Chăm sóc da mặt mụn mùa đông cực chuẩn

Nhiều chị em thường bối rối không biết nên chọn mỹ phẩm nào cho phù hợp với làn da của mình. Nhìn chung, chúng ta rất khó phân loại chính xác loại da nên việc chăm sóc không mang lại hiệu quả.

Việc nhận biết đặc điểm của làn da rất quan trọng, để từ đó có chế độ chăm sóc đúng đắn. Hãy tìm hiểu xem da bạn thuộc loại nào qua cách nhận biết sau đây:

Da dầu, nhờn: Nếu bạn lúc nào cũng phải khổ sở với một lượng dầu trên mặt thì chắc hẳn bạn thuộc nhóm da này. Một đặc điểm dễ thấy cho loại da này là nó tiết ra chất nhờn cả ngày và dễ dàng làm trôi hết lớp phấn trang điểm trên mặt bạn.

Da khô: Bạn là người thuộc nhóm da khô nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy da mặt mình căng và khô rát. Nếu thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm, bạn sẽ không thực sự biết được chính xác mức độ khô rát của da. Do đó, hãy thử ngưng dùng kem dưỡng ẩm trong một ngày để hiểu rõ da của bạn, từ đó có những giải pháp hiệu quả hơn cho làn da khô.

Loại da quyết định loại kem dưỡng, mặt nạ, mỹ phẩm trang điểm... phù hợp (Ảnh minh họa)

Da hỗn hợp: Loại da này dầu nhiều ở vùng chữ T (trán và mũi) và khô ở vùng chữ U (má, cằm). Việc chăm sóc da hỗn hợp khá phức tạp khi bạn phải chia vùng da để chăm sóc cho phù hợp. May thay, trên thị trường, hầu hết các nhãn hàng mỹ phẩm đều có dòng sản phẩm dành riêng cho da hỗn hợp. Một số nhãn hàng còn chia da hỗn hợp thành hai loại: da hỗn hợp thiên dầu và da hỗn hợp thiên khô, vì vậy bạn cần chú ý khi lựa chọn.

Da nhạy cảm: Một làn da nhạy cảm sẽ làm cho khuôn mặt lúc nào cũng ửng đỏ, vì lượng axit amin trong cơ thể càng cao, sẽ càng làm cho da dễ bị kích ứng gây ra các triệu chứng thường thấy như là: viêm da, vẩy nến và eczema…

Mụn trứng cá: Những ai thuộc nhóm da này thường là do di truyền, lỗ chân lông to hoặc da dễ kích ứng. Người có làn da này cần giữ cho da luôn sạch để không bị nổi mụn. Nên đi khám da liễu nếu tình trạng này kéo dài.

Da nám hoặc lão hóa: Tùy thuộc vào độ tuổi và môi trường, da sẽ bị lão hóa nhiều hay ít. Ánh nắng mặt trời, áp lực công việc, căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến nhất. Da bị sạm, thiếu sắc tố, xuất hiện các đốm đen hoặc các nếp nhăn do thiếu collagen là những dấu hiệu thường thấy nhất ở làn da bị lão hoá.

Chăm sóc da mụn trứng cá

Chăm sóc da đúng cách trong quá trình điều trị mụn đóng một vai trò hết sức quan trọng, vừa giúp quá trình điều trị đạt kết quả cao, vừa giúp bệnh thuyên giảm nhanh. Đồng thời giúp hạn chế những hậu quả, biến chứng do mụn để lại.

Làm sạch da rất quan trọng, giúp lấy đi những chất bụi bẩn, vi trùng, đồng thời nó còn giúp làm sạch tế bào chết trên mặt da, giúp cho các thuốc bôi được hấp thu tốt hơn.

Chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì:

* Buổi sáng: Rửa mặt với sữa rửa mặt thích hợp; có thể thoa Alphahydroxy gel8-10% lên toàn mặt, trừ vùng mắt; thoa kem chống nắng SPF 30 phổ rộng lên mặt, loại không gây nhân mụn.

