Chăm sóc thai phụ 3 tháng đầu. Những điều cần biết khi mang thai ba tháng đầu để có thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Có rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn này, đặc biệt là vấn đề ăn uống dinh dưỡng, dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cho các bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng.
Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những gì nên tránh?
Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
Tránh ăn mặn khi mang thai
Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
Những biểu hiện cần biết trong thời kỳ đầu mang thai
Ốm nghén khi mang thai
Có nhiều triệu chứng mệt mỏi mà phụ nữ nhầm tưởng là thời kỳ tiền kinh, nhưng thực tế đây là triệu chứng trong thời đầu mang thai.
Cơ thể cảm nhận được quá trình mang thai sớm hơn ý thức, thậm chí trước thời kỳ dừng kinh đã có những phản ứng khó chịu. Các chuyên gia người Mỹ đã chỉ ra 8 tín hiệu nguy hiểm phụ nữ mang thai xem thường
Biểu hiện 1: Khi tiếp xúc ngực cảm thấy đau
Một đến hai tuần đầu mang thai, ngực có cảm giác đau khi tiếp xúc. Các chuyên gia khoa học người Mỹ đã từng nói, trong thời kỳ đầu mang thai, hóc môn cơ thể tăng cao có thể làm phụ nữ trong thời kỳ mang thai cảm thấy đau, căng đầy, hơn nữa còn gây ra cảm giác mẫn cảm.
Cách giải quyết: Mua áo ngực dễ chịu thoải mái
Biểu hiện 2: Vùng âm đạo chảy máu nhẹ
Âm đạo chảy máu thông thường là không có hại. Tuy nhiên bạn có thể đi đến bệnh viện để kiểm tra có phải mang thai. Nhưng quan trọng nhất là nếu âm đạo chảy máu sau 12 ngày thụ thai có thể đó là do thời kỳ kinh nguyệt đến.
Cách giải quyết: Âm đạo chảy máu nên sớm đi kiểm tra bác sỹ.
Biểu hiện 3: Mệt mỏi
Tránh xa stress khi mang thai
Vài tuần đầu thời kỳ mang thai, cơ thể cần tiêu hao nhiều thể lực để duy trì thời kỳ mang thai, vì thế cảm thấy mệt mỏi là bình thường. Tim đập của phụ nữ mang thai là tương đối nhanh, như thế có đảm bảo cung cấp oxy cho tử cung.
Cách giải quyết: Bổ sung đủ vitamin; uống nước và nghỉ ngơi đủ.
Biểu hiện 4: Đi tiểu nhiều
Nhiều phụ nữ mang thai cho rằng, sau thời kỳ mang thai có thể xuất hiện hiện tượng tiểu tiện nhiều, thực tế thời kỳ đầu mang thai cũng có thể xuất hiện những triệu chứng này.
Cách giải quyết: Không cần áp dụng bất cứ phương pháp đặc biệt gì, trừ khi tiểu tiện kèm theo hiện tượng lây nhiễm khác nên đi bác sỹ để kiểm tra
Biểu hiện 5: Cảm giác ăn uống giảm
Hiện tượng này xuất hiện sau 2 tuần mang thai đó là vì tốc độ làm trống dạ dày càng giảm đi.
Cách giải quyết: Trong những tình hình bình thường không cần áp dụng biện pháp gì, nhưng nếu xuất hiện nôn mửa, có thể uống vitamin B6, triệu trứng nghiêm trọng nên đi khám y khoa.
Biểu hiện 6: Tinh thần bất ổn
Do sự thay đổi hóc môn trong cơ thể, tinh thần phụ nữ mang thai dễ bất ổn.
Cách giải quyết: Thời kỳ đầu mang thai tinh thần bất ổn không cần điều trị bất cứ phương pháp nào, chỉ cần người nhà quan tâm an ủi một chút.
Biểu hiện 7: Trương bụng, co thắt, đau lưng.
Nhiều phụ nữ lầm tưởng những triệu trứng này là thời kỳ trước khi mang thai, nhưng thực tế triệu trứng là do sự thay đổi hóc môn trong cơ thể và sự giãn nở của tử cung.
