Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách nhất
Cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch đúng cách nhất
Quạt sưởi cho bé sơ sinh và cẩm nang chăm sóc trẻ ngày lạnh
Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng tại nhà, đúng cách
Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng: không được chủ quan
Theo các nghiên cứu cho thấy, ở nước ta hiện nay có khoảng hơn 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi (trong tổng số hơn 7 triệu trẻ em) bị suy dinh dưỡng, trẻ em bị còi xương. Như vậy trung bình cứ 4 em sẽ có 1 em bị suy dinh dưỡng.
Không chỉ đối với các khu vực đông dân, nghèo đói mà ngay cả những nơi có điều kiện sống tốt, trẻ em vẫn rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Việc mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách, sai lầm trong chế biến món ăn khiến các chất dinh dưỡng bị hao hụt, cho trẻ kiêng kem quá mức hay mẹ không cho bé bú sữa,…cũng khiến trẻ em bị còi xương.
Có nhiều loại còi xương, trong đó có một loại còi xương khó nhận biết là còi xương thể bụ. Còi xương thể bụ là bệnh còi xương thường xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, mập mạp, bụ bẫm, thậm chí thừa cân. Đối với trẻ bị còi xương thể bụ, mẹ cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, vừa khắc phục được bệnh của trẻ. Do đó, chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương đòi hỏi cha mẹ có kiến thức chính xác và biết cách chăm sóc trẻ em thật khoa học.
Có rất nhiều trẻ em bị còi xương ở Việt Nam. Ảnh minh họa.
Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương?
Chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương không phải dễ dàng. Có những đứa trẻ bụ bẫm không phải bị béo phì mà lại bị còi xương. Tại sao lại như vậy?
- Khi còn nhỏ cha mẹ kiêng cữ cho bé quá nhiều, ít hoặc không cho bé tắm nắng. Chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương sai cách, cho ăn bột quá sớm và ăn với số lượng nhiều gây cản trở đến việc hấp thu canxi.
- Trẻ em bị còi xương thường hay xảy ra đối với những bé đẻ non, sinh đôi, bé không bú mẹ và những bé sinh vào mùa đông.
- Chăm sóc trẻ em với chế độ ăn uống thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, bé thường bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D3.
- Do di truyền.
Trẻ bụ bẫm bị còi xương gọi là trẻ bị còi xương thể bụ. Ảnh minh họa.
Nhận biết trẻ bị còi xương
Thông thường chỉ có những trẻ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thể trạng thấp bé, nhẹ cân mới bị còi xương. Nhưng thực tế không phải thế, những trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương.
Những biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ cũng gần giống với bệnh còi xương thông thường như: Trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn sau gáy. Bề ngoài bé có thân hình mập mạp, bụ bẫm, cân nặng đầy đủ nhưng hệ xương mền yếu, cơ nhão… khiến trẻ chậm biết đi, biết nói, cầm nắm.
Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời thì dễ mắc các loại bệnh như: dô ức gà, chuỗi hạt sườn, thóp rộng và lâu kín, bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay cổ chân bè ra, sau này bé lớn chân vòng kiềng hoặc chữ bát.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ là do trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Ngoài ra do chế độ ăn uống không hợp lý khiến trẻ bị thừa cân, cân nặng chính là gánh nặng cho xương, khiến xương bị tổn thương. Để khắc phục tình trạng này, chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương hết sức quan trọng.
Trẻ em bị còi xương hay quấy khóc. Ảnh minh họa.
Chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương
Khác với trẻ còi xương thông thường, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương thể bụ cần được thực hiện một cách cẩn trọng hơn, làm sao để vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà không làm trẻ tăng cân. Mẹ nên lưu ý một vài điểm sau:
1. Cân đối các thành phần dinh dưỡng
Đối với trẻ có cân nặng tốt thì việc cân đối các thành phần dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, nhưng phải cân đối và tránh thiên về chất đạm. Mẹ cũng không nên nhồi nhét hay ép trẻ ăn quá nhiều, tránh phạm sai lầm trong những điều cần biết khi nuôi con nhỏ.