* Buổi tối: Rửa sạch mặt với sữa rửa mặt loại không gây nhân mụn; có thể thoa Alphahydroxy lên toàn mặt, trừ vùng mắt; thoa một lượng nhỏ Benzoylperoxid 2-5% lên vùng bít tắc mát-xa nhẹ cho đến khi thuốc thấm vào da, vỗ nhẹ thuốc ở vùng có sẩn, mụn mủ.

Chăm sóc da mụn độ 1:

* Buổi sáng: Rửa mặt  với sữa rửa mặt dạng hạt (không dùng dạng này trong da mỏng và nhạy cảm). Dùng với nước ở nhiệt độ phòng; thoa Alphahydroxy gel 8-10% lên toàn mặt, tránh vùng mắt; thoa kem chống nắng loại không gây nhân mụn, phổ rộng, SPF 30.

* Buổi trưa: Ở người da quá nhờn hoặc làm việc trong môi trường quá nóng hoặc sau khi đổ mồ hôi nhiều thì vào lúc giữa trưa nên lập lại tiến trình như buổi sáng.

* Buổi tối: Làm sạch phần trang điểm với nước tẩy trang, sữa rửa mặt không gây nhân mụn; có thể thoa Alphahydroxy gel lên toàn mặt, tránh vùng mắt; thoa hỗn hợp benzoyl peroxide 5% + clindamycin, sulfur-resorcinol hoặc acid Salicylic ở vùng da bị bít tắc và vùng da dầu thật nhẹ nhàng.

Chăm sóc da mụn độ 2:

- Chăm sóc da như mụn độ 1.

- Mụn độ 2 là một trong những thể mụn khó điều trị. Trong khi điều trị cần sự quan tâm của khách hàng cũng như chuyên viên chăm sóc.

- Điều trị tại phòng chăm sóc da: Nên điều trị lần/1-2 tuần.

- Lấy nhân mụn: Sau lần tham vấn đầu tiên, nên cho khách hàng dùng sản phẩm làm tiêu nhân mụn trước khi lấy nhân mụn. Các nhân mụn sẽ được lấy ra dễ hơn sau khi đã dùng thuốc bôi ở nhà.

Chăm sóc mụn độ 3:

- Mụn độ 3 nên được chăm sóc bởi bác sĩ da liễu và chuyên viên chăm sóc.

- Rửa mặt với sữa rửa mặt benzoyl peroxide dạng hạt.

-  Sau đó bôi gel benzoyl peroxide 10% lên mụn.

- Dùng thuốc uống.

- Nên chọn sản phẩm trang điểm không gây nhân mụn.

- Khi mụn lành: Đi chăm sóc da ở phòng chăm sóc da mỗi 3 hoặc 4 tuần/lần.

Chăm sóc mụn độ 4 (mụn bọc):

- Thể mụn này cần được hướng dẫn điều trị của bác sĩ da liễu. Đây là thể mụn nặng và da rất nhiều dầu.

- Cách chăm sóc như mụn độ 3.

- Ở phòng chăm sóc da: 1 lần/tuần, ngăn ngừa sang thương mới bằng cách lấy các chỗ bít tắc, các nhân mụn kín cũng như mở.

- Chiếu ánh sáng xanh vào nơi có mụn tuần 2 lần.

- Đối với các cục, nang, nốt dưới sâu thì phải nhờ đến các bác sĩ da liễu (tiểu phẫu, chích corticoid).

- Tránh dùng các sản phẩm gây nên nhân mụn.

Chăm sóc da mụn sau điều trị:

- Luôn có ý thức phải chăm sóc da thường xuyên mặc dù đã chữa lành mụn.

- Luôn tẩy trang thật kỹ và rửa sạch mặt sau khi trang điểm.

- Luôn rửa sạch mặt ngày 2 lần với sữa rửa mặt thích hợp.

- Lựa chọn loại kem dưỡng da thích hợp và lót trực tiếp lên da trước khi dùng kem chống nắng hoặc các loại kem phấn trang điểm.

- Có chế độ ăn uống giàu vitamin và chất khoáng, uống đủ nước, tránh táo bón, tránh stress, tránh phơi trực tiếp da mặt dưới ánh mặt trời gay gắt.