Cách giải quyết: Không cần chữa trị áp dụng biện pháp gì trừ khi đau bụng kịch liệt kèm them chảy máu.
Biểu hiện 8: Đau đầu choáng váng
Phụ nữ mang thai trước khi phát hiện mình mang thai thông thường có triệu chứng choáng váng đầu óc. Điều này có liên quan đến sự thay đổi hóc môn trong cơ thể cũng có thể giảm thấp đường máu. Ví dụ ăn uống không khoa học có thể gây ra đau đầu choáng váng.
Cách giải quyết: giảm tốc độ hoạt động, không nên đột ngột đang nằm rồi ngồi bật dậy. Cứ 3 – 4 tiếng ăn một lần để đảm bảo mức độ ổn định của đường máu, ăn uống đầy đủ để đảm bảo mức ổn định của huyết áp, tránh quá nóng. Nếu bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt nên đi nghỉ ngơi một chút.
Rắc rối thường gặp ở 3 tháng đầu mang thai
Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hoa Hồng - BV Phụ sản Trung ương tư vấn những rắc rối thường gặp ở giai đoạn đầu mang thai và một số lưu ý đối với thai phụ trong giai đoạn này.
Trong ba tháng đầu mang thai về hình thức cơ thể bạn dường như không thay đổi nhiều, song đây cũng là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà Bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều quan trọng và cần thiết với bà bầu.
* Mệt mỏi: Đây là cảm giác thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Điều này được xem là một cách phản ứng tự nhiên của cơ thể thai phụ với quá trình thay đổi hàm lượng hoormon trong cơ thể khi mang thai. Để loại bỏ được cảm giác này bà Bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày của mình và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi.
* Ốm nghén: Phần lớn thai phụ đều trải qua giai đoạn này, nôn và buồn nôn là biểu hiện dễ gặp nhất của hiện tượng ốm nghén. Cải thiện tình trạng này bà Bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).
* Đi tiểu thường xuyên: Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà Bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà Bầu nào gặp hiện tượng như thế.
* Nhiễm virus cúm: Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà Bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.
Lưu ý cho các mẹ mang bầu:
- Chế độ ăn uống
Ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều rất quan trọng với thai phụ trong thời điểm nhạy cảm này. Bà Bầu cần cung cấp đủ dinh dưỡng không những cho bản thân mà còn cho em bé trong bụng. Nên hạn chế những đồ uống có chứa cafphein, chứa cồn. Thai phụ nên kiên quyết đoạn tuyệt với những thực phẩm đã biến chất vì những độc tố có trong thực phẩm này gây hại cho sức khỏe. Trong 2 - 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, dị tật bẩm sinh như bị tim.
- Thuốc bổ
Việc bổ sung sắt, axit folic, canxi và các vitamin là điều cần thiết tuy nhiên bà Bầu cần dùng theo sự chỉ định của bác sĩ để phù hợp với cơ thể mình. Mặt khác cũng không nên lạm dụng quá nhiều vào việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này.
- Trang phục
Bạn phải ăn mặc sao cho thoải mái, không nên mặc quần quá chặt và đi giầy cao gót. Nên chọn cho mình những nội y bằng cotton thoải mái. Nếu chọn quần chip không phù hợp có thể làm cho bạn bị viêm nhiễm, áo ngực quá chặt cũng ảnh hưởng tới việc hình thành tuyến sữa của bà Bầu.
- Sảy thai
Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu. Vì vậy, trong 3 tháng đầu thai phụ tránh lao động nặng, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.Vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.
- Tình dục
Các bác sĩ sản khoa và các nhà chuyên môn đã thống nhất rằng, trong thời gian người phụ nữ mang thai, việc vợ chồng giao hợp không bị cấm, nhưng nên thận trọng. Nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, người chồng nên tránh giao hợp hoặc giao hợp nhẹ nhàng, vì đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể thai phụ sẽ trải qua nhiều thay đổi, điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé. Bạn hãy chọn cho mình một chế độ ăn lành mạnh cùng một sức khỏe tốt để đối phó với giai đoạn này.
(ST)