Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách nhất
Cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch đúng cách nhất
Quạt sưởi cho bé sơ sinh và cẩm nang chăm sóc trẻ ngày lạnh
Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng tại nhà, đúng cách
Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng: không được chủ quan
Sau khi sinh, việc nuôi nấng và dạy dỗ bé được bắt đầu. Cả hai bạn cùng nhau chăm sóc bé, đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho bé, do đó tình vợ chồng lại càng sâu đậm và thắm thiết hơn, và những gì mà bé làm được sẽ mang lại niềm vui và ngạc nhiên thú vị cho cả hai bạn.
Thoáng nhìn dáng vẻ bên ngoài của bé mới sinh có thể làm cho bạn sợ hãi. Với bộ da nhăn nheo trông bé giống như một cụ già hơn là một em bé.
Một số ít cha mẹ có cảm giác khác hẳn với những gì mà họ đã mong đợi khi nhìn thấy em bé mới sinh lần đầu tiền.
Trừ khi bạn sinh mổ, bình thường đầu của bé hơi méo và có vài vết bầm, mí mắt bị sưng vì chịu áp lực khi đi ngang qua âm đạo.
Bé trông hoàn toàn xấu xí, da bao phủ bởi một chất gây hoà lẫn với máu bạn và có nhiều mảng lông. Tứ chi có màu xanh nhạt, còn bộ phận sinh dục thì lớn hơn bình thường.
Bạn chớ nên thất vọng nếu nhìn dáng vẻ bên ngoài của bé bạn chưa thấy thương yêu bé ngay. Nhưng tình cảm sẽ phát triển và nảy nở khi bạn gần gũi và chăm sóc bé thường xuyên.
Mối quan hệ tình cảm sâu đậm sẽ nảy nở rất sớm ngay khi bạn ôm bé vào lòng. Bé sẽ tìm c ách nhận ra bạn, đánh giá sự thương yêu của bạn qua tiếng nói, ngửi và sờ da bạn, quen hơi bạn sau những lần được nâng niu hôn hít và mút vú bạn.
Cơ thể mảnh mai và yếu đuối của bé hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, sẽ làm nảy sinh những cảm xúc mới. Những đáp ứng ban đầu cũng như thái độ đối xử của bạn là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác động qua lại giữa bạn và bé.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, các bậc làm cha mẹ được tự do gần gũi với con ngay sau khi bé ra đời thì sau này sẽ dễ dàng đáp ứng các nhu cầu cho con hơn là những người có con bi cách ly từ khi sinh. Thiếu quan hệ lúc ban sơ sẽ làm cho người mẹ cảm thấy xa rời với con nên sẽ ít quan tâm chăm sóc con hơn.
I. BÉ TRÔNG THẾ NÀO?
Có sự sai biệt rất lớn về trọng lượng và chiều dài của các bé mới sinh, nhưng vẫn được coi là bình thường. Trọng lượng trung bình thay đổi từ 2,5 kg đến 4,5 kg và chiều dài trung bình thay đổi từ 48 đến 51 cm.
Đầu thường hơi dài và nhọn vì phải khuôn theo cổ tử cung khi đi ngang qua - các xương sọ phải chồng lấp lên nhau. Đôi khi áp lực có thể làm cho đầu bé bị u một hoặc cả hai bên. Các u này không gây tổn thương cho đầu và sẽ xẹp xuống trong vòng một vài tuần. Nếu sinh bằng kềm thì đầu sẽ có một vài vết bầm.
4. Mắt
Bé mới sinh không thể mở mắt ngay được vì bị sưng húp do đầu bị áp lực lúc sinh. Sự cọ xát này cũng có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ bên trong giác mạc nhưng vô hại nên không cần phải chữa trị và sẽ tự tan dần sau 2 tuần. Bé cũng có thể bị ghèn bao quanh mi mắt. Triệu chứng này rất là thông thường, tuy không trầm trọng nhưng phải được bác sĩ điều trị.
Bé có thể bị lé, nhìn nghiêng hoặc chéo, bởi cho dù có thể thấy rõ ở khoảng cách 20 cm hay xa hơn một ít, bé vẫn không thể tập trung cả 2 mắt cùng một lúc với các khoảng cách xa hơn. Khuyết điểm này sẽ được điều chỉnh khi các cơ mắt phát triển toàn diện (thường trong khoảng một tháng). Đến 3 tháng mà bé hãy còn lé thì bạn phải đưa đến bác sĩ. Nếu bé còn chưa mở mắt thì bạn chớ nên vạch mắt ra: bạn bế sao cho đầu bé cao hơn đầu bạn và mắt bé sẽ tự động mở ra.
5. Dây rốn
Dây rốn được kẹp chặt bằng cặp và sau đó cắt bằng kéo. Cuống rốn còn lại sẽ khô, chuyển sang màu gần như đen trong vòng một hay hai ngày sau khi sinh. Cuống rốn sẽ rụng mười ngày sau đó. Một số bé có rốn lồi (một khối u nhỏ sát rốn) nhưng khối u này sẽ mất đi trong vòng một năm. Nếu khối u vẫn tồn tại và to lên thì phải đi khám bác sĩ.
6. Vú
Vú của bé tra lẫn bé gái mới sinh thường hơi lớn hơn bình thường và tiết ra một ít sữa non do ảnh hưởng của các nội tiết tố thai nghén của mẹ. Hiện tượng này rất thường xảy ra và tự mất dần trong một đôi ngày.
II. CHĂM SÓC BÉ
Dù cho bạn có xuất viện sau 12 giờ hay một vài ngày thì sẽ cũng phải được bác sĩ nhi khoa khám toàn diện để chắc chắn rằng tất cả đều diễn biến tốt đẹp và không có vấn đề xuất hiện. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra xem bé có tốt không và phân của bé có được bình thường không. Bé cũng được lấy máu ở gót chân để kiểm tra phenylketon uria (PKU), một bệnh hiếm về quá trình chuyển hoá, và thiểu năng tuyến giáp.
Vết chàm ở bé sơ sinh
Một nhóm các mạch máu nhỏ bên dưới da có thể tạo thành các vết nhỏ xuất hiện trên cơ thể của bé, thường thì không có hại nên không cần chữa trị.
Vết cò mổ
Đây là những vết giống như vết cò mổ có màu hồng nhạt, rất phổ biến và thường xuất hiện ở mũi, mí mắt và phía sau ót. Một năm sau thì chúng tự biến mất.
Bớt hình quả dâu tây
Đầu tiên chúng xuất hiện như những mụn li ti màu đỏ mà kích thước có thể tăng dần đến cuối năm đầu. Nhưng sau 5 năm chúng hầu như biến mất hoàn toàn.
Vết chàm
Chúng thường có màu xanh, xuất hiện ở mông những bé nước da ngăm đen; hầu hết các bé da đen, Á châu và một số bé ở vùng Địa Trung Hải đều có mang các nốt dạng này. Vết chàm trông như các vết bầm nhưng không có hại và sẽ phai dần theo thời gian.
Bớt màu rượu vang
Bớt này thường phẳng không lồi, to, có màu đỏ hay tím xuất hiện trên da bé nhất là ở mặt và cổ. Bớt sẽ tồn tại vĩnh viễn trên da. Nếu thấy không an tâm, cần đưa bé đến khám bác sĩ.
Bạn có phải là người truyền cảm đại tải?
Bạn nên dành càng nhiều thời giờ để chơi với bé càng tốt. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của bé.
Bạn tập nhận ra nhu cầu của bé
Bé có nhiều cách bộc lộ mà bạn sẽ thấy rất dễ nhận ra. Nếu hài lòng thì bé yên ổn nằm im. Nếu khó chịu, khổ sở, bé trông sẽ đỏ lên và làm rộn.
Cùng nhau nô đùa
Bạn phải cởi mở, phải khôi hài thì nựng bé, cao giọng nhưng không phải là cau có mà là để bày tỏ thương yêu vô bờ bến của bạn. Bé có thể gật đầu, nhép miệng, thè lưỡi hoặc ưỡn mình để tỏ vẻ hài lòng.
Bé mới sinh đã có nhân cách rõ rệt và có thể sẽ làm cho bạn thích thú qua các cử chỉ tự nhiên của bé. Bạn hãy để càng nhiều thời gian càng tốt để tìm hiểu bé, bạn sẽ càng khám phá và càng hiểu các biểu lộ và phản xạ riêng biệt rất ngộ nghĩnh của bé.
1. Tư thế và các giác quan
Hệ cơ lưng và cổ chưa đủ sức để nâng cái đầu quá nặng của bé, do đó ngoài tư thế nằm thì mọi tư thế khác đều tuỳ thuộc khả năng dần dần làm chủ cái đầu của bé. Nếu đặt em bé nằm ngửa thì đầu của bé sẽ nghiêng về một phía và duỗi thẳng cánh tay ở phía này, còn cánh tay đối diện thì sẽ co về phía lồng ngực. Ở một tuần tuổi, bé có thể nhắc đầu nhẹ lên một tí rồi thôi nếu bạn đặt bé lên vai. Ở sáu tuần tuổi, bé có thể giữ thẳng đầu trong hơn một phút.
Các giác quan như thính giác, khứu giác và vị giác của bé khá nhạy bén khi mới sinh; liền sau đó bé có thể ngửi hơi để biết bạn và hai tuần sau bé có thể nhìn được bạn. Vào lúc này, miệng là cơ quan xúc giác của bé. Khi lần đầu tiên bế bé sát bên bạn, bé sẽ tập trung nhìn vào mặt và nhìn thẳng vằo mắt bạn. Bé thường nhìn vào mắt hơn là các nơi khác. Được nghe tiếng người nói cao giọng là điều vui sướng của bé. Nhưng bé thích tiếng nói của bạn và của chồng bạn hơn tất cả. Âm thanh có thể làm thay đổi nhịp thở của bé. Tiếng dộng quá lớn sẽ làm cho bé giật mình.
