da, tóc và
mắt. Nó cũng là lá chắn làm giảm tác hại của tia cực tím đối với da, ngăn ngừa
các phản ứng viêm da do ánh nắng. Sạm da có thể toàn thân hay khu trú. Da có
thể nhẵn hay xù xì, lan tỏa hay từng mảng, có màu nâu vàng (nám da), cà phê sữa
hay đen, kèm ngứa hay triệu chứng của các bệnh khác. Có nhiều nguyên nhân gây
sạm da:
Do rối loạn sắc tố, di truyền: Da của bệnh nhân có chỗ bị đen, có nhiều nốt
ruồi đen, bớt bẩm sinh, vết chàm trên môi, mặt, ngón tay. Đơn cử là bệnh u xơ
thần kinh - một bệnh di truyền trội, xuất hiện từ lúc 3 tuổi. Thương tổn da chủ
yếu ở thân mình, tứ chi. Đó là các dát màu nâu, hơi vàng hay cà phê sữa, kích
thước mảng 1-1,5 cm, có trên 6 mảng, kèm theo nhiều u xơ nhỏ, có chân dính với
da, đặc biệt chỉ khu trú ở phần trên cơ thể, kèm theo là triệu chứng của u
tuyến cận giáp.
Nguyên nhân nội tiết: Ở bệnh suy thượng thận kinh diễn hai bên, 94% trường hợp
có sạm da. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, không đồng đều, da khô,
xỉn, kém đàn hồi, niêm mạc sẫm. Các biểu hiện khác: yếu cơ toàn thân, mau mệt
mỏi, huyết áp hạ (tối đa 85-90 mmHg). Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, đau bụng
từng cơn, gầy nhanh, suy kiệt. Sạm da còn có thể do rối loạn chức phận tuyến
yên, tuyến sinh dục. Sự thay đổi nội tiết cũng gây sạm da ở phụ nữ có thai. Sau
khi sinh, bệnh sẽ bớt hoặc khỏi, nhưng cũng có khi tồn tại vĩnh viễn.
Nguyên nhân chuyển hóa: Biểu hiện ở bệnh nhiễm sắc tố sắt do bị ứ đọng quá mức
chất sắt trong cơ thể, nhất là ở gan và các tổ chức, trong đó có da. Sạm da
cũng hay gặp ở người xơ gan, đái tháo đường.
Nguyên nhân dinh dưỡng: Bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn thường có các dát
màu nâu bẩn ở khắp thân mình. Hiện tượng này cũng gặp ở các bệnh giảm protein,
viêm cầu thận mạn, viêm đại tràng mạn, hội chứng giảm hấp thu, đôi khi tóc biến
đổi thành màu đỏ nâu. Trong bệnh thiếu vitamin B12, tóc có màu nâu xám, da tăng
sắc tố ở các khớp nhỏ của bàn tay.
Nguyên nhân hóa học: Bệnh hắc tố Riehl gặp ở những công nhân tiếp xúc với các
sản phẩm dầu lửa, hắc ín, những người nội trợ dùng bếp ga, dầu hỏa; thường gặp
ở lứa tuổi 30. Da sạm khi ra nắng, có hiện tượng ngứa nhẹ. Bắt đầu sạm da ở
mặt, trán, thái dương, gò má, cằm, chi trên, bụng, ngực, chi dưới; lúc đầu sẫm,
sau đó có màu đen, là những chấm hay mảng đen, da thô ráp. Bệnh nhân kém ăn,
nhức đầu, gầy sút, suy nhược, nhịp tim chậm. Bệnh thường kéo dài, khó chữa. Sạm
da cũng gặp ở những người lạm dụng hóa mỹ phẩm như kem bôi có hydroquinon;
người dùng hóa trị liệu lâu ngày, dùng thuốc tránh thai, thuốc chống sốt rét,
tetraxyclin.
Nguyên nhân lý học: Tổn thương da trong các chấn thương cơ học hay do bỏng,
nóng, do tia tử ngoại... Thường sạm da khu trú ở những nơi tiếp xúc với các yếu
tố trên, có khi là giảm sắc tố.
