Chăm sóc răng

 

ĂN SAO CHO TỐT RĂNG

Cẩn thận cho trẻ ăn những thức ăn cần thiết là điều quan trọng nhất mà bạn có thể đóng góp để giúp cháu có được hàm răng lành mạnh.

Đừng bao giờ cho em bé của bạn các bình nước trái cây pha đường ngọt để uống tùy thích bất cứ lúc nào vì như vậy có nghĩa là răng em bé sẽ liên tục tiếp xúc với đường và kết quả là cháu sẽ bị hư răng cửa do “bú bình” rất sớm - mới lên ba mà miệng đã đầy răng sún.

Cho ăn bánh kẹo ngọt, thì tránh đừng cho ăn kẹo dẻo dính răng vì những kẹo này lưu lại trên răng lâu hơn.

Cho ăn phô mai vào cuối bữa ăn khiến cho nước miếng hoá kiềm và giúp cho trung hoà chất axit làm mòn răng.

Chỉ nên cho trẻ ăn một miếng bánh, ăn trong vài phút chứ đừng cho ăn một bịch kẹo phải ăn cả một buổi chiều mới hểt.

Nên thưởng cho bé trái cây và yaourt không bỏ đường, tránh tập cho bé quen ăn những thức có hại cho răng.

CHĂM SÓC RĂNG

Khi trẻ được khoảng 3 tuổi, thói quen cơ bản về chăm sóc răng cũng đã trở nên thuần thục rồi. Sáng và chiều hai lần đánh răng có sự giám sát cẩn thận của người lớn ngay dù rằng ở tuổi này một đứa trẻ chắc hẳn làđã đủ khéo tay để tự đánh răng một mình rồi. Sáu tháng một lần đi khám nha sĩ để kiểm tra xem răng có mọc bình thường không, cũng là điều quan trọng. Những kỳ đến cho nha sĩ “đếm răng” cũng là một cách tốt để cho trẻ em làm quen dần với những lần đi khám nha sĩ.

Hiện nay đa số mọi người đều có ý thức là, trong bữa ăn, đường là chất hại răng. Những thức ăn ngọt sinh ra những chất axit trong miệng gây tổn thương cho lớp men răng do lấy đi mất chất vôi canxi. Một khi hiện tượng này đã xảy ra, chiếc răng bên dưới sẽ bị bện sâu răng xâm nhập và các lỗ “sâu ăn” bắt đầu hình thành. Trám răng có thể chữa cho răng hết sâu, điều không thể tránh khỏi là chiếc răng sâu bị yếu đi và nếu bị sâunhiều, có khi cần phải nhổ và tác hại đến vị trí của chiếc răng mọc sau.

PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG

Các em bé chỉ ăn những thức ăn nào mà bố, mẹ hay người chăm sóc cho ăn thôi. Một khi em bé lớn lên, và tăng thêm tính tự lập, bé sẽ bắt đầu biểu lộ rõ hơn những sở thích về ăn uống và sẽ có nhiều cơ hội để tự mình lựa chọn thức ăn – và thức ăn ngọt nhiều khi là những thứ trẻ con thường ưa thích. Vì lý do đó, nên sớm tập cho cháu có những thói quen tốt về mặt ăn uống. Trên hết bạn nên cố gắng kiểm soát số lượng kẹo cháu ăn vào. Không có đứa trẻ nào cần thiết phải ăn đường hay kẹo cả, và bạn có thể dễ dàng tìm ra những thức ăn ngon ít tác hại hơn dưới dạng trái cây hay những quà vặt có hương vị thơm ngon.

Dĩ nhiên, trong cuộc sống thực tế, trẻ con có ăn một số lượng nhất định thức ăn ngọt có đường. Bạn có thể giới hạn tác hại của những thức ăn này trên hàm răng con bạn, bằng cách cho cháu ăn chúng vào chung trong các bữa ăn. Các quà vặt có đường ăn trong khoảng giữa hai bữa ăn gây tác hại hơn cả. Lỡ con bạn có ăn thì gì đặc biệt ngọt, bạn hãy cẩn thận nhắc cháu đánh răng ngay sau khi ăn càng sớm càng tốt.

