Cách chăm sóc da tuổi 30 đẹp rạng ngời như thiếu nữ
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào?
Cách chăm sóc mèo mẹ sinh con đúng cách
Ba tháng cuối, thai phụ nên có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để thuận tiện cho việc sinh nở.
Ba tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, bà bầu cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và chế độ nghỉ ngơi hợp lí để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này.
Dinh dưỡng cho mẹ trong ba tháng cuối
- Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú... Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá...
- Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.
- Nước: Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt. Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày và uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn.
- Bà bầu nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối... Khi mắc bệnh huyết áp cao, hoặc phù thũng thì nên hạn chế ăn muối. Để hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Cũng có thể ăn một số thức ăn có vị chua, hoặc vị ngọt để thay thế cho thức ăn có vị mặn. Duy trì các bữa ăn đều đặn, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng và tuyệt đối không nên bỏ bữa. Cố gắng ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng. Cách chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ giúp hạn chế áp lực lên thành bụng và dạ dày và giúp cơ thể bà bầu hấp thụ tốt hơn.
- Nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh vì thế hãy chọn các thực giàu dinh dưỡng và hoa quả cho các bữa ăn phụ.
Thực phẩm cho IQ tốt cho bé
Các loại axit béo không no rất cần cho sự sống và đặc biệt quan trọng đối với các bà bầu. Axit béo omega-3 DHA và EPA giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển rất nhanh.
Các bé sinh non hoặc nhẹ cân thường bị bỏ qua mất giai đoạn quan trọng này và cần được sự chăm sóc đặc biệt, trong đó phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu axit béo omega-3. Các bác sĩ nhi thường khuyên các bà mẹ cho trẻ sinh non bú mẹ hay dùng sữa công thức loại đặc biệt.
Thai phụ nên cố gắng bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày:
- Ăn 2 bữa cá/tuần hoặc uống dầu cá nếu không thích ăn cá.
- Ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân...
- Ăn các loại ra lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, đỗ xanh.
- Ăn các loại dầu thực vật làm từ hạt vừng, hạt hướng dương, đậu nành, canola.
- Ăn nhiều đỗ tương và đậu phụ.
Giải pháp giúp cho bà bầu ngủ ngon
Lúc này, thai nhi nằm theo tư thế đầu quay xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Đầu của bé sẽ đè vào bàng quang và do đó bà bầu sẽ phải dậy trong đêm 4-6 lần để đi vệ sinh. Bên cạnh đó, thận của bà bầu cũng làm việc nhiều hơn, lọc máu và sản xuất ra lượng nước tiểu nhiều hơn gấp đôi trước khi mang bầu.
- Cũng giống như ở ba tháng đầu, bà bầu cần tránh uống bất kì thứ gì trước khi đi ngủ vài tiếng. Trong ngày thì bạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại. Khi đi vệ sinh, hãy ngồi nghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hết hoàn toàn khỏi bàng quang. Nên nhớ là không được nhịn đi tiểu vì có thể làm nhiễm trùng nước tiểu ở các cơ quan khác.
- Thời kì này, bà bầu cũng thường xuyên bị chuột rút. Đạp chân xuống giường có thể làm giảm triệu chứng này. Kéo giãn chân trước khi lên giường,tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút. Canxi, magie, kali là những dưỡng chất cần thiết cho cơ co bóp và các chức năng khác trong cơ thể nên cần bổ sung thức ăn chứa các chất đó. Kali có trong các loại thức ăn như: khoai tây, chuối, các loại đậu, ngũ cốc, lúa mạch, lê. Thức ăn giàu magie gồm có: quả hạnh và đào lộn hột. Những thức ăn có chứa cả ba loại khoáng chất đó là: rau bina, sữa chua, và cá hồi. Cuối cùng, nên nhớ uống đủ nước vì sự khử nước làm mất cân bằng chất điện phân và gây ra chuột rút.
- Cố gắng thúc đẩy hàm lượng hấp thu chất sắt và axit folic. Đặt miếng đệm nóng vào chân 15 – 20 phút để làm giảm cảm giác muốn đung đưa chân.
Khám thai
Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.
Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.
Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng cuối
Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh hưởng đến thai trừ một số trường hợp nên tránh, ví dụ như đang bị ra máu, ra nước (nghi do tổn thương màng ối), nhiễm khuẩn âm đạo, đau bụng do có cơn co. Cần có tư thế tình dục thích hợp trong 3 cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi khiến người mẹ mất sức, hơn nữa thai to cũng không thoải mái cho 2 người.