Nguyên nhân khối u: Các u ác tính ở giai đoạn cuối có thể làm da tăng sắc tố,
có màu xanh đen. Các dát màu nâu, mịn như nhung, vị trí thường ở nách. Bệnh
thường kết hợp với các ung thư biểu mô đường tiêu hóa, hô hấp.
Điều trị sạm da
Melanin có thể bị nhạt hoặc mất màu bởi các chất oxy hóa khử mạnh như oxy già,
thuốc tím, vitamin C. Ngoài việc điều trị nguyên nhân, tránh tiếp xúc với các
yếu tố gây bệnh, ta còn có thể điều trị bằng vitamin C liều cao, Methionin,
vitamin nhóm B, điều trị các bệnh tiêu hóa, an thần.
Có thể dùng điện thủy châm các huyệt can du, phế du, thận du bằng vitamin B12,
vitamin H3, Novocain 1%. Điều trị 1-3 lần/tuần, mỗi đợt 2-3 tháng. Kết quả điều
trị tốt 28%, vừa 41%, không khỏi 26%. Cách tốt nhất là khi bị sạm da, bệnh nhân
phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân để được điều trị
và phòng bệnh đúng cách.
Da khô thường rất nhạy cảm và vào mùa đông, da có xu hướng tệ đi và vì thế nó đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận.
Chăm sóc da khô cho các mùa
1. Dùng kem dưỡng ẩm đúng cách
Giải pháp tốt nhất để chăm sóc da khô là tránh dùng các loại kem dưỡng
và lotion thương mại có chứa khoáng chất dạng dầu và các sản phẩm gốc
dầu khác. Kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da khác có thành phần
hypoallergenic tự nhiên sẽ là tốt nhất.
Mỗi sáng, sau khi rửa mặt, hãy vỗ nhẹ dầu dừa nguyên chất, dầu ca cao
hay dầu hạt mỡ nguyên chất lên toàn bộ cơ thể. Chúng có chứa các chất
dưỡng phẩm như tinh dầu, các vitamin thân thiện với da như vitamin A, C,
D, E và protein.
Các loại kem dưỡng và lotion tự nhiên sẽ mang lại lợi ích tối đa cho da
khô- giúp làm liền, thấm sâu và bảo vệ da khỏi sự lão hóa.
2. Tránh vòi nước
Nếu da mặt bị khô, đừng rửa mặt dưới vòi nước chảy vì nước máy thường
chứa florua và một số chất rắc rối khác. Thay vào đó, hãy dùng nước
khoáng lạnh hay các viên đá hoặc tốt hơn cả là rửa mặt với các lotion,
toner hay sữa rửa mặt không chứa cồn, được làm từ các thành phần tự
nhiên.
Chúng sẽ làm sạch da khô mà không gây kích ứng, trong khi giúp cân bằng
độ ẩm. Toner và sữa giúp lấy đi các chất bẩn và mỹ phẩm, làm sạch và
thoáng các lỗ chân lông, giúp da khô trở nên sạch, mềm và ẩm hơn.
3. Dùng xà phòng chiết xuất lúa mạch
Nếu da của bạn khô và dễ ngứa thì hãy thử giảm thời gian dành cho tắm
gội - một số chuyên gia da liễu thậm chí còn đề xuất chỉ nên dành không
quá 3 phút tiếp xúc với nước.
Dùng loại xà phòng ít xút nhất và không được lạm dụng – chỉ dùng xà
phòng 1 lần/ngày. Xà phòng bánh thường không được khuyến nghị dùng cho
da khô. Thay vào đó, 1 lần/tuần hãy dùng xà phòng chiết xuất lúa mạch,
vốn làm sạch da dịu nhẹ mà không gây kích ứng.
Sau khi tắm, đừng dùng khăn tắm lau da. Thay vào đó hãy vỗ nhẹ khăn tắm
lên da. Dùng các chất dưỡng ẩm thoa lên da khi da vẫn còn ẩm và lưu ý
đến đôi chân, vùng da vốn khô nhất.
4. Thêm các loại dầu thực vật trong bữa ăn
Nếu da toàn thân hay da đầu trở nên khô, ngứa, cách tốt nhất là tránh ăn uống không có chọn lựa.