Các động tác phản xạ dùng để cho bé tự vệ. Các phản xạ nguyên thuỷ này kéo dài độ 3 tháng và sau đó mất hẳn. Bé có thể tự động nhắm mắt khi bạn sờ lên mí mắt. Tất cả các bé đều có phản xạ mút. Nếu có một lực nào đó chạm vào vòm miệng thì sẽ có phản xạ mút. Phản xạ nuốt đã có từ trong bụng mẹ khi bé thường nuốt dịch ối. Phản xạ này giúp bé bú được sữa non hoặc sữa ngay sau khi sinh. Nếu bé uống hoặc nuốt quá nhiều chất lỏng thì phản xạ đóng cửa miệng sẽ can thiệp ngay để cho bé khỏi bị ngộp thở.
2. Tại sao bé khóc
Khóc là phương tiện duy nhất để bé báo động cho bạn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận biết tất cả các kiểu khóc của bé và cách ứng phó thích ứng.
Thường thì bé bắt đầu khóc thút thít, rồi oa oa khóc và sau đó mới thật sự khóc. Trước khi hét thì bé hít sâu lấy hơi, cơ thể căng ra, mắt đỏ và nhăn lại, sau đó mở to miệng ra và rồi bắt đầu khóc thét. Trông thì thảm não thật nhưng tình trạng này chứng tỏ rằng bé hoàn toàn khoẻ mạnh.
Bé khóc khi đói và thường chỉ nín khi nào bạn kề vú cho bé hoặc mang bình đến cho bé. Một vài bé lại khóc sớm hơn các bé khác khi đói.
Mệt mỏi, quần áo không vừa ý, nóng quá hay lạnh quá, bị cởi trần, tất cả đều là nguyên nhân có thể làm cho bé khóc.
Một trong các lý do chính làm cho bé cảm thấy buồn rầu đó là sự cô đơn. Nhờ được tiếp xúc với cơ thể mẹ mà bé lớn lên. Nếu cảm thấy bị bỏ rơi thì bé khóc cho đến khi nào được bồng bế và nâng niu, vỗ về.
Hơi thở
Bé thở rất nhẹ so với bạn, đôi khi quá nhanh và bạn có thể nghe được tiếng thở hoặc nhịp thở không đều của bé. Bạn chớ nên hốt hoảng nếu thấy bé dường như không thở. Hơi thở của bé sẽ mạnh dần lên từng ngày.
Quá nhạy cảm với ánh sáng chói, bé có thể bị hắt hơi vì ánh sáng kích thích không những các dây thần kinh mắt mà cả các dây thần kinh của mũi. Hắt hơi giúp làm sạch và thông các rãnh mũi, ngăn cản bụi không cho đi vào bên trong phổi. Hắt hơi thường hay xảy ra cho mọi bé và cũng không phải là triệu chứng của bệnh cảm cúm
Bé thường hay nấc cụt. Hiện tượng này rất bình thường. Nấc cụt xảy ra khi hoành cách mô co thắt không đều, ợ bất thình lình. Đó là dấu hiệu cho biết các cơ tham gia hoạt động thở đang mạnh lên và đang cố hoạt động nhịp nhàng.
Quy trình săn sóc của bệnh viện thay đổi tuỳ thuộc vào việc bạn sinh bình thường hay sinh mổ, và cũng phụ thuộc vào quy định riêng của từng bệnh viện, vào thời gian nằm viện, vào sức khoẻ của bạn và tình trạng của em bé.
1. Chăm sóc cho bạn
Ngay sau khi sinh bạn được đo nhiệt độ, mạch và huyết áp. Đo 4 lần trong này đầu và ngày thứ 2, rồi 2 lần trong những ngày còn lại tại bệnh viện hoặc suốt tuần thứ nhất đến 10 ngày sau nếu bạn ở tại nhà. Nếu tần số mạch có lên xuống chút ít thì đó là điều bình thường, bạn chớ nên lo.
Bác sĩ cũng kiểm tra lại các vết may và vết rách xem có lành hẳn chưa và có bị nhiễm trùng không. Bác sĩ cũng khuyên bạn dùng túi đá chườm lên vùng này để tránh bị sưng đồng thời để giảm đau và cũng có thể kê toa cho bạn thuốc giảm đau trong những ngày đầu, nếu cần.
Nhân viên y tế cũng theo dõi thường xuyên lượng sản dịch. Họ muốn biết chắc chắn rằng trong dịch này không có các cục máu đông bất thường và bạn không bị rong huyết. Tử cung và cổ tử cung của bạn cũng được kiểm tra để xem chúng có bắt đầu trở lại trạng thái bình thường như trước khi sinh không. Bác sĩ còn khám chân bạn để xem có dấu hiệu bị tắc mạch máu không và đánh giá trạng thái xúc cảm tổng quát của bạn.
Các bà mẹ mới sinh cần phải sớm đi qua, đi lại càng nhiều càng tốt sau khi sinh. Đi càng sớm sẽ giúp bạn cứng cáp nhanh hơn, ruột và bàng quan sẽ hoạt động dễ dàng hơn.
Trừ khi bạn quá mệt hoặc buồn ngủ, bạn có thể đi vệ sinh, tắm rửa hoặc đi dạo bất cứ lúc nào sau khi sinh. Lần đầu tiên khi bạn ra khỏi giường, bạn cũng cần phải có sự giúp đỡ vì bạn hãy còn yếu và dễ bị ngất đi. Theo thông lệ, trước khi xuất viện, người ta làm xét nghiệm máu để xem lượng hồng cầu có trở lại bình thường chưa.
Ở Mỹ, khoảng 15 đến 20% phụ nữ phải sinh bằng phương pháp phẫu thuật này. Nếu được gây mê tổng quát, sau khi mổ trước tiên bạn sẽ cảm thấy yếu và run. Chỗ mổ hơi đau và được băng cẩn thận. Bạn được truyền nước biển. Nhờ thuốc giảm đau, bạn có thể ngủ được. Nếu bé khoẻ mạnh, bạn có thể ở chung với bé.
Chỉ khâu không tự tiêu sẽ được cắt bỏ trong vòng 5 hoặc 6 ngày sau khi sinh. Công việc này chỉ làm cho bạn hơi khó chịu. Sau đó thường bạn phải ở lại bệnh viện một tuần hoặc hơn nếu mọi việc đều tiến triển bình thường.
2. Các quy định của bệnh viện
Công việc hằng ngày của bệnh viện thường hơi phiền hà, ví dụ như bạn sẽ bị dậy để dùng bữa hoặc các nữ hộ sinh đến khám cho bạn mỗi ngày khi bạn còn đang ngủ. Tuy nhiên, khi quyết định cho bé bú sữa mẹ thì nhu cầu của hai mẹ con cần phải được quan tâm trước tiên. Bạn cần phải được giúp đỡ. Nên cho bé bú chậm lúc khởi đầu bằng cách thay đổi vú; mỗi lượt độ khoảng 2 đến 3 phút để cho núm vú có thoài gian cứng dần, không bị rạn nứt và tránh đau. Ngày đầu bé cũng chẳng mấy quan tâm bú vì còn mệt. Nhưng qua ngày sau, bạn nên kề sát vú cho bé khi bé tỏ ra đói.
Cố gắng bồi dưỡng để cho có đủ sữa cho bé là điều quan trọng. Thức ăn của bệnh viện có thể không bổ dưỡng và hấp dẫn cũng như không phù hợp với bạn mà lại ít chất xơ. Nếu có thể, bạn nên mang thức ăn riêng hợp khẩu vị hơn. Những người đến thăm có thể mang cho bạn các thức ăn mà bạn cần. Thông thường mọi người rất thích mang cho bạn các vật dụng cần thiết.
Dĩ nhiên bạn phải nhiệt tình tiếp đón họ. Khách thăm viếng sẽ làm cho bạn mệt, vì thế cần giới hạn các cuộc viếng thăm trong khoảng nữa giờ. Ngoài chồng và con bạn, nên đề nghị khách đến đúng các giờ viếng thăm quy định. Nói chung thì các ông chồng có thể viếng thăm bất cứ lúc nào, nhưng cũng còn tuỳ thuộc từng bệnh viện.
Sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc làm cho bạn thích thú khi bạn còn năm ở bệnh viện. Thí dụ như các bà mẹ có thể chia sẻ các kinh nghiệm, các nhận xét và những điều lo lắng của bạn. Quan hệ thân tình sẽ được phát triển giữa các bà mẹ mới có con. Học hỏi các kinh nghiệm lẫn nhau, cùng chung dự thảo các kế hoạch, bạn sẽ được một mối quan hệ mật thiết lâu dài giữa các bà mẹ quen biết trong những ngày nằm tại bệnh viện.
Nếu các quy định của bệnh viện không phù hợp với bạn, và làm cho bạn không được hài lòng thì sẽ có các nữ hộ sinh hoặc các nhân viên làm công tác xã hội, bằng những phương cách chuyên nghiệp khéo léo và uyển chuyển, họ sẽ cố gắng làm cho bạn được dễ chịu hơn. Ban nên thổ lộ tâm tư của mình cho một nhân viên của ban quản lý bệnh viện hay cho một bà mẹ giầu kinh nghiệm hơn; nhưng dẫu sao chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ sum họp cùng gia đình. Nếu có nhớ nhà và không được như ý, bạn nên bỏ qua, cố gắng hồi phục sức khoẻ càng nhanh càng tốt, để hai mẹ con đựơc xuất viện sớm.
3. Đăng ký khai sinh cho bé
Luật pháp quy định rằng sau khi sinh bé phải được đăng ký lý lịch để có giấy chứng nhận khai sinh
Sau khi sinh, nhân viên bệnh viện sẽ ghi toàn bộ các chi tiết như: họ tên của bé, giới tính, ngày và giờ sinh, trọng lượng bé khi sinh, phương pháp sinh, tên của bác sĩ và nữ hộ sinh, tên cha mẹ và nghề nghiệp, ngày kết hôn của bạn, số con sinh của bạn cho đến thời điểm này.