Trong vài tuần sau sinh, do người phụ nữ còn mỏi mệt, còn đau do tổn thương ở tầng sinh môn, thay đổi về nội tiết nên không ham muốn. Nhưng thông thường, 6-8 tuần lễ sau sinh, họ đã có thể quan hệ tình dục vì lúc này các cơ quan trong tiểu khung (tử cung, âm đạo) đã trở lại hình thể và vị trí như trước lúc có thai và sức khỏe người phụ nữ đã bình thường.
Giục sinh
Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó, ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh. Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:
- Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
- Trẻ không phát triển bình thường
- Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn.
Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:
- Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi.
- Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.
- Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp.
- Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.
- Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra.
Ba tháng cuối thai kỳ là “tổng hòa của những mâu thuẫn”. Bạn tăng tốc cho giai đoạn về đích của thai kỳ nhưng lại quá mệt. Bạn khát nước nhưng lại thường xuyên phải vào nhà vệ sinh. Hãy nuông chiều bản thân – cả tâm trí nữa – theo cách thật nhẹ nhàng. Đây là những thay đổi bạn có thể gặp và cách để chăm sóc cho chính mình trong “tam cá nguyệt” quyết định của thai kỳ.
Không chỉ tải trọng cơ thể của bạn tăng từ 10-15kg (có khi còn hơn), mà tử cung đang nở lớn của bạn cũng khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải sắp xếp lại, khiến bạn càng thêm căng thẳng. Bạn có thể sẽ cảm thấy suy kiệt một chút, nhưng bạn cũng muốn giữ được năng lượng của mình, vậy đây là những giải pháp cho bạn:
- Tập các bài tập thể dục nhỏ. Đi bộ quanh nhà là một cách; bơi lội hay yoga cho bà bầu cũng là lựa chọn tốt; nhưng hãy chắc rằng bạn luôn lắng nghe cơ thể mình, nếu bạn thấy nhanh mệt, hãy giảm cường độ xuống. Nếu bạn thấy quá mệt, đơn giản là cứ ngồi yên.
- Nghỉ ngắn trong lúc làm việc. Hãy kê cao chân và nếu có thế, hãy chợp mắt vài phút.
- Ăn ít một, chia làm nhiều bữa và ăn vặt (nhưng đủ chất). Thai phụ đi làm nên dự trữ một ít đồ ăn vặt tại nơi làm việc.
- Nếu bạn cảm thấy mức năng lượng của bạn vẫn quá thấp, hãy đến thăm khám bác sĩ vì bạn có thể bị thiếu máu và cần bổ sung sắt.
Chiếc bụng lớn có thể phá tướng của bạn, và nội tiết tố relaxin có tác dụng làm lỏng gân khớp để phục vụ cho quá trình sinh nở, cộng hưởng làm tăng căng thẳng cho cơ thể của bạn. Có vài cách giúp bạn đánh lừa trọng lực và làm dịu các cơn đau:
- Bài tập khung chậu: Quỳ gối và chống cả hai tay xuống sàn, đẩy người bạn tới lui trong khi giữ lưng thẳng.
- Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ.
- Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.
- Đề nghị mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng ngại nhận lời nếu ai đó đề nghị giúp bạn mang vác thứ gì đó.
Tử cung của bạn ép lên bàng quang nặng nề nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi thăm nhà vệ sinh nhiều hơn hẳn trước đây. Điều này thực sự phiền toái nhiều hơn bạn nghĩ, tình trạng khó kiểm soát tiểu tiện (gọi nôm na là “són tiểu”) được ghi nhận ở hơn 40% thai phụ mang thai lần đầu. Cố gắng đặt ra ra thói quen đi tiểu theo giờ (mỗi 1-2 giờ), dù có thể lúc đó bạn chưa thực sự cần đi. Sau một tuần hoặc hơn, kéo dài quãng thời gian giữa những lần tiểu tiện lên 3 giờ. Một điều cũng rất quan trọng là bạn cần uống đủ 8 ly nước (khoảng 250ml / ly) mỗi ngày để giữ nước và ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Bạn cũng nên tránh thức uống chứa cafein, tác dụng lợi tiểu của chất này có thể khiến tình trạng “són tiểu” trầm trọng hơn.