Cung cấp cho da lớp dầu hạt mỡ hay dầu dừa vài lần mỗi ngày để ngừa mất
nước và kích ứng da. Khô da cũng gần như bệnh eczema và các bệnh da khó
chịu khác.
Một cách tích cực khác là thêm dầu thực vật, trứng, dầu dừa và cá nước sâu vào chế độ ăn.
5. Dùng máy làm ẩm
Vào những tháng mùa đông lạnh và khô, nên đầu tư 1 máy làm ẩm và đặt nó
ở trong phòng ngủ hay các khu vực mà bạn dành nhiều thời gian. Bổ sung
độ ẩm không khí sẽ giúp cải thiện da ngay lập tức.
Làm đẹp da: Mặt nạ cho da khô
Hãy chọn những sản phẩm có tác dụng chống khô da để làm mặt nạ như
glycerin, bơ, mật ong. Đây là những thành phần chất tự nhiên có tác dụng
giúp giảm chứng khô và bong tróc của da.
1. Bạn cũng có thể pha trộn hỗn hợp glycerin, mật ong và tinh dầu để
đắp lên mặt. Hiệu quả sẽ rất bất ngờ sau một thời gian bạn thực hiện.
Chú ý khi da khô bạn tuyệt đối không được sử dụng những thành phần chất
càng làm cho da khô rát hơn.
2. Có một phương pháp khác để chữa trị da khô cũng rất hiệu quả đó là
bột mỳ. Đơn giản bạn chỉ cần trộn bột mỳ với nước ấm rồi đắp lên mặt,
thành phần chất có trong bột mỳ sẽ giúp loại bỏ chứng khô da một cách
nhanh chóng.
3. Từ lâu trứng cũng được sử dụng để dưỡng da mặt rất hiệu quả. Ví dụ
da dầu bạn sẽ dùng lòng trắng trứng để đắp. Tương tự da khô bạn sẽ dùng
lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng trộn với tinh dầu và mật ong sẽ là một loại
mặt nạ dành cho da khô cực kì hiệu nghiệm.
4. Với da khô điều quan trọng là bạn phải tích cực dưỡng ẩm và nuôi
dưỡng cho làn da. Và mặt nạ bơ và mật ong nghiền nhuyễn sẽ cung cấp cho
bạn những độ ẩm cần thiết và ngăn chặn một cách tích cực làn da khô tróc
trong mùa hè.
Chăm sóc da khô với sữa chua
Sữa lên men không chỉ có tác dụng rất tốt với việc hấp thu lactose cho
cơ thể mà còn giúp làn da khô trở nên mịn màng, tươi sáng.
Đối phó với da mệt mỏi
Nếu bạn có một ngày làm việc căng thẳng, làn da của bạn trở nên xỉn màu
và nhăn nheo. Hãy tăng cường sức mạnh cho làn da bằng cách kết hợp sữa
chua với một số loại hoa quả để tạo nên thức uống thơm ngon, bồi bổ cơ
thể.
Mặt nạ dưỡng ẩm
Có thể sử dụng sữa chua để dưỡng da cho toàn bộ cơ thể. Trộn 1 quả
chuối, 1 thìa mật ong, 2 thìa yến mạch, 1 cốc sữa chua, xay nhuyễn và
bôi đều lên cơ thể trong vòng 15 phút sau khi tắm. Sau đó tắm lại với
nước ấm, bạn sẽ thấy da mềm mại và tươi sáng hơn.
Làm sạch da
Bạn có thể làm sạch da bằng cách trộn 1 thìa sữa chua với một thìa dầu
mè, đắp mặt trong vòng 15 phút và rửa lại với nước ấm. Mỗi tuần một lần,
bạn có thể sử dụng cách khác để làm sạch sâu cho làn da với hỗn hợp yến
mạch, nước chanh, dưa chuột tươi, sữa chua và mát xa trong vòng 15
phút. Trong khi yến mạch, nước chanh giúp tẩy da chết thì sữa chua, dưa
chuột sẽ làm sạch và mềm da.
Làm đẹp tóc
Sữa chua cũng có thể làm sạch và giúp mái tóc trở nên mềm mại hơn. Kết
hợp sữa chua và một lòng đỏ trứng gà, một thìa mật ong lớn ủ tóc trong
vòng 20 phút. Rửa sạch lại với nước ấm và dầu gội để có mái tóc sáng
khỏe.