2. Chú trọng bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi
Thiếu canxi là nguyên nhân chủ yếu và quan trọng dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ. Vì vậy bổ sung thực phẩm giàu canxi là việc cần thiết. Một số loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa (nhưng mẹ nên cho bé uống sữa tách béo, sữa tươi không đường) hoa quả giàu canxi,chất xơ nhưng ít đường như thanh long, bưởi,…chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương trong việc bổ sung canxi còn thể hiện ở việc bạn cho trẻ tắm nắng. Cần biết cách chăm sóc trẻ bị còi xương trong việc tắm nắng vừa phải để trẻ hấp thu vitamin D tốt nhất.
Ép trẻ ăn là sai lầm trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương. Ảnh minh họa.
3. Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn
Một số loại thực phẩm mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn như: các đồ chiên, rán,..nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có ga hay các đồ ăn nhanh,…
Trẻ bị còi xương thể bụ thường khiến bố mẹ khó khăn trong lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cũng nhưchế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương thật hợp lý. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để có cách khắc phục tốt nhất cho trẻ.
4. Khắc phục tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ
Đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương thể bụ như sau:
- Các loại trái cây giàu canxi mà hạn chế tình trạng tăng cân cho bé như: táo, bưởi, thăng long,…cho trẻ ăn ít các loại trái cây chứa nhiều đường như: mít, vải, nhãn,…
- Các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá, tôm,…giàu canxi mà lại ít năng lượng, tốt cho trẻ còi xương thể bụ.
- Ngoài ra, với trẻ còi xương thể bú mẹ có thể lựa chọn cho trẻ uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường nhằm vẫn cung cấp đủ dưỡng chất mà không kích thích trẻ tăng cân nhanh.
Xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột, hạn chế đồ chiên xào đối với trẻ bị thừa cân. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần ăn hạn chế như bánh mỳ, bột mì, cơm…
Chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương cần hợp lý và cẩn thận. Ảnh minh họa.
Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola, phômai chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng cho bé.
Xây dựng chế độ ăn cân đối các thành phần, tránh ăn thiên quá nhiều về đạm và không nên nhồi nhét hay ép bé ăn nhiều quá mức.
Bổ sung các thực phẩm chức năng có bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ nếu như cần thiết.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng. Vi chất dinh dưỡng bao gồm: Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, C; Các vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E, K; Các chất khoáng như kẽm, sắt, iốt, đồng, mangan, magiê. Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể. Trong đó, vitamin A, kẽm, canxi, sắt, i-ốt là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu.
Hầu hết các vi chất này cơ thể không tự tổng hợp được, vì vậy mà mẹ phải bổ sung cho bé từ nguồn bên ngoài, từ thức ăn hay các loại thực phẩm chứ năng, thuốc khác.
Bổ sung chất dinh dưỡng, tắm nắng cho trẻ, sử dụng thực phẩm chức năng...là những giải pháp dành cho trẻ bị còi xương. Ảnh minh họa.
5. Giải pháp dinh dưỡng khác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, việc đảm bảo các chất dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý là cần thiết.
Chế độ ăn uống chăm sóc trẻ bị còi xương hết sức quan trọng bởi đây là nguồn bổ sung dưỡng chất chủ yếu cho trẻ. Vì vậy trong các bữa ăn cảu trẻ mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, rau xanh,…Chú ý làm phong phú thực đơn của bé và cách chế biến thức ăn để bé có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất.
Ngoài ra, chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương bằng thực phẩm chức năng, giải pháp để mẹ bổ sung vi chất cho con cũng rất hiệu quả.
Việc bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm hàng ngày rất dễ bị hao hụt do cách chế biến hay kết hợp thực phẩm. Vậy nên để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ vi chất, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng cho bé. Siro canxi nano Kanguru bổ sung các vi khoáng chất như: canxi, kẽm, lysine, vitamin D, B,…giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, phòng chống tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Đặc biệt với canxi dạng nano kích thước nhỏ, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển xương, tăng chiều cao hạn chế tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng.
Còi xương tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lại những biến chứng xấu cho trẻ sau này. Vậy nên việc phòng chống còi xương cho trẻ là hết sức cần thiết. Bố mẹ nên lưu ý để có biện pháp phòng chống và chữa trị cho trẻ, quan tâm đặc biệt đến chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương nhiều hơn nữa.