Gần một nửa số thai phụ có biểu hiện ợ nóng. Do các nội tiết tố lưu chuyển khắp cơ thể bạn trong suốt thai kỳ, cơ phía trên bao tử – có nhiệm vụ ngăn chặn axit tiêu hóa bị đẩy lên thực quản – nới lỏng ra, khiến các chất dịch trào ngược trở lại. Hơn nữa, hiện tử cung của bạn đã chiếm gần hết khoang bụng và đẩy bao tử lên cao hơn về phía cổ, do vậy càng làm tăng thêm chứng ợ hơi. Làm thế nào để ứng phó với điều này? Hãy thử một vài gợi ý sau:
- Xác định rõ loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng của mình, thông thường là các thực phẩm giàu chất béo hoặc axit, sữa và các chế phẩm sữa đôi khi cũng là nguyên nhân làm tăng ợ nóng.
- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ cho dễ ăn, ngồi thẳng khi ăn và tránh đi nằm ngay sau khi ăn hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ.
- Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhưng thường thì các thuốc kháng axit có ích bạn để ứng phó với chứng ợ nóng khi mang thai.
Phù chân và bàn chân, cùng với chứng giãn tĩnh mạch do chất lỏng tập trung ở nửa dưới cơ thể. Trong giai đoạn mang thai các van mạch máu trở nên mềm hơn, khiến cho máu dồn ứ gây sưng đau, đó là tình trạng giãn tĩnh mạch. Cả khi những vết sưng mất đi, một số tĩnh mạch bị giãn sẽ vẫn còn đó và có thể phải nhờ đến phẫu thuật để loại bỏ. Để làm dịu cả hai tình trạng khó chịu này:
- Thường xuyên đặt cao chân, chuyển tư thế giữa đứng và ngồi, và không bao giờ bắt chéo chân. Tranh thủ nằm nghỉ khi có thế, tốt hơn là nên nằm nghiêng.
- Mang tất (vớ) chuyên biệt để phòng tránh và điều trị giãn tĩnh mạch chân.
- Không nên hạn chế lượng nước uống vào với mong muốn giảm thiểu sưng phù, cơ thể bạn sẽ càng tích nước nhiều hơn.
- Ngâm bồn: một số nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực nước lên bàn chân có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
Ở tháng thứ tám hoặc chín, bạn có thể cảm thấy các cơn gò Braxton-Hicks, tương tự như sự khởi động chuẩn bị cho quá trình sinh nở thực sự của bạn. Làm thế nào để phân biệt giữa dọa sinh và chuyển dạ? Những cơn co thắt giả có xu hướng bắt đầu từ phần bụng trước, cơn co chuyển dạ bắt đầu từ phía sau và lan vòng lên phía trước, thỉnh thoảng di chuyển từ trên xuống dưới. Cơn cơ chuyển dạ cũng tăng nếu bạn di chuyển vị trí, vì vậy thử di chuyển xung quanh để xác định lúc nào đến vào viện. Nếu bạn vẫn không thể biết có phải là cơn chuyển dạ hay không, tốt nhất là đến bác sĩ.
Nhiều bà mẹ tương lai cho biết mình trải qua những giấc mơ đêm kỳ lạ về việc sinh nở. Bạn nhớ những giấc mơ nhiều hơn vì trong “tam cá nguyệt” này, bạn thức dậy giữa đêm nhiều hơn (để đi vệ sinh hay do em bé đạp trong bụng). Một số giấc mơ thường gặp ở các thai phụ trong giai đoạn cuối thai kỳ là:
Một vài hình ảnh trong giấc mơ có thể khiến bạn lo lắng, nhưng chúng hoàn toàn bình thường. Giấc mơ là sự tái hiện những gì bạn thấy sợ hãi và lo âu. Đừng căng thẳng vì những cảm xúc kỳ lạ này – hãy nói chuyện với bạn đời hoặc bạn thân để giải tỏa lo lắng. Chúng đơn giản chỉ là một cách thể hiện tâm trí khác với những thay đổi lớn mà bạn sắp đối mặt.
Khi bé yêu sắp ra đời, cơ thể bạn trải qua những thay đổi lớn nhất trong suốt thai kỳ. Đây là giai đoạn đầy xúc cảm, khi bạn chuẩn bị cho một thành viên mới của gia đình mình. Đừng quá gắng sức, hãy tập trung chăm sóc cho bản thân, nghỉ ngơi thật nhiều và chia sẻ âu lo với những người thân thiết, và cả bác sĩ của bạn nữa.