Cho uống nước ép trái cây không pha loãng cũng là một nguyên nhân gây sâu răng thường gặp nga cả ở những đứa trẻ ít ăn kẹo, nên bao giờ bạn cũng nên pha loãng nước ép trai cây (với nước). Buổi tối, sau khi đã đánh răng rồi, không nên để trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì không phải là nước. Các chất axit gây sâu răng có thể lưu lại trong miệng, làm cho tiến trình tác hại lên men răng tiếp diễn trong nhiều giờ. Trong trường hợp con bạn quen uống sữa trước khi đi ngủ, bạn hãy cho cháu uống trước và rồi hãy đánh răng.

NHỮNG LỖ TRÁM ĐẦU TIỀN

Nếu bạn may mắn, con bạn sẽ ít cần hay không cầnphải chữa răng trong suốt thời thơi ấu. Nha sĩ của bạn sẽ để ý thấy bất cứ dấu hiệu sâu răng nào vào những dịp khám răng định kỳ 6 tháng một lần, tuy nhiên ông sẽ cho cái hẹn thêm nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu đổi màu của răng hoặc nếu con bạn kêu đau răng. Nếu bị đau răng nhẹ trên răng sữa, nha sĩ có thể quyết định không trám răng để tránh gây xáotrộn không cần thiết cho con bạn. Người ta đã chứng minh rằng lớp men răng có khả năng tái tạo canxi hoá nếu lỗ răng sâu không lớn.

Một nha sĩ chữa răng cho trẻ con thường đã khai thác được những kỹ thuật giảm thiểu mọi cảm giác lo sợ. Bằng cách sử dụng những thuốc tê xịt tại chỗ để cho không đau và dùng những kim cực nhỏ để tiêm cho thích hợp.

NHỮNG SỰ CỐ LIÊN QUAN TỚI RĂNG

Ở trẻ em dưới 5 tuổi ngoài sâu răng, ít có khi nào cần đi chữa răng. Một tổn thương cho răng tổn hại đến dây thần kinh khiến cho răng “chết”, ngay cho dù răng vẫn còn nằm nguyên vị trí. Trong trường hợp này cái răng sẽ đổi màu nhưng tiếp theo thì không có ảnh hưởng xấu nào khác và người ta có thể cứ để nguyên răng đó cho đến khi có răng trưởng thành thay thế. Nếu một chiếc răng bị mẻ, bạn nên đưa cháu đi hỏi ý kiến nha sĩ. Nếu một cái răng sữa hoàn toàn bị gẫy, bạn sẽ cần đưa ngay đi nha sĩ. Nên đưa con bạn tới phòng cầp cứu nha khoa gần nhất, mang theo cả chiếc răng bị gãy. Trong một số trường hợp người ta có thể đặt lại chiếc răng vào hàm, tuỳ thuộc vào tuổi của đứa trẻ và vị trí của cái răng.

FLOUR

Flour là một khoáng chất đã được chứng mình làm giảm được tỷ lệ xuất hiện của bệnh sâu răng do củng cố lớp men răng. Người ta cho thêm Flour vào kem đánh răng và ở một số vùng, vào cả nguồn nước dùng.

Người ta cũng có thể uống Flour qua đường miệng dưới dạng thuốc giọt hay viên nén. Các nha sĩ khuyến cáo nên dùng kem đánh răng có hàm chứa Flour cho cả người lớn lẫn trẻ con.

Nhiều nha sĩ cho rằng chỉ kem đánh răng có Flour thôi, không đủ để bảo vệ răng khỏi bị sâu.

Nếu nước trong vùng bạn ở hàm chứa dưới 0,7 phần triệu chất Flour (bạn có thể có được thông tin đó từ cơ quan có thẩm quyền về nước tại địa phương), nên cho con bạn uống thêm Flour dưới dạng viên nén.

Luôn luôn hỏi ý kiến nha sĩ hay bác sĩ của bạn trước khi cho uống Flour bổ sung, và nên theo lời khuyên nha sĩ (hay bác sĩ) một cách chu đáo.

Điều quan trọng là nên tránh cho qúa nhiều chất Flour. Cho quá liều có thể dẫn tới một căn bệnh gọi là bệnh nhiễm Flour (Flourosis), khi đó lứa răng trưởng thành đang phát triển trở nên lốm đốm.


(St)