Bước 1: Xác định được loại da
Bước
quan trọng nhất trong việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc cho da mụn là
bạn phải xác định được loại da của bạn. Vì vậy hãy xem xét cách xác
định các loại da bạn đang sở hữu nhá!
1. Dùng kem dưỡng ẩm đúng cách
Giải pháp tốt nhất để chăm sóc da khô là tránh dùng các loại kem dưỡng và lotion thương mại có chứa khoáng chất dạng dầu và các sản phẩm gốc dầu khác.
Kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da khác có thành phần hypoallergenic tự nhiên sẽ là tốt nhất.
Mỗi sáng, sau khi rửa mặt, hãy vỗ nhẹ dầu dừa nguyên chất, dầu ca cao hay dầu hạt mỡ nguyên chất lên toàn bộ cơ thể. Chúng có chứa các chất dưỡng phẩm như tinh dầu, các vitamin thân thiện với da như vitamin A, C, D, E và protein.
Các loại kem dưỡng và lotion tự nhiên sẽ mang lại lợi ích tối đa cho da khô- giúp làm liền, thấm sâu và bảo vệ da khỏi sự lão hóa.
Kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da khác có thành phần hypoallergenic tự nhiên sẽ là tốt nhất cho da khô.
2. Tránh vòi nước
Nếu da mặt bị khô, đừng rửa mặt dưới vòi nước chảy vì nước máy thường chứa florua và một số chất rắc rối khác. Thay vào đó, hãy dùng nước khoáng lạnh hay các viên đá hoặc tốt hơn cả là rửa mặt với các lotion, toner hay sữa rửa mặt không chứa cồn, được làm từ các thành phần tự nhiên.
Chúng sẽ làm sạch da khô mà không gây kích ứng, trong khi giúp cân bằng độ ẩm. Toner và sữa giúp lấy đi các chất bẩn và mỹ phẩm, làm sạch và thoáng các lỗ chân lông, giúp da khô trở nên sạch, mềm và ẩm hơn.
3. Dùng xà phòng chiết xuất lúa mạch
Nếu da của bạn khô và dễ ngứa thì hãy thử giảm thời gian dành cho tắm gội - một số chuyên gia da liễu thậm chí còn đề xuất chỉ nên dành không quá 3 phút tiếp xúc với nước.
Dùng loại xà phòng ít xút nhất và không được lạm dụng – chỉ dùng xà phòng 1 lần/ngày. Xà phòng bánh thường không được khuyến nghị dùng cho da khô. Thay vào đó, 1 lần/tuần hãy dùng xà phòng chiết xuất lúa mạch, vốn làm sạch da dịu nhẹ mà không gây kích ứng.
Sau khi tắm, đừng dùng khăn tắm lau da. Thay vào đó hãy vỗ nhẹ khăn tắm lên da. Dùng các chất dưỡng ẩm thoa lên da khi da vẫn còn ẩm và lưu ý đến đôi chân, vùng da vốn khô nhất.
Nếu da của bạn khô và dễ ngứa thì hãy thử giảm thời gian dành cho tắm gội.
4. Thêm các loại dầu thực vật trong bữa ăn
Nếu da toàn thân hay da đầu trở nên khô, ngứa, cách tốt nhất là tránh ăn uống không có chọn lựa.
Cung cấp cho da lớp dầu hạt mỡ hay dầu dừa vài lần mỗi ngày để ngừa mất nước và kích ứng da. Khô da cũng gần như bệnh eczema và các bệnh da khó chịu khác.
Một cách tích cực khác là thêm dầu thực vật, trứng, dầu dừa và cá nước sâu vào chế độ ăn.
5. Dùng máy làm ẩm
Vào những tháng mùa đông lạnh và khô, nên đầu tư 1 máy làm ẩm và đặt nó ở trong phòng ngủ hay các khu vực mà bạn dành nhiều thời gian. Bổ sung độ ẩm không khí sẽ giúp cải thiện da ngay lập tức.