Bạn sẽ nhận được một bản khai. Kiểm tra cẩn thận lại giấy khai sinh, xem tất cả các chi tiết ghi trong khai sinh có được đầy đủ và đúng không.
4. Về nhàBạn phải báo cho bệnh viện biết bạn dự định nằm viện bao lâu. Thủ tục xuất viện ở bệnh viện không giống nhau. Có bà mẹ thì muốn rời viện ngay sau khi sinh. Một số người thì muốn ở lại trên 1 tuần. Thông thường thì ở lại từ 1 đến 3 ngày. Trước khi xuất viện:
Bạn phải được bác sĩ hoặc nữ hộ sinh khám, xem tử cung đã co lại như trước khi sinh chưa, các mũi khâu đã lành hẳn chưa và vú bạn có đủ sữa không. Màu sắc và lượng sản dịch được quan sát xem có kèm theo máu cục không. Nếu có mà bạn lại bị xuất huyết thì đó là triệu chứng của sót nhau trong tử cung.
Nếu bạn sinh mổ, vết mổ phải được kiểm tra lại, và phải cắt các mối chỉ không tiêu.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về chuyện ngừa thai và nếu cần, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn.
Nếu bạn chưa được thích ngừa bệnh sởi Đức (rubella) trong khi mang thai thì bạn sẽ được chích ngừa bệnh này.
Y tá hoặc nữ hộ sinh sẽ chỉ bạn cách chăm sóc cuống rốn của bé.
Bạn sẽ được hẹn ngày tái khám và được khuyên nên đưa bé đến bác sĩ nhi để khám định kỳ.
Khi rời viện, bạn phải mặc áo ấm cho bé vì bé chưa đủ khả năng điều tiết thân nhiệt. Bạn cũng cần phải có quần áo rộng vì vú sẽ căng sữa và bụng của bạn chỉ trở lại trạng thái bình thường sau một vài tháng.
Em bé mới sinh thường trông rất mỏng manh vì thế nên nhiều bậc cha mẹ rất sợ bồng ẵm bé vì e rằng bé sẽ bị tổn thương. Tuy nhiên bạn chớ nên quá lo vì thật ra bé rất dẻo để cho bạn có thể bồng bế và nâng niu được nhưng bạn luôn luôn phải giữ chặt bé.
1. Giữ chặt bé
Ngay cả khi bé khóc đòi bồng, bạn chớ nên kéo nhanh và mạnh tay để nâng bé lên mà phải từ từ và nhẹ nhàng nhưng phải thật vững chắc. Hầu hết các bé đều thích được ẵm chặt; bé sẽ thấy được an tâm hơn. Bé chưa thể tự giữ thẳng đầu được sau nhiều tuần nên phải kềm chặt đầu bé. Luôn luôn ôm sát bé vào lòng, giữ tay bạn sát vào thân và vươn người lên hoặc cúi người xuống khi bế bé lên hay đặt bé xuống. Càng làm, bạn sẽ quen việc và tự tin hơn.
Khi đặt bé xuống, bạn chỉ cần làm ngược lại động tác bế bé lên và phải luôn luôn nhớ đỡ cổ bé. Muốn được an toàn khi đặt bé xuống thì nên đặt bé ở phía lưng hoặc bên hông.
2. Nâng bé lên
Luồn một tay bên dưới cổ và đầu, tay kia xuống phía dưới vùng lưng. Nâng nhẹ bé lên và đừng để đầu ngả về phía sau. Nhớ đặt đầu bé vào lòng khuỷu tay của bạn để đầu bé không thể quay qua quay lại được.
Bé cảm thấy an tâm khi được ru trong lòng khuỷu tay của bạn, trong khi đầu và tay chân bé được kềm chặt.
Bé cũng thích được bế mặt úp xuống trên tay bạn, má kề sát lên cẳng tay bạn.
Bế bé thẳng đứng như thế này bé sẽ cảm thấy an tâm. Chịu sức nặng của bé bằng một tay kề dưới phía lưng, tay kia đỡ đầu bé.
Người mẹ thường cảm thấy là mình có trách nhiệm chính đối với em bé mới sinh, nhưng hầu hết các ông bố đều náo nức muốn lo cho bé càng sớm càng tốt. Bố và con càng ngày càng hiểu nhau nhiều hơn qua việc nâng niu, bồng ẵm. Và càng quen với con bao nhiêu thì bạn càng thương con bấy nhiêu.
Hằng ngày, đặc biệt là khi bạn thay quần áo cho bé, bạn lại có nhiều cách khéo léo, nhẹ nhàng để nâng niu và hôn hít bé. Cách tốt nhất để nâng niu bé là bạn nằm trần, kề bên bé trên giường để bé có thể ngửi và sờ da bạn, sưởi ấm nhờ da bạn và bé cũng có thể nghe rõ cả nhịp tim đập của bạn.
3. Những lợi ích cho bạn
Một tình cảm thương yêu dạt dào hiếm có được phát khởi trong thâm tâm bạn khi bạn ôm bé sát vào làn da trần của bạn kể từ lúc bé mới chào đời.
Da chạm da sẽ giúp bạn gần gũi và thân mật với bé hơn. Bạn sẽ rất thích thú làn da mịn màng của bé chạm lên da bạn cộng với một hương vị tuyệt vời của bé sơ sinh.
Khi bạn cho bé bú, dù bằng sữa mẹ hay sữa bình, bạn phải làm sao tránh được lớp vải ngăn cách giữa bạn và con. Cả mẹ lẫn con sẽ đều có lợi nếu như bạn ôm bé sát vào làn da trần của bạn. Từ đây bé sẽ bắt đầu nhận ra mùi của bạn. (Bước quan trọng của việc thắt chặt mối quan hệ tình cảm, nhất là khi bạn không cho bé bú bằng sữa mẹ).
4. Lợi ích cho bé
Các nghiên cứu gần đây cho thấy bé càng được tiếp xúc cơ thể càng nhiều thì bé càng khoẻ mạnh và vui vẻ.
Ru và lắc bé có thể giúp kích thích sự cảm nhận nhịp điệu của bé. Da chạm da sẽ kích thích xúc giác, khứu giác và thậm chí giúp bé chóng lớn. Da có thể truyền hơi ấm một cách hữu hiệu.
Ôm bé vào lòng sẽ làm cho bé cảm thấy khoan khoái và vững tâm.
Thường các phụ nữ mang thai dự định cho con bú mẹ ban đầu rất lo ngại mình sẽ không đủ sữa và sữa của mình không đủ chất bổ để nuôi con. Những lo âu này có thể hiểu được nhưng thường không có cơ sở. Nên nhớ rằng mọi phụ nữ đều có khả năng để nuôi con bằng sữa của mình. Hầu hết các trường hợp, dù cho vú bạn có quá nhỏ, việc cung cấp sữa sẽ tự động đáp ứng cho phù hợp với nhu cầu của bé.
1. Cho bú theo nhu cầu
Một bé bú sữa mẹ có thể tiêu hoá được một bữa bú trọn vẹn trong vòng 1 giờ rưỡi hay 2 giờ (bằng nửa thời gian nếu bé bú bình với sữa pha theo công thức của bé sơ sinh). Bú theo nhu cầu có nghĩa là cho bú nhiều lần, nhưng như vậy không có nghĩa làm vơi đi nguồn sữa của bạn - các nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ cho con bú theo nhu cầu sẽ tiết ra nhiều sữa hơn các bà mẹ cho con bú cách quãng đều như ít lần hơn.
Một nghiên cứu được thực hiện để so sánh giữa các bé được cho bú theo nhu cầu và các bé được cho bú cách khoảng từ ba đến bốn giờ. Các bé được cho bú theo nhu cầu có mức trung bình khoảng 10 cữ bú một ngày. Còn các bé kia có mức trung bình khoảng gần trên 7 cữ. Tuy nhiên, cho bú càng nhiều lần không có nghĩa là lượng sữa hàng ngày của bạn được chia ra nhiều lần và lượng sữa của bữa bú ít đi. Trên thực tế thì ngược lại.
Các bé được cho bú theo nhu cầu nhận được trung bình khoảng 73ml sữa cho mỗi bữa bú tức khoảng 715ml cho mỗi ngày. Trong khi đó, các bé được cho bú với các khoảng cách đều thì chỉ nhận được 68,8 ml cho mỗi bữa bú tức khoảng 508 ml mỗi ngày. Vì thế nên kết quả sau 2 tuần cho bú theo nhu cầu bé lên cân trung bình khoảng 561g trong khi đó thì bé kia chỉ khoảng 347g.
2. Điều hoà nhịp cung cấp sữa
Sản xuất sữa là một chu trình hết sức phức tạp, trong đó nhiều yếu tố có thể tác động đến, bao gồm cảm xúc, sức khoẻ của bạn và chất lượng của bữa ăn.
Sự thay đổi từ sữa non sang sữa mẹ được khởi động do sự thay đổi nội tiết tố sau khi sinh, còn sự tiếp tục sản xuất ra sữa lại tuỳ thuộc vào hoạt động mút vú của bé. Mút vú sẽ kích thích các dây thần kinh ở quầng vú và các tín hiệu thần kinh này được truyền về vùng của não gọi là tuyến dưới đồi. Khi tuyến dưới đồi nhận được các tín hiệu này nó lại chuyển đến tuyến yên và ra lệnh tuyến yên tiết ra nội tiết prolactin để kích thích tạo ra sữa. Vì thế nên việc bé mút vú kích thích tạo ra sữa còn được gọi là “phản xạ prolactin”. Tuyến yên cũng tiết ra nội tiết tố oxytoxin làm co thắt các sợi cơ bao quanh tuyến vũ, khiến cho tuyến này phải ép sữa vào các đường dẫn sữa. Động tác này còn gọi là nhũ phát hay phản xạ tống xuất. Khi mà vú bạn căng sữa thì nó sẽ bị kích thích không những bởi sự mút vú của bé mà còn do tiếng khóc đói của bé hoặc ngày cả sự gần gũi của bé với bạn.