- Ngủ sớm, đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn thoải mái.

- Nếu có điều kiện đi chăm sóc da 1 lần/tuần.

7 mặt nạ giúp xóa mụn nhanh chóng

Nhiều người khuyến cáo rằng không nên đắp mặt nạ khi bị mụn vì gây tác lỗ chân lông và da mặt sẽ càng bị mụn. Thế nhưng, áp dụng "bí kíp" dưới đây bạn vẫn có thể sử dụng một số loại mặt nạ từ thiên nhiên để làm giảm mụn nhanh chóng mà không cần phải đến thẩm mỹ viện.

Chanh

Nếu mặt bạn bất ngờ bị nổi mụn, hãy xoa nước chanh tươi lên vùng da này để giảm sưng tấy. Axit trong chanh sát khuẩn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, tạo làn da săn chắc và giảm mụn. Cách này có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy da hơi rát, bạn có thể pha thêm một ít nước vào nước cốt chanh để làm giảm kích ứng cho da mặt.

Bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt chanh vào sữa chua và trộn đều lên. Sau đó bôi lên da mặt khoảng 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm cho da. Mặt nạ này sẽ giúp làm giảm mụn và trị thâm hiệu quả.

Sử dụng lòng trắng trứng trộn với 1 thìa nước cốt chanh và đắp mặt trong 15 phút giúp làm se lỗ chân lông, giảm dầu thừa và mụn trứng cá. Loại mặt nạ này có thể sử dụng 1 tuần từ 2đến 3 lần để hạn chế mụn trứng cá.

Bạc hà

Giã lá bạc hà vắc lấy nước. Trộn 1/2 chén nước lạnh với 1 muỗng nước cốt bạc hà. Sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp này thoa đều lên da mặt. Sau đó rửa mặt thật sạch bằng nước ấm. Có thể dùng hỗn hợp này để thay sữa rửa mặt dùng hàng ngày khi da mặt bị mụn.

Hoặc bạn cũng có thể giã lá bạc hà và bôi chúng trực tiếp lên da. Để khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạc hà sẽ giúp làm sạch và giảm mụn mụn trứng cá, mụn bọc trên da.

Đu đủ

Đu đủ chín, lấy ruột, nghiền nát, sau đó đắp lên mặt khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày. Hoặc dùng nước ép đu đủ bôi lên mặt, để khoảng 20 phút. Sau đó rửa lại thật sạch với nước ấm. Mặt nạ này sẽ làm giảm các triệu chứng da tấy đỏ, đau rát và làn da cũng trở nên sáng đẹp hơn.

Bạn có thể lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn trong vòng 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Trong đu đủ có chứa một lượng lớn axit Ascorbic (Vitamin C), Vitamin A, vitamin B, B2 có khả năng ức chế quá trình hình thành mụn trứng cá và mụn đầu đen rất hiệu quả.

Nha đam

Dùng dao cắt lớp vỏ ngoài của lá nha đam, lấy phần ruột trong suốt có chất dịch nhờn nằm phía trong lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Làm 2 lần/tuần sẽ thấy mụn giảm nhanh chóng.

Cà chua

Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Đắp những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.   Hoặc bạn cũng có thể xay trái cà chua ra, lấy nước cốt và bôi lên mặt. Để khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.

Cà chua có tính axit, trong đó chứa kali và vitamin C giúp làm sạch da mặt, giảm lượng dầu ở da và làm giảm mụn đầu đen nhanh chóng.

Quả mơ

Mơ có tác dụng thanh tẩy da, giảm viêm và sưng. Với những người bị mụn bọc, mụn mủ thì đây sẽ là liệu pháp chăm sóc da tuyệt vời. Sau khi rửa mặt sạch, bạn nghiền mơ thành hỗn hợp sền sệt, đắp lên mặt trong 10 phút và massage nhẹ nhàng.  Sau đó rửa lại với nước ấm để có kết quả tốt nhất.

Mật ong

Bạn có thể nhỏ vài giọt mật ong trên miếng cotton mềm và sau đó thoa đều lên vết mụn. Để khoảng 10 - 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Mật ong là nguyên liệu hoàn hảo để loại bỏ vi khuẩn và thể gây ra mụn cho làn da.