Khi bị mụn, nhiều người cứ nghe mách loại mỹ
phẩm nào tốt, sạch mụn là mua về dùng ngay, nhưng chẳng thấy "linh
nghiệm". Và sau đó, họ lại nghĩ rằng không sản phẩm nào hợp với mình cả.
Rửa
mặt quá ít hay quá nhiều lần, mặc đồ bó sát, ăn nhiều đồ béo hay stress
liên tục... là các lý do khiến những cố gắng trị mụn của bạn trở nên vô
tác dụng.
Những nốt mụn trứng cá xuất hiện trên da khiến bạn thấy khó chịu và kém tự tin. Bạn đã thử nhiều cách hay dùng vô số sản phẩm để loại trừ chúng mà không thấy hiệu quả? Theo Allwomenstalk, có thể do bạn đã mắc một số sai lầm dưới đây:
Chưa tìm đúng sản phẩn trị mụn cho mình. Khi bị mụn, nhiều người cứ nghe mách loại mỹ phẩm nào tốt, sạch mụn là mua về dùng ngay, nhưng chẳng thấy "linh nghiệm". Và sau đó, họ lại nghĩ rằng không sản phẩm nào hợp với mình cả.
Thực tế, bạn nên đi gặp chuyên gia da liễu để kiểm tra xem da mình thuộc loại gì, phù hợp với sản phẩm như thế nào. Khi đã tìm ra sản phẩm phù hợp, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để trị sạch mụn.
Nghĩ rằng mụn sẽ tự biến mất nên chẳng làm gì cả: Việc quá để ý đến các nốt nhỏ, rồi suốt ngày nặn, bóp vào nó tất nhiên là chẳng tốt chút nào. Nhưng nếu bạn nghĩ mụn tự mọc rồi cũng sẽ tự lặn và chẳng cần để ý làm gì thì cũng không được. Điều này có thể khiến mụn lan ra và thậm chí nhiễm trùng.
- Không thay đổi chế độ ăn: Theo các nghiên cứu khoa học, chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làn da của bạn. Hơn nữa, nhiều người còn rất dễ dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Vì vậy, khi mặt bị mụn, bạn nên điều chỉnh lại bữa ăn của mình, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, và tránh những thực phẩm từng gây dị ứng cho bạn.
- Không có thói quen chăm sóc da thường xuyên: Khi bị mụn, bạn đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để chăm sóc da, mong những nốt mụn kia nhanh biến mất. Nhưng khi quá trình này bắt đầu có hiệu quả, làn da trở lại bình thường bạn lại dừng ngay tất cả các việc này lại. Đây không phải là ý kiến hay. Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc da, thậm chí ngay cả khi khuôn mặt bạn hoàn toàn không còn mụn.
- Không rửa mặt thường xuyên hoặc rửa mặt quá nhiều lần: Rửa mặt sạch là bước đầu tiên để chăm sóc cho làn da của bạn được khỏe mạnh. Nếu bạn lười rửa, làn da không được sạch, thoáng sẽ là điều kiện tốt cho mụn sinh sôi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên rửa mặt quá nhiều lần. Làm sạch da mặt một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối là đủ.
- Dùng sai loại sữa rửa mặt. Nhiều người bị mụn dùng loại sữa rửa mặt khiến da của họ khô đi và nghĩ như thế sẽ hạn chế được mụn. Một số khác lại dùng loại sữa rửa mặt không làm da sạch thật sự hoặc chúng sinh nhờn thêm. Cả hai cách trên đều không tốt cho da và chỉ tạo cơ hội cho mụn phát triển.
- Stress liên tục. Hãy hít thở sâu và thư giãn. Đó là cách tốt để giảm căng thẳng và áp lực cho cuộc sống hằng ngày của bạn và cũng giúp làn da của bạn đẹp hơn.
- Mặc quần áo quá chật.
Những bộ đồ bó sát có thể sẽ khiến bạn trông hấp dẫn hơn nhưng lại
không tốt cho làn da bị mụn của bạn. Quần áo chật sẽ tạo ra hơi ẩm và
sức nóng bên trong và chính điều này sẽ kích thích làn da của bạn. Bạn
nên mặc những bộ đồ thoải mái và sạch sẽ để da được thở.
(ST).