Yếu tố quan trọng nhất để giữ nguồn sữa của bạn là cho bú theo nhu cầu, nhờ đó phản xạ nhũ phát sẽ được thuần thục, tránh được sự căng sữa (các tuyến nhũ căng phồng sữa).
Nếu các tuyến nhũ quá căng thì chúng sẽ không còn tiết sữa hữu hiệu. Trong khi đó thì bạn lại muốn tránh cho bé bú vì quá đau. Vì các lý do trên, phản xạ để kích thích tạo ra prolactin giảm, nên việc tạo ra sữa kém dần. Bạn có thể làm giảm sự căng sữa bằng cách nặn sữa hoặc cho bé bú đều và nhiều lần. Không những cho bú đều mà mỗi lần bú bạn phải cho bé thay đổi vú, sở dĩ phải làm như thế vì dòng sữa đầu là dòng sữa nghèo chất béo còn dòng sữa theo sau lại giầu chất béo và rất bổ dưỡng. Đây là lúc mà bạn phải cần ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng vì nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể rất cao so với lúc bạn mang thai. Bạn không cần phải ăn các thức ăn đặc biệt mà chỉ cần các món ăn giầu chất đạm, sắt, can-xi, trái cây, rau tươi và uống thật nhiều nước. Ba bữa ăn với cơm, thịt, bánh mì kẹp thịt, phó mát và trái cây tươi, uống sữa xen vào giữa các bữa ăn sẽ đủ cung cấp năng lượng cho bạn, giữ cho bạn được khoẻ mạnh. Bạn có thể thiếu chất sắt, bạn nên uống thêm chất này hằng ngày. Chăm sóc trẻ sơ sinh có thể khiến bạn kiệt sức cho nên hãy gắng tranh thủ bất cứ thời gian rảnh nào trong ngày để nghỉ ngơi. Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường thì bác sĩ cần phải theo dõi lượng đường và mức insulin trong máu cũng như phải quản lý chặt chẽ việc ăn uống của bạn. Nếu bạn có quan hệ vợ chồng trở lại thì nên ngừa thai bằng các phương pháp khác, tránh dùng thuốc ngừa thai cho đến khi nào bạn dứt sữa cho bé.
3. Bé từ chối bú
Đôi khi bé không chịu bú. Việc này thường xuyên xảy ra trong những ngày đầu khi mà bé còn tham ngủ hơn bú. Nếu việc này xảy ra, bạn chớ nản lòng, hãy nặn sữa để lại chờ khi bé đói sẽ đòi bú ngay.
Tuy nhiên nếu bé lại ngủ gật khi đang bú thì bạn nên đặt bé nằm xuống rồi nằm kề bé, như vậy bé sẽ cảm thấy đỡ mệt hơn và sẽ tiếp tục bú.
Từ chối bú đôi khi do nguồn sữa bị tắc nghẽn. Việc này xảy ra khi vú bạn quá căng làm cho bé khó mút, đôi khi lại không thể mút sữa được. Nếu bạn nặn ra một ít sữa bên vú bị căng của bạn thì bé sẽ bú được dễ dàng.
4. Nặn sữa
Đôi khi bạn không muốn cho bé bú, hoặc lúc bận việc, bạn có thể nặn sữa để cho bú vào lúc thuận tiện bằng bình. Việc này cũng được thực hiện khi vú bạn quá căng. Bạn có thể nặn sữa bằng tay nhưng nếu muốn nhanh hơn thì nên dùng bơm.
Dùng bơm tay
Áp sát phễu bơm vào vành đai quanh núm vú để tạo được một khoảng chân không sau đó điều khiển cần bơm để vắt sữa.
Sữa vắt xong được cho vào bình có nắp được siết thật chặt. Sau đó cho vào tủ lạnh giữ đến khi cần dùng. Sữa có thể giữ được đến 48 giờ trong tủ lạnh hoặc 6 tháng trong tủ đông. Trước khi nặn sữa phải rửa tay và vú thật sạch; tất cả các dụng cụ đều phải được khử trùng.
Cho bé bú mẹ là cách nuôi con đầy tình mẫu tử, nó thắt chặt mối liên hệ giao cảm giữa bé và bạn. Đây là sự tiếp nối của một mối quan hệ sinh lý học đã bắt đầu từ khi bé còn trong bào thai. Vì sữa của bạn rất tinh khiết và tốt, và luôn luôn có sẵn cho bé nên người ta nói rằng cho con bú mẹ là cách thức đầu tiên để nói với con sự thật và giữ lời hứa.
Cho đến khi bé bắt đầu biết tìm vú thì bạn phải kích thích phản xạ của bé bằng cách sờ nhẹ lên má bé phía gần bạn. Bé sẽ tự động quay về phía má bị chạm và do đó sẽ tìm được vú bạn.
Ẵm bé sao cho dạ dày của bé áp sát dạ dày bạn, còn đầu bé cao hơn thân của bé. Nếu bạn ngồi thì lưng phải thẳng. Bạn sẽ được dễ chịu hơn nếu bạn đặt bé lên một cái gối nằm trên đùi bạn; như thế bạn khỏi phải chịu sức nặng của bé.
Nếu được cho bú đúng cách, bé há rộng miệng, các cơ lưỡi và hàm hoạt động để giúp bé mút sữa từ núm vú bạn; khi ấp bạn sẽ thấy tai và thái dương của bé cử động.
Khi bé bú xong hay khi sữa đã cạn ở vú này mà bạn muốn thay đổi vú thì bạn lãy lướt nhẹ ngón út của bạn giữa hai nướu của bé.
Muốn được thoải mái trong việc cho bú, bạn phải biết cách đặt miệng bé vào đúng vị trí, nghĩa là làm sao cho bé ngậm sát vào vú bạn. Ngậm sát vúsẽ đảm bảo cho bé có đủ sữa để bú và giúp bạn tránh được nhiều vấn đề liên quan đến vú và việc tiết sữa. Nếu ngậm sát vú đúng cách thì các hàm của bé sẽ ngậm chặt vào các mô của vú chứ không phải vào núm vú bạn. Như vậy núm vú sẽ nằm hẳn trong miệng của bé.
Để cho bé ngậm sát vú được dễ dàng, bạn cần phải được thoải mái và thư giãn, cũng như có đủ thời gian để cho bé bú. Bế sao cho đầu bé đủ cao để có thểm được dễ dàng vú bạn. Đặt đầu bé nằm trong rãnh của khuỷu tay còn cẳng tay thì đỡ lưng và mông của bé. Nặn ra một ít sữa để làm cho quầng vú được mềm và núm vú phải nằm hẳn trong miệng bé.
Ngậm sát vú đúng cách là điều rất quan trọng cho bạn và bé vì hai lý do chính. Thứ nhất, nó tránh không cho bé cắn núm vú của bạn gây đau và nứt. Thứ hai, nó giúp bé kích thích để làm tiết sữa dồi dào, từ sữa nhiều chất béo và bổ dưỡng cho đến sữa ít chất béo và ít bổ dưỡng lúc mới bắt đầu bú. Sữa chảy dồi dào cũng sẽ giúp cho vú bạn khỉi bị quá căng vì vú không cạn sữa sau khi bé bú.
Tập cho bé tập mút bú mẹ
Cho bé bú mẹ rất đơn giản. Nếu không thì hàng triệu em bé và bà mẹ không thể thực hiện việc này một cách thành công. Tuy nhiên có thể cũng gặp khó khăn, vì thế nên bạn cần phải có sự giúp đỡ và chỉ dẫn từ bạn bè, các cô y tá, các người có kinh nghiệm.
Tập cho bé bú sẽ rất đơn giản nếu bạn bắt đầu kề vú cho bé một vài phút ngay sau khi sinh. Khi mà bạn đã thành công, trong một khung cảnh trang trọng của ngày sinh, tập cho bé mút vú lần đầu tiên thì bạn sẽ tự tin hơn về việc cho bé bú sau này.
Nếu núm vú bạn quá mềm và nhỏ, bạn hãy đắp lên đó một cái khăn ướt và lạnh. Không lâu sau đó nó sẽ cứng lên và lộ ra, giúp bé tìm vú được dễ dàng.
Mỗi lần bú, sữa sẽ được tiết ra từ cả hai vú. Bạn nên cho bú cả hai nhưng nên bắt đầu từ vú căng hơn.
Để cho bé bú lâu tuỳ thích ở bên đầu tiên. Vì như thế bé sẽ nhận được cả hai dòng sữa (dòng sữa đầu loãng ít dưỡng chất hơn, dòng sữa tiếp theo bổ dưỡng và nhiều chất béo hơn) sau đó bạn thay đổi vú và tiếp tục để cho bé bú cho đến khi no.
Núm vú cần có thời gian để cứng lại. Chúng rất mảnh nai, dễ bị tổn thương trong những ngày đầu. Vì thế nên bạn cần từ từ kéo dài thời gian cho bú ở mỗi vú. Trước tiên cho bé bú 2 phút trên mỗi vú để cho bé có đủ sữa non. Sau đó tăng thời gian lên 10 phút cho mỗi vú khi nguồn sữa tiết đều (bú như thế cho đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi sinh).
Bé thường mút rất mạnh trong năm phút đầu và nhận được khoảng 80% sữa bú. Khi đã đủ no, bé không còn quan tâm đến việc mút sữa nữa mà có khi đùa giỡn với vú và sau đó thiu thiu ngủ. Bạn nên nhớ thay đổi vú mối lần cho bé bú.
Chăm sóc đặc biệt cho vú là việc rất cần thiết khi bắt đầu cho bú. Mua ít nhất 2 nịt vú dành riêng cho các bà mẹ mới sinh và làm vệ sinh vú cẩn thận. Rửa vú mỗi ngày bằng nước không có xà phòng vì xà phòng làm trôi đi chất nhờn làm cho núm vú bạn đau và dễ bị nứt nẻ. Luôn luôn nâng niu vú cẩn thạn. Không nên chà xát mà chỉ lau nhẹ cho khô thôi.