Lưu ý cho bạn:

- Khi da đang bị mụn, bạn tránh việc sờ nắn mụn, hoặc nặn mụn. Vì việc này sẽ làm cho da mặt của bạn xấu hơn và tình trạng mụn sẽ trở nên tồi tệ hơn.

- Ngoài việc sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên thì bạn cũng nên kết hợp sử dụng những thực phẩm từ thiên nhiên này trong bữa ăn hàng ngày của mình. Bổ sung nhiều rau củ quả và uống nhiều nước để làm giảm mụn hiệu quả.

- Mặt nạ không nên để lâu qua đêm, sẽ làm hại cho da mặt và gây bít lỗ chân lông làm cho da mặt bạn sẽ càng thêm mụn.

- Trong thời gian bị mụn, bạn nên hạn chế việc trang điểm vì việc trang điểm sẽ làm cho da mặt bạn không thở được, đôi khi còn gây nên tình trạng da bị kích ứng và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều mụn hơn.

Chăm sóc da bị mụn trứng cá nặng


Mủ hay chất nhầy trắng có thể chảy ra ngoài qua các lỗ mở ra da trong một thời gian dài. Khi lành bệnh thường để lại sẹo lõm hoặc lồi.TTO - Mụn trứng cá nặng là những trường hợp mụn trứng cá với các biểu hiện nhiều tổn thương viêm đỏ, có mủ, tạo thành cục ở sâu, gây đau, hoặc nhiều cục sâu, áp-xe hợp lại tạo thành đường dò.

Các dạng mụn trứng cá nặng

Mụn trứng cá bọc:

Sang thương gồm nhiều sẩn viêm, mụn mủ, nang (kyst) và cục sưng to, đau. Vị trí thường ở mặt, ngực, lưng. Dạng này thường gặp ở nam.

Mụn trứng cá cụm:

Biểu hiện lâm sàng đa dạng với cùi mụn, sẩn, mụn mủ, cục, áp xe và sẹo. Vị trí ở lưng, mông, ngực; ít gặp hơn là bụng, vai, cổ, mặt, cánh tay và đùi. Sang thương thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ rất hôi. Lành thường để lại sẹo lõm và sẹo lồi. Bệnh thường khởi phát ở tuổi trưởng thành và nam gặp nhiều hơn nữ.

Mụn trứng cá ác tính:

Đây là một dạng mụn trứng cá rất nặng. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với sang thương viêm, kích thước lớn và rất đau ở ngực và lưng (ít gặp ở mặt). Sang thương nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo. Bệnh nhân thường sốt, kèm với tăng bạch cầu (10.000 - 30.000/mm3), đau khớp, đau cơ và các triệu chứng toàn thân khác. Bệnh đa số gặp ở thiếu niên.

Khi lành thương tổn sẽ để lại sẹo lõm hoặc lồi.

Các yếu tố gây nên mụn trứng cá nặng:

Trong một số trường hợp mụn sẽ trở nên nặng do cơ địa, diễn tiến bệnh hoặc do điều trị không thích hợp. Mụn trứng cá nặng hay gặp ở nam nhiều hơn nữ gấp 10 lần và đa số gặp ở những người có yếu tố gia đình tức có anh chị em hoặc bố mẹ trong nhà cũng bị mụn trứng cá nặng. Tự điều trị hoặc sử dụng đơn thuốc của người thân dùng điều trị mụn có hiệu quả trước đây có thể làm tình trạng mụn nặng hơn hoặc gây biến chứng.

Một số thói quen xấu như sờ tay lên mặt, nặn, hút, lễ mụn; hoặc gây bít tắc lỗ chân lông như dùng mỹ phẩm, đội nón chặt, để tóc che phủ mặt, đổ mồ hôi nhiều … ; hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da không phù hợp; hoặc dùng bông hoặc khăn chà xát sẽ dễ làm mụn trứng cá nặng hơn; chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.