Sau khi cho bú xong, bạn nên để cho vú tự khô ngoài không khí. Đặt các tấm lót bên trong nịt vú để thấm sữa còn rỉ ra và thường xuyên thay các tấm lót này. Đểtránh vú bị nứt nẻ, bạn có thể dùng kem hoặc dầu thoa lên các tấm lót (dầu phộng, dầu oliu hoặc kem có chứa lanolin).
Tấm lót vú
Rỉ sữa có thể phiền phức và khó chịu, ngoài ra còn gây rạn nứt núm vú và làm bẩn quần áo bạn. Các tấm lót đặt bên trong nịt vú sẽ thấm sữa rỉ và rất dễ mang. Các tấm lót giặt đựơc có bán ngoài thị trường và nên tránh dùng các tấm lót có bọc nylon.
Núm vú bị đau
Dùng dung dịch thoa, kem hoặc dầu để làm núm giảm nứt nẻ và đau. Thoa thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi lần cho bú.
7. Tạo sữaTrong thời kỳ thai nghén, vú bạn đã thay đổi để chuẩn bị cho việc tạo sữa, khởi sự vài ngày đầu sau khi sinh.
Mỗi vú của phái nữ chứa khoảng 15 - 20 nhóm nang sữa nối liền với núm vú bằng các ống dẫn sữa. Trong khi mang thai, nhau thai và buồng trứng tiết ra một lượng dồi dào các nội tiết tố estrogen và progesteron để kích thích các tuyến vú tạo ra sữa non. Sữa non chứa nước, chất đạm, đường, sinh tố, khoáng chất và các kháng thể giúp bé chống lại sự nhiễm trùng. Sữa non được tiết ra trong vòng 3 đến 5 ngày đầu và sau đó là sữa mẹ.
Cho bé bú bình với sữa tinh chế thay vì cho bú mẹ vẫn hoàn toàn bổ dưỡng và an toàn nhưng phải cẩn thận theo đúng hướng dẫn của các nhà sản xuất. Đồng thời, bạn cần phải quan tâm theo dõi và quan sát bé tỉ mỉ bằng tất cả tình thương nồng ấm của mình
Các loại sữa dùng cho nhũ nhi thường được phân cấp từ các loại sữa bột khô rẻ tiền cho đến các loại sửa lỏng dùng ngay đắt tiền hơn. Sữa cho nhũ nhi thường được bổ sung sinh tố và chất sắt và được tổng hợp rất công phu để làm sao cho gần giống như sữa mẹ. Chúng thường được làm từ sữa bò nhưng cũng có loại sữa làm từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu cho các bé không tiêu hoá hoặc dị ứng với sữa thường. Muốn chọn sữa cho bé, bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ nhi khoa để chọn sữa thích hợp. Dù dùng sữa nào, bạn cũng phải tuyệt đối giữ sạch sẽ các bình, muỗng, các ly dùng để pha chế và núm vú vì bé sơ sinh còn quá yếu nên rất dễ bị nhiễm trùng. Cũng nên chú ý, trước khi cho bú, bạn phải luôn luôn rửa tay thật sạch.
Các dụng cụ dùng cho bú bình
Bàn chải để cọ rửa bình, Dao gạt sữa, Kéo, Nắp bình, Đai bình, Núm vú, Bình, Muỗng lường sữa, Ly lường có khắc độ, Phễu nhựa, Dung dịch hoặc viên dùng để khử trùng, Muối ăn.
Tất cả đều phải sạch
Theo thời gian, bạn sẽ hình thành thói quen rửa chai. Bạn có thể dùng một cái chậu khử trùng có chất hoá học hay một nồi hấp hoặc một máy tiệt trùng viba. Có thể tiệt trùng các dụng cụ bằng cách đun sôi trong nước. Cần phải tiệt trùng tất cả dụng cụ cho bú cho đến khi bé được tròn một tuổi.
Trước khi tiệt trùng phải rửa các dụng cụ bằng nước xà phòng nóng hoặc có thể dùng máy rửa chén. Cọ sạch bên trong bình bằng bàn chải. Núm vú cũng phải được rửa kỹ. Tóm lại tất cả đều phải hoàn toàn sạch và tiệt trùng trước khi cho bú.
Nếu dùng chậu khử trùng, bạn đổ nước lạnh vào đến nửa chậu. Cho viên thuốc khử trùng vào và đợi cho tan. Để các dụng cụ pha chế sữa vào cho chìm hẳn. Cho thêm nước lạnh vào và để yên như thế đến đúng thời hạn cần thiết.
Dùng máy rửa chén
Sau 12 tháng, nếu bạn có máy rửa chén, đặt các dụng cụ như chai, ly lường và dao ngay vào trong bể rửa chén. Rửa núm vú riêng bên ngoài trước khi cho vào máy. Cho máy chạy ở tốc độ trung bình.
Đun sôi
Đun sôi chai trong năm phút. Dùng kẹp sạch gắp ra, để nguội trước khi dùng. Có thể nấu nhiều bình một lần để dùng trong ngày, chắt sạch nước, dùng cái nào thì lấy ra cái đó.
Cách lường và pha chế
Hộp hay gói sữa thường có kèm theo bảng hướng dẫn cách sử dụng và pha chế. Theo sát các hướng dẫn này. Không nên pha nhiều hơn liều đã được ấn định trong công thức, nếu làm như vậy sẽ có nhiều chất béo và protein hơn nhưng lại quá ít nước. Nếu bạn có thói quen cho ít bột sữa vào nước đã lường bạn sẽ làm cho sữa bị loãng đi, và bé sẽ bị thiếu dinh dưỡng.
Lường sữa
Dùng muỗn có sẵn trong hộp sữa, đo số lượng chính xác. Nếu quá đầy thì dùng dao đã tiệt trùng gạt ngang muỗng sữa. Không được đong vun mà cũng không nên ép sữa vào muống.
Pha chế
Dùng nước sôi vừa mới để nguội. Đo lượng nước ấm để pha chế. Nếu bạn lường nước trước khi đun sôi, sữa pha chế sẽ đậm đặc vì nước pha chế khi đun sôi sẽ bị mất đi do sự bốc hơi.
Để tránh việc nhiễm trùng đường tiêu hoá cho bé, bạn phải cẩn thận rửa sạch và tiệt trùng tất cả các dụng cụ dùng trong viẹc cho bé bú bình. Bạn có thể sử dụng chậu khử trùng, nồi hấp, máy tiệt trùng viba hoặc máy rửa chén. Cần phải rửa tay sạch các dụng cụ; các núm vú và các vòng ngậm bằng nhựa phải được rửa thật sạch sau khi dùng. Sữa chuẩn bị sẵn cho bé phải được cất vào tủ lạnh không được giữ lâu quá 24 giờ. Khuấy sữa cho bé bú ngay thì tốt, không nên pha trước. Sữa bú không hết, hoặc bạn hăm sữa lên mà bé không chịu bú vẫn để nguyên thì cũng phải bỏ đi; sữa hăm lại thường là nguồn gốc chính gây nhiễm trùng. Tất cả các dụng cụ đều phải được rửa bằng nước xà phòng nóng. Chà sạch bên trong bình bằng bàn chải; chải sạch các núm vú cho đến khi không còn một vết sữa nào. Rửa lại cả hai thứ bằng dòng nước ấm cho hết mùi xà phòng. Hâm sữa Muốn hâm sữa pha hay sữa mẹ, đặt bình vào một tô nước ấm. Đừng nên dùng lò viba vì nó có thể gây nên các điểm nóng không đều trong sữa. Khi đã hâm đúng độ, bạn có thể nhỏ một vài giọt sữa lên cổ tay, nếu thấy ấm là được. Trước khi cho bú phải nới lỏng vành đai bình để không khí lọt vào rồi mới cho bú. Như thế núm vú sẽ không bị xẹp, luồng sữa sẽ được liên tục. 1. Chuẩn bị cho bé bú Khi cho bú, bế bé sao cho đầu hơi cao hơn thân một ít để tạo thành một góc với thân bạn, giúp bé dễ nuốt sữa hơn. Khi bé được 10 ngày tuổi, kích thích phản xạ mút của bé bằng cách khều nhẹ lên má ở gần bạn (trái). Không nên ép núm vú vào miệng quá sâu. Bạn có thể pha sữa trước và để trong tủ lạnh khi cần. Không nên giữ sữa quá 24 giờ. Cho bé bú bình Tìm một nơi yên tĩnh và thoáng mát ngồi với bé. Có thể ngồi trên sàn nhà hoặc trên một cái ghế thấp để đặt bé trên đùi bạn. Đầu bé lọt vào lòng khuỷu tay còn thân thì nằm theo chiều dài của cẳng tay bạn. Giữ chặt thân bé. Đừng đặt bé quá ngay mà phải hơi nghiêng ở thế giữa nằm và ngồi để cho bé có thể thở và nuốt sữa an toàn mà không bị sặc. Khi bé bắt đầu mút vú, nghiêng bình sữa sao cho sữa vào đầy núm vú và không còn bọt khí nào trong đó. Ngưng bú Đôi khi vì quá tham bú nên bé vẫn còn muốn mút vú khi bình đã cạn. Nếu bạn muốn lấy núm vú ra, hãy lướt nhẹ ngón út vào giữa hai nướu của bé. Bé thiu thiu ngủ Nếu đang bú mà bắt đầu thiu thiu ngủ là bé đã mút khí nhiều thay vì sữa, làm cho bé cảm thấy no. Trong trường hợp này bế bé thẳng đứng để cho bé có thể ợ ra.Rửa bình và núm vú
Bú bằng bình, dù với sữa pha hay sữa mẹ vắt ra, đòi hỏi một sự kiên nhẫn và một tình thương trọn vẹn giống như khi bạn cho bú bằng sữa mẹ. Bé phải được nghỉ khi bé muốn và dừng lại khi thấy no. Trong khi bú, bế bé sát vào lòng, nói chuyện và nhìn thẳng vào mặt bé để quan sát. Ba của bé cũng phải làm như thế.
Nếu muốn thay đổi từ sữa mẹ sang sữa bình bạn phải thực hiện từ từ.
Sự thay đổi này phải được thực hiện rất chậm để cho bé có đủ thời gian thích nghi với bình và mùi vị của sữa được pha chế theo công thức. Do đó sữa mẹ cũng được từ từ giảm dần do nhu cầu cũng bị giảm. Sự thay đổi này phải cần có ý kiến của bác sĩ nhi khoa để giúp bạn một vài lời khuyên cần thiết và bổ ích.
2. Làm cho bé ợ hơi
Tư thế cho bé ợ
Nếu nuốt quá nhiều khí, cách tốt nhất để làm cho bé ợ là bạn phải đặt đầu bé vào vai bạn và vuốt nhẹ lưng bé. Nên lót lên vai một cái khăn trước khi cho bé tựa đầu vào vì bé có thể bị chảy nước dãi và ợ ra sữa.
Một cách khác để làm cho bé ợ là đặt bé ngồi trên đùi bạn hơi nghiêng ra phía trước, giữ không cho cong ở thắt lưng
Ảnh hưởng của khí và ợ
Làm cho ợ hơi có nghĩa bằng cách nào đó làm cho không khí đã nuốt vào khi bú (hoặc khóc trước khi bú) được thoát ra ngoài để cho bé được dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phản ứng của các bé khi nuốt vào nhiều không khí không giống nhau, và có vẻ như phần đông các bé cũng không được hài lòng gì hơn khi ợ xong.
Lượng không khí các bé nuốt vào khi bú cũng thay đổi rất nhiều. Bé nuốt rất ít không khí khi bú bằng sữa mẹ. Vì bé đã ngậm sát vú nên không thể nào nuốt không khí khi bú mẹ.
Nuốt khí thường xảy ra hơn đối với các bé bú bình nhưng việc này được xem là bình thường.
Vấn đề là bé ợ được thì sẽ làm cho bạn được thư giãn hơn; bạn phải chậm rãi bế nhẹ bé lên và trìu mến vỗ nhẹ lưng bé, như thế sẽ tốt cho cả bạn và bé. Theo tôi thì việc cho ợ thì làm sao cũng được nhưng đừng quá quan trọng vấn đề.
Đừng vỗ hay chà xát quá mạnh tay vì sẽ làm cho bé dễ bị ọc sữa. Từ từ và nhẹ nhàng đưa bé ngồi thảng lưng lên, vuốt nhẹ hơn là vỗ mạnh. Khi bé đang bú thì không cần ngừng lại để cho bé ợ. Phải đợi cho bé bú xong mới đặt bé lên vai bạn. Nếu không thấy ợ thì bạn cũng chớ nên lo lắng vì bé cũng không cần đâu.
VIII. CHỌN TÃ CHO BÉ
Bé mới sinh cần phải quấn tã cả ngày và tiếp tục dùng cho đến 2 - 3 năm sau đến khi bé tự đi vệ sinh được. Vì thế nên bạn phải chọn loại tã nào phù hợp với nếp sống của bé và tài chính của bạn.
1. Các chất bài tiết
Khi bé khoẻ mạnh thì bạn không cần phải quan tâm đến chất bài tiết trên tã của bé.
Phân có thể biến đổi nhưng chỉ có một ít biểu hiện bạn cần phải lưu ý mà thôi. Thí dụ: các vết máu đỏ lẫn lộn trong phân là điều không bình thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Ngay sau khi sinh nước tiểu của bé sẽ để lại trên tã những vệt hồng sậm hay đỏ, nhưng điều này rất bình thường nên bạn không phải quá lo. Bé sẽ tiểu thường xuyên, nửa giờ một lần, vì bàng quang của bé chưa có khả năng giữ nước tiểu lâu. Ngược lại, khi bé không tiểu trong nhiều giờ, bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem bé có bị mất nước hoặc bị nhiễm trùng đường tiểu không.
2. Các loại tã
Có nhiều loại tã với đủ kích cỡ, nhưng trên cơ bản thì có hai chọn lựa: loại tã giấy dùng một lần và tã vải. Hãy suy nghĩ lựa chọn xem loại nào thoải mái đối với bé đồng thời hiệu quả và thuận tiện cho bạn sử dụng.
Tã giấy dùng một lần
Loại này rất tiện lợi nhưng lại đắt tiền về lâu về dài. Chúng rất dễ sử dụng. Các nếp gấp đã có sẵn nên bạn không cần phải dùng kim hoặc thêm quần nylon. Các loại chuẩn có 2 lớp: 1 lớp nylon bên ngoài, 1 lớp thấm bên trong và tăng cường bởi các mép viền có lớp keo dính để điều chỉnh rộng hẹp. Tã giấy thường có ống chân đàn hồi để đề phòng cho bé mới biết đi. Vì đến khi biết đi bé mới phân biệt được các mẫu đẹp và sặc sỡ, cho nên bạn không cần mua các loại tã may sẵn cầu kỳ và đắt tiền.
Tã dùng lại
Tã vải có thể hơi đắt lúc ban đầu vì vậy bạn nên mua ít nhất là 24 cái loại tốt, dây cột (nếu cần thiết), vài lót và quần, nhưng dùng lâu dài thì lại rẻ. Phải giặt và phơi sau khi dùng. Tã vải khoét lỗ rất phù hợp có tấm lót thấm nước, thì dễ sử dụng hơn. Tã vài khoét lỗ rất phù hợp với bé sơ sinh, vì mềm và xếp gọn lại được. Tã bông hình chữ T có thể nói là tiện dụng và thoải mái nhất. Các miếng lót dùng một lần hút hết nước tiểu có thể giúp bé tránh bị hăm da. Có thể cho bé mặc thêm quần vải nhựa để khỏi dính bẩn vào quần áo ngoài, khi cần thiết.
TÃ DÙNG MỘT LẦN Tiện lợi Khỏi phải giặt, phơi, không dùng kim cũng giống như tã quấn bằng vải nhựa. Tránh được kim đâm bé. Tiện cho đi du lịch, nghỉ mát vài rất ít phụ kiện và xếp rất gọn Các bất tiện Chỉ dùng được một lần. Đắt vì không sử dụng lại được. Tạo thêm rác. Không được vất bỏ vào hầm cầu |
TÃ DÙNG LẠI Tiện lợi Chỉ cần mua một bộ. Không phải bận tâm mua tã thường xuyên. Về lâu, về dài sẽ tiết kiệm hơn. Có thể dùng lại cho bé khác. Các bất tiện Cần phải giặt và phơi lại đúng quy cách. Phải mất công nhiều hơn. Cần có nhiều phụ kiện kèm theo. Bé có thể bị kim đâm |
3. Chất bài tiết trên tã
Ngay sau khi sinh, bạn thấy màu sắc và độ dẻo ở phân của bé thay đổi. Trong hai ngày đầu, phân của bé còn được gọi là phân su, là một chất dẻo màu xanh lá cây đậm. Phân gồm có mật, chất nhầy và các tạp chất khác của dịch ối mà bé đã nuốt khi còn ở trong bụng mẹ. Sau khi được bú, phân của bé sẽ chuyển dần sang màu xanh nâu, hơi lỏng rồi sang màuvàng nâu. Màu sắc, mùi và độ dẻo của phân sẽ thay đổi tuỳ theo bé bú bằng sữa mẹ haybằng sữa pha. Phân bé bú bằng sữa mẹ lỏng hơn và có màu vàng nhạt, còn phân của bé bú sữa pha thì đặc hơn, có màu nâu nhạt, mùi thối hơn. Số lần đi tiêu của bé cũng thay đổi. Có bé thì đi tiêu sau mỗi lần bú, các bé khác thì đi ít hơn. Đôi khi bé lại không đi tiêu trong 1 - 2 ngày liền. Nếu không có các vấn đề gì khác, thì điều này cũng bình thường.
4. Giặt tã
Tã bằng vải phải được giặt sạch để tẩy toàn bộ các vết phân và nước tiểu, nếu không bé sẽ bị hăm da.
Mỗi ngày đổ nước pha thuốc tẩy trùng đầy 2 thùng. Cho các tã ướt vào một thùng. Cho các tã có phân sau khi dội sạch vào thùng kia. Ngâm cho đến sáng hôm sau và giặt lại bằng nước nóng, bột giặt và nước Javel. Sau đó, cho vào máy giặt xả sạch bằng nước nóng để loại mùi xà phòng. Nếu cần, bạn ngâm tã bằng thuốc tẩy để làm cho tã sạch và trắng hơn, nhưng cẩn phải thận trọng vì thuốc tẩy sẽ làm ngứa da.
5. Hăm da do tã
Vi khuẩn trên da sẽ phân huỷ nước tiểu thành amoniac rất độc và gây bỏng cho bé.