Điều trị:           

Mặc dù mụn trứng cá không phải là một bệnh đe dọa cuộc sống nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn lên chất lượng cuộc sống khi mà bệnh đa phần tác động lên lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh gây cho người bệnh cảm giác bối rối, bất an khi tiếp xúc với người khác và thậm chí có thể gây trầm cảm, xa lánh bạn bè, thụ động. Đặc biệt đối với mụn trứng cá nặng nếu như chúng ta không biết chăm sóc và điều trị đúng cách thì có thể để lại sẹo xấu, gây ảnh hưởng tâm sinh lý vĩnh viễn. Chúng ta cần nắm rõ các yếu tố sau nhằm góp phần đem lại hiệu quả tối ưu trong việc giải quyết các trường hợp này:

Điều trị mụn trứng cá là một quá trình liên tục. Tất cả những điều trị mụn trứng cá cần làm là phải ngăn những đợt mụn mới bộc phát. Những vết tích do mụn trứng cá gây ra cần phải được chữa lành và được cải thiện theo thời gian. Nếu mụn trứng cá không có cải thiện sau 2-3 tháng điều trị, cần phải thay đổi phác đồ khác theo ý kiến của bác sĩ Da liễu, tùy theo dạng mụn trứng cá.

Đôi khi, những phát ban do mụn trứng cá có thể gây ra do những nguyên nhân khác như dùng mỹ phẩm, một số dung dịch hay một số thuốc dùng bằng đường uống. Cần phải cung cấp những thông tin gần đây về việc dùng thuốc trên da hay bằng đường uống cho bác sĩ  Da liễu của bạn.

Điều trị tại chỗ

- Thuốc thoa

- Khá nhiều những dung dịch hay kem bôi  gây ra mụn trứng cá nhẹ hoặc làm da trở nên khô hơn, do đó cần đọc chỉ dẫn sử dụng một cách cẩn thận.

- Có nhiều loại kem, gel, hay dung dịch bôi có chứa chất giống vitamine A, benzoyl peroxide, hay kháng sinh nhằm hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông và sự phát triển của vi khuẩn. Những chế phẩm này có thể gây khô da và tróc vẩy. Bác sĩ Da liễu sẽ cho bạn những lời khuyên về cách sử dụng thuốc an toàn và làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ.

Nếu bạn dự định sẽ mang thai, hay đang có thai hoặc cho con bú, nên thông báo cho bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ một thuốc nào (kể cả thuốc bôi).

Tiểu phẩu

Can thiệp phẫu thuật đối với mụn trứng cá có thể được thực hiện bởi bác sĩ da liễu, nhằm loại bỏ những mụn đầu đen hay đầu trắng.

Bào da vi phẫu có thể được dùng để loại bỏ những lớp trên cùng của da nhằm làm cải thiện những bất thường trên bề mặt da.

Lột da nhẹ bằng hóa chất như: acid salicylic hay glycolic acid sẽ giúp giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, mở những mụn đầu đen và đầu trắng, cũng như kích thích sự tạo da mới.

Tiêm corticosteroids có thể được sử dụng trong điều trị những mụn trứng cá nốt cục; cách này có thể giúp chúng biến mất nhanh hơn.

Đường uống:

Kháng sinh:

Những kháng sinh dùng bằng đường uống như: tetracycline, doxycycline, minocycline hay erythromycine thường được kê toa. Đối với mụn trứng cá nặng có thể dùng thêm sulfamethoxazol/trimethoprime hoặc Dapsone

Thuốc viên ngừa thai

Thuốc viên ngừa thai có thể cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá, và được dùng theo một cách riêng trong điều trị mụn trứng cá. Điều quan trọng là cần phải biết những kháng sinh dùng bằng đường uống nào có thể làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai uống. Vì thế cần theo dõi một cách thận trọng tác dụng phụ khi dùng thuốc này.

Những phương pháp trị liệu khác

Trong những trường hợp mụn trứng cá nặng không đáp ứng với điều trị, isotretinoin có thể được dùng. Những bệnh nhân dùng isotretinoin cần phải biết những tác dụng phụ của thuốc này. Theo dõi thường xuyên trong những lần tái khám là cần thiết. Khi đang dùng thuốc này không được có thai, vì thuốc có thể gây quái thai.

Phái nữ cũng có thể dùng hóc môn sinh dục nam hoặc những thuốc làm giảm hóc môn sinh dục nam nhằm giúp cải thiện tình trạng mụn.

Liệu pháp ánh sáng quang học với bước sóng có ánh sáng xanh có thể giúp ích trong điều trị mụn trứng cá.

Bác sĩ da liễu của bạn sẽ đánh giá tình trạng mụn trứng cá của bạn và khuyến cáo những công thức điều trị thích hợp; tùy vào tuổi, giới, dạng mụn trứng cá mà bạn mắc phải.

Điều trị sẹo của mụn trứng cá:

Bác sĩ Da liễu có thể điều trị các dạng sẹo của mụn trứng cá theo nhiều cách khác nhau. Tái tạo bề mặt da bằng laser, bào da, hóa chất hay đốt điện có thể làm phẳng sẹo lõm. Sự tăng sinh mô mềm cùng với các sợi collagen hay tổ chức mô mỡ có thể gây ra sẹo. Đối với sẹo lõm có thể sửa chữa sẹo bằng dao vi phẫu và kỹ thuật ghép da. Việc kết hợp những điều trị phẫu thuật da này có thể cho kết quả khác nhau đáng kể.

Chăm sóc da đúng cách:

Vấn đề không phải chỉ bác sĩ da liễu của bạn đã dùng thuốc gì để điều trị mụn trứng cá, mà là việc bạn tiếp tục chăm sóc da trong và sau điều trị có đúng cách không. Mụn trứng cá không chữa khỏi hẳn, nhưng có thể kiểm soát được; điều trị đúng cách sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và có thể ngăn ngừa được tình trạng sẹo mụn.

1. Chăm sóc da đúng cách khi bị mụn trứng cá nặng:

- Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, nặn, hút, hoặc lể mụn vì sẽ gây đỏ và tạo sẹo da.

- Hạn chế các yếu tố gây bít tắc lổ chân lông như dùng mỹ phẩm, đội nón chặt, để tóc che phủ mặt, đổ mồ hôi nhiều

- Chọn lựa các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da phù hợp: các sản phẩm rửa êm dịu da, không chứa cát nhám; các sản phẩm dưỡng có ghi chú “non-acnegenic” (không tạo mụn) hoặc “non-conmedogenic” (không tạo cồi).

- Nên rửa mặt 2 – 3 lần mỗi ngày. Chỉ rửa bằng nước sạch khi da khô, đỏ, ngứa do tác dụng của thuốc đang điều trị bệnh. Có thể dùng thêm sản phẩm rửa thích hợp 1 lần vào buổi tối khi da nhờn. Khi rửa không nên dùng bông hoặc khăn chà xát vì sẽ làm trầy xướt da mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bằng tay, sau đó thấm khô nước bằng gạc sạch.

2. Điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

- Hạn chế ăn ngọt, chất béo.

- Ngủ đều độ, tránh thức khuya.

- Tạo đời sống tinh thần lành mạnh, giảm thiểu stress và mất ngủ.

- Bảo vệ da chống nắng: hạn chế đi nắng; đeo khẩu trang, đội nón rộng vành bằng vải màu sậm; bôi kem chống nắng.

- Nên kiên trì thăm khám nhiều lần và liên tục bởi bác sỹ chuyên khoa da liễu.

- Không nên dùng thuốc theo lời khuyên của bạn bè, người quen, hoặc tự mua thuốc dùng bởi vì việc điều trị rất khác nhau giữa người này và người khác, nó phụ thuộc tuổi, giới tính, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm loại da, loại mụn…

- Có thể phối hợp phương pháp chính gồm thuốc uống, thuốc thoa với các phương pháp hỗ trợ như chiếu ánh sáng xanh, chiếu tia laser, lột da …

Mặt nạ trị mụn

Mụn trứng cá

Làm sạch mụn nhanh nhất

Dùng thuốc kháng sinh trị mụn đúng cách

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá

Trị mụn khi mang thai

(st)