Đau mông
Hăm da do tã rất thường xảy ra. Không nên rửa da bé bằng nước và xà phòng mà hãy dùng dung dịch pha chế sẵn cho bé. Tránh dùng tã quấn bằng vải nhựa. Bạn có thể điều trị bằng cách thoa da bé một loại kem có chứa chất kẽm. Nếu bệnh vẫn không khỏi thì cần phải khám bác sĩ. Những điều cần biết về hăm tã Bạn đã từng nghe nói về chứng hăm tã chưa? Hăm là một chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ em từ vài tuần tuổi cho đến 18 tháng tuổi. Ngay chính cái tên của chứng bệnh này cũng chỉ ra một trong hai nguyên nhân chính gây hăm tã là việc sử dụng tã lót. Nguyên nhân chính thứ hai là việc tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu. Cách nào tránh hăm tã? Có vẻ như cách đơn giản nhất để tránh chứng hăm tã là cắt đứt hai nguyên nhân chính: không dùng tã giấy và cố gắng giữ cho da bé ít tiếp xúc với phân và nước tiểu. Thật ra, chúng ta có một giải pháp hoàn hảo hơn: dùng tã giấy cùng với thuốc mỡ phòng ngừa hăm tã cho bé. Cách phòng ngừa hăm tã đơn giản và hữu hiệu nhất gồm các bước sau: * Vệ sinh tốt vùng quấn tã: Mỗi lần thay tã, mẹ nên dùng nước ấm lau sạch toàn bộ vùng quấn tã của bé, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn hoặc giấy mịn. * Thay tã thường xuyên cho bé: Khi chọn lựa sử dụng tã giấy, bạn phải giành một ngân sách đáng kể cho chi phí này, tuy nhiên chúng ta cũng không nên tiết kiệm, bạn nên thay tã cho bé ít nhất là 4 lần trong ngày để bảo đảm vệ sinh cho bé. Nếu dùng tã vải, bạn phải thay tã thường xuyên hơn ngay khi bé đi vệ sinh. * Ngăn cách da bé khỏi tiếp xúc với phân và nước tiểu: Với mục đích này, thuốc mỡ là loại thích hợp nhất. Bạn nên chọn một loại thuốc mỡ có thành phần dược chất và xuất xứ rõ ràng, không có các chất có thể gây kích ứng cho da trẻ như chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi. Bạn nên thoa một lớp mỏng thuốc mỡ lên vùng bụng dưới, hai bên đùi và toàn bộ vùng mông của bé. Sau đó mới quấn cho bé tã mới. Lớp thuốc mỡ này không cho nước tiểu và phân tiếp xúc với da của bé, giúp bé tránh được hăm tã. Nếu bé đã bị hăm, bạn nên sử dụng thuốc điều trị hăm ngay cho bé, sau khi bé đi vệ sinh, bạn nên rửa sạch sẽ, lau khô rồi bôi thuốc khắp vùng bị hăm. Hạn chế việc quấn tã lúc này sẽ giúp da bé mau lành hơn. Nếu bé bị hăm đã lâu ngày (từ 3 ngày trở lên), vết hăm có những mảng đỏ loét, chảy nước vàng, nên đưa bé đến bác sĩ. Sau khi điều trị khỏi, nhớ dùng thuốc phòng ngừa cho bé, tránh tình trạng hăm tã tái phát.
Phải thay tã cho bé khi tã bị ướt hoặc dơ do phân. Chuyện này thường xảy ra ở bé mới sinh. Để tránh bị hăm da, nên thay tã cho bé vào buổi sáng khi bé thức dậy, ban đêm khi bé đi ngủ và sau mỗi lần bú. Chuẩn bị sẵn những gì cần và nơi an toàn để thay tã cho bé.
Lau sạch em bé
Lau các nếp gấp chân của bé
Lau nhẹ các vết phân bằng giấy vệ sinh. Nâng chân bé lên và lót tã phía dưới. Dùng một miếng bông thấm nước hoặc dung dịch rửa pha sẵn, lau sạch bên trong hai bẹn từ trên xuống phía dưới và ra ngoài.
Lau sạch vùng quấn tã
Nắm chặt hai cổ chân của bé trong bàn tay, ngón tay để giữa hai gót, nâng lên, lau bộ phận sinh dục. Lau từ âm đạo ra sau đến hậu môn và tránh không làm dơ âm hộ. Không nên kéo môi âm hộ ra để lau bên trong. Sau đó lau mông và đùi của bé về phía trong đến hậu môn. Thay tã cho bé.
Làm kho vùng mông
Nếu bạn dùng nước để lau, sau đó thấm khô bằng giấy vệ sinh, để cho bé đá chân một lúc, không khí sẽ làm khô vùng mông. Thoa một lớp kem mỏng chống hăm da xung quanh bộ phận sinh dục và dưới mông.
Lau sạch bé trai
Dùng gòn thấm dung dịch pha sẵn lau nhẹ bên dưới tinh hoàn của bé. Lau toàn bộ các tinh hoàn và bên dưới của dương vật. Không nên kéo da quy đầu ra phía sau. Nắm chắc hai cổ chân bé và nâng lên, lau phía dưới mông. Dùng dầu đông đặc, không phải cao có chứa kẽm, bôi lên dương vật để chống nhiễm trùng.
Thay tã cho bé loại dùng một lần
1 Mở tã ra với viền dính ở phía trên. Sau đó, nâng hai chân bé lên và lót tã sao cho phía trên ở ngang vùng thắt lưng của bé.
2 Luồn vạt dưới tã qua giữa hai chân bé và ép vành lên phía bụng của bé. Căng phần bìa của vạt do đó ta sẽ bó sát ở phía dưới.
3 Bóc màng của viền dính ra. Kéo viền dính lên ở một bên và dán vào vạt dưới của tã. Lặp lại động tác này ở phía bên kia và tã sẽ bó s át vào phần dưới bụng của bé.
Thay tã vải cho bé
1- Gấp đôi tã theo đường chéo tạo thành hình tam giác.
2- Nâng chân bé lên và lót tã xuống phía dưới sao cho rìa trên của bã nằm ngay vùng thắt lưng của bé.
3 Kéo vạt dưới tã lên phía trên qua giữa hai chân bé (kéo dương vật bé trai xuống phía dưới). Cố định vị trí tã. Xếp góc ở một bên lên trên vạt và siết nhẹ cho sát. Sau đó xếp góc bên kia lên trên.
IX. TẮM BÉ
Bé mới sinh không cần phải tắm thường xuyên: mỗi lần làm vào một ngày cố định nào đó trong tuần là đủ. Tuy nhiên, bạn có thể tắm bé nhiều hơn nếu bạn thấy thích thú. Có thể sử dụng bất cứ phòng nào miễn là đủ ấm. Điều quan trọng cần nhắc lại là phải luôn luôn kiểm soát độ nóng của nước bằng cách nhúng khuỷu tay (chứ không phải bàn tay bạn) hoặc mức trong cổ tay của bạn vào nước trước khi tắm bé.
1. Rửa mặt và mông
Đây là cách rửa nhanh để rửa mặt, cổ tay và mông mà không cần phải tắmhoặc cởi quàn áo bé ra. Thay vì dùng khăn tắm, người ta dùng một miếng bông nhúng vào nước ấm đun sôi để nguội và vắt khô. Mỗi miếng bông dành riêng cho một vùng. Lau từ phía trong của mắt ra ngoài, phía sau tai lên phía trên mặt và xuống cằm và xung quanh cổ bé. Lau nhẹ cho khô bằng chiếc khăn lông mềm.
Lau má và cổ
Lau mặt, cằm và các nếp nhăn ở cổ bằng miếng bông ấm để tẩy tất cả các vết sữa hoặc nước dãi của bé.
Lau vùng mông
Cởi tất cả quần lót và tã ra. Dùng một miếng bông mới, lau xung quanh bộ phận sinh dục của bé. Nếu phần này còn quá dơ, thấm bông với dầu thoa em bé rồi tiếp tục lau cho thật sạch.
Lau tay
Từ từ mở nhẹ các ngón tay của bé. Dùng một miếng bông ấm lau lòng và cườm tay cùng các kẽ ngón tay. Miếng bông khác thì lau cả tay bé. Sau đó lau khô lại bằng một khăn lông mịn.
2. Tắm bé
Trước khi tắm bé, cởi bớt đồ bé ra, chỉ chừa lại áo và tã. Lau mắt và mặt bằng một miếng bông ướt. Sau đó cởi trần bé và quấn bé bằng một cái khăn mịn và sạch.
Gội đầu cho bé
Bế bé ngay bên trên thau tắm như tư thế “bắt bóng”, bằng cách cho bé nằm theo chiều dài của cánh tay và đầu nằm gọn trong bàn tay bạn. Dùng bàn tay kia cẩn thận gội đầu và tóc bé với nước trong thau. Sau đó nhè nhẹ lau khô tóc bằng một khăn mịn.
Đặt bé vào thau tắm
Một cánh tay đỡ vài và cổ bé, bàn tay đưa qua giữ lấy vai bên kia.
Tắm toàn thân cho bé
Đặt bé vào thau, đầu cao hơn mông. Một tay nâng đầu còn tay kia nhè nhẹ tát nước lên thân bé. Luôn luôn cười và nói chuyện với bé. Khi xong, bế bé ra khỏi thau giống như tư thế khi đặt bé vào và từ từ cuộn bé vào một cái khăn sạch.
Lau khô và rắc phấn cho bé
Nhè nhẹ thấm khô cho bé đặc biệt chú trọng đến các hốc và nếp nhăn trên da. Nếu muốn rắc phấn cho bé, chớ nên rắc trên tã vì bột phấn sẽ cứng lại khi tã bị ướt.
3. Lau sạch vùng rốn
Dây rốn sẽ khô và rụng trong vòng 1 tuần sau khi sinh. Rửa sạch vùng rốn hằng ngày để tránh bị nhiễm trùng.
Rửa nhẹ các nếp da quanh rốn bằng nước rửa phẫu thuật nhũ nhi có cồn nguyên chất (hỏi bác sĩ nhi khoa). Tiếp tục rửa cho đến khi nào cuống rốn hoàn toàn rụng hẳn, và như vậy, vết thương rốn sẽ lành nhanh. Nếu vùng này trở nên đỏ, rịn nước hoặc có các dấu hiệu bị nhiễm trùng thì phải gặp bác sĩ ngay.
Tránh nhiễm trùng
Cẩn thận lau khô vùng rốn sau mỗi lần tắm và để trần rốn ra ngoài không khí càng thường xuyên càng tốt để tránh nhiễm trùng.
4. Lời khuyên khi tắm béCha mẹ rất hồi hộp khi tắm bé lần đầu. Nhưng khi đã trở thành thói quen thì tắm bé chỉ là một công việc nhẹ nhàng, đem lại thích thú và giúp bạn được gần gũi với bé nhiều hơn.
Để phòng thông thoáng nhưng không bị gió lùa. Tắt quạt, hạn chế thời gian bé không mặc đồ xuống tối thiểu.
Đảm bảo chậu tắm ở một độ cao vừa tầm của bạn. Choàng một miếng che bằng chất không thấm nước trước ngực, cột sẵn một cái khăn xung quanh thắt lưng bạn để lau cho bé.
Để tất cả vật dụng cần thiết như khăn lau, tã thay ở trong tầm tay bạn.
Trước tiên kiểm lại nhiệt độ của nước cho vừa và không được thêm nước nóng vào lúc đang tắm. Dùng nước pha với dầu tắm thì tốt hơn là xà phòng bánh.
Luôn luôn cười và nói chuyện với bé. Nhè nhẹ dùng tay rửa sạch toàn cơ thể để được tiếp xúc làn da mịn màng của bé. Dần dần bé sẽ thích làm tung toé và đùa giỡn với nước. X. SỨC KHOẺ CỦA BÉ SƠ SINH Bé mới sinh, đặc biệt là các bé được bú bằng sữa mẹ thường rất khoẻ trong các tuần đầu. Nhưng vì hệ miễn nhiễm cũng như nội tạng chưa phát triển hoàn toàn nên bé rất dễ bị đau ốm. 1. Vàng da ở bé sơ sinh Rất thường xảy ra. Da và mắt của bé trở nên vàng do có quá nhiều sắc tố mật bilirubin trong máu. Bilirubin, một sắc tố màu vàng, là một sản phẩm phụ của sự huỷ diệt các hồng cầu nguyên thuỷ, thường gặp ở bé sơ sinh. Bé vàng da rất rõ vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi sinh và kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày. Trong thời gian này gan của bé cũng được phát triển đầy đủ nên có thể hấp thụ được các sắc tố mật thừa ra tạo nên do các hồng cầu bị huỷ. Chứng này thường tự hết mà không cần điều trị, nhưng nếu lượng sắc tố bilirubin lên cao thì bé phải cần đến quang trị liệu: đèn tử ngoại được điều chỉnh cẩn thận để chiếu xuyên qua da làm các sắc tố rubin biến thành những chất tan trong nước để thải qua nước tiểu. Bệnh thiếu máu tán huyết Bệnh này khá nghiêm trọng do tích tụ quá nhiều sắc tố mật trong máu của bé. Các triệu chứng chính của bệnh là vàng da, xanh xao, gan và lá lách to và máu có những triệu chứng bất thường. Bệnh được chữa trị bằng cách truyền máu. 2. Tiêu chảy và ói Những trường hợp đau bụng và tiêu chảy nhẹ có thể chóng qua, nhưng hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh rất yếu và dễ bị tổn thương. Những bé bú bằng sữa mẹ ít bị nhiễm trùng đường ruột hơn các bé bú sữa pha vì sữa mẹ có chứa các kháng thể để chống bệnh. Tuy nhiên, tất cả các bé đều có thể mắc phải các bệnh này. Nếu bé ói ra tất cả các thức ăn kéo dài 6 giờ hoặc đi tiêu chảy thường xuyên với phân xanh lỏng và nước, bạn phải đưa cháu đi bác sĩ ngay. Mất nước Nguy hiểm hơn nhất khi bé bị ói và đi tiêu chảy thường xuyên là bị mất nước do các chất lỏng bị tống xuất ra ngoài. Các triệu chứng của bệnh là khô miệng, mắt lõm, mỏ ác lõm xuống bất thường, dễ nổi quạu, bị hôn mê và bỏ bú. Không nên xem thường các triệu chứng này mà phải đưa bé đi bác sĩ ngay. 3. Táo bón Khi bú sữa mẹ bé sẽ ít bị táo bón vì sữa mẹ rất dễ tiêu, kích thích nhu động ruột hoạt động dễ dàng. Bú sữa pha, bé rất dễ bị táo bón vì thiếu nước. Khi bé bú bình không đi tiểu trong một hay 2 ngày hoặc đi tiểu phân cứng thì bạn phải cho bé uống thêm nước giữa các bữa bú để bù vào lượng nước bị thiếu hụt. Nếu đã cho bé uống nước mà không thấy phân mềm hoặc không thấy đi tiểu thường hơn, bạn phải cho bé uống nước trái cây pha loãng ngày 2 lần để giúp làm lỏng phân. Nếu các giải pháp trên không thành công thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Vấn đề tiết niệu Táo bón rất dễ điều trị nên thường không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bé bắt đầu có những triệu chứng bất thường thì đây là dấu hiệu của sốt hoặc hệ tiết niệu đã bị nhiễm trùng hay bị nghẽn. Nếu thấy tã bé không ướt trong một hai giờ, hãy cho bé uống nhiều nước. Nếu hai giờ sau mà bé vẫn không đi tiểu thì phải liên lạc với bác sĩ để tham khảo ý kiến. Nếu nước tiểu của bé đậm đặc và sẫm màu thì đây là dấu hiệu thiếu nước. Cho bé uống thêm nước giữa các bữa bú. Nếu việc này không đem lại kết quả, hệ tiết niệu của bé có thể bị nhiễm trùng và cần phải điều trị. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ. 4. Sốt Khi bé lên cơn sốt, có nghĩa là cơ thể của bé đang chiến đấu chống lại sự nhiễm trùng. Hệ miễn nhiễm củabé bắt đầu hoạt dộng mạnh. Nếu bạn nghi bé bị sốt, hãy đo nhiệt độ của bé. Sau đó 20 phút, kiểm tra lại nhiệt độ xem có thay đổi không. Bạn nhơ ghi lại mỗi lần đo. Nếu thân nhiệt tăng chút ít và bé ở tình trạng bình thường, không có các triệu chứng khác thì bé chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và bệnh sẽ qua khỏi trong 1 - 2 ngày. Tuy nhiên bạn cũng nên đưa bé đến bác sĩ. Nếu nhiệt độ tăng lên 10C hoặc hơn mà bé lại nóng và uể oải, kèm theo các triệu chứng khác như hôn mê, ói mửa hoặc tiêu chảy, bạn phải đưa bé đến bác sĩ ngay, không được chậm trễ. 5. Viêm tai Các bé thường hay bị cảm lạnh nên dễ dẫn đến nhiễm trùng tai, chính xác hơn là “viêm tai giữa” Vi khuẩn di chuyển dọc theo vòi Eustache (vòi này nối liền phía sau cổ họng với tai giữa có nhiệm vụ làm cân bằng áp suất của tai) vào bên trong tai giữa. Bé thường nằm cả ngày nên giúp cho các vi khuẩn di chuyển dễ dàng bên trong vòi Eustache và làm viêm nhiễm nội mạc của vòi này và sau đó chúng tiến về phía tai giữa, sinh sôi nẩy nở ở đây. Các triệu chứng của bệnh gồm: sốt, tiêu chảy, khóc vô cớ và chảy mủ tai. Nên gọi bác sĩ ngay để khám và chuẩn đoán bệnh cho bé để biết chắc bé có bị viêm màng não hay không vì bệnh này cũng có các triệu chứng tương tự. Bệnh viêm tai phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Bé càng lớn, bạn càng phải biết cách nhận định cũng như đối phó với các bệnh thông thường cho bé. Đôi khi bạn phải đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để khám bệnh.
Khi bé đau, bạn rất phân vân không biết có nên đưa bé đi bác sĩ hay không. Bạn không nên do dự mà phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay, nhất là khi bé có một trong các triệu chứng sau đây:
Bé bị co giật.
Bé ngủ li bì.
Bé khó thở, thở khò khè hoặc ho khan lớn tiếng.
Bé bị sốt cao hoặc nhiệt độ thấp bất thường.
Bé bị tiêu chảy liên tục, phân lỏng, xanh lục và có nhiều nước.
Bé bị ói ra nhiều (không phải bị ọc sữa bình thường sau khi bú).
Bé chán bú nhiều lần và liên tục.
Bé có triệu chứng mất nước.
Bé là đừ và khóc vô cớ
Bé không yên, dường như bị ngứa đầu, ngứa tai hoặc đau cổ.
Bé nổi ban, mẩn bất thường.
Bạn có lý do để cảm thấy rất lo lắng về sức khoẻ của bé.
7. Bé bị chứng đau bụng quặn
Các bé trai thường dễ mắc phải chứng này hơn là các bé gái. Nguyên nhân gây ra các chứng bệnh khó chịu bao gồm ăn không tiêu cũng như các cơn khóc dai dẳng của bé cho đến nay vẫn chưa được xác định.
Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng ngguyên nhân chính của chứng đau bụng quặn này là do hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển đầy đủ. Các nhà nghiên cứu khác thì nghĩ rằng sự lo âu lúc mang thai của các bà mẹ cũng dễ gây ra chứng bệnh này cho bé.
Thông thường, diễn tiến của bệnh khời đầu từ khi bé được 2 tuần tuổi và chấm dứt vào lúc bé được 3 tháng tuổi. Các cơn đau quặn thường xảy ra vào buổi chiều. Khi ấy, bé bắt đầu co chân về phía bụng hoặc đá thẳng chân ra để cố gắng làm giảm đau bụng và để tống hơi ra. Bé khóc to vì đau. Bạn không thể làm gì khác hơn là chờ cho cơn đau đi qua. Bạn nên xoa dầu cho bé ấm bụng hoặc đặt bé nằm sấp trên đùi bạn và sưởi ấm bụng bé bằng một túi nướcấm. Bạn cũng có thể lái xe chở em bé đi một vòng, đặt bé nằm sấp trên đầu gối bạn và vỗ nhẹ lưng hoặc cho bé cắn núm vú để quên cơn đau.
Chứng đau bụng này không đe doạ đến sức khoẻ của bé, tuy nhiên nó làm cho bạn rất lo âu. Mặc dù vậy, khi các triệu chứng mới bắt đầu thì bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ để ngăn chặn các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra. XI. BÉ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT Khoảng 1/10 các bé sơ sinh cần phải được nuôi dưỡng, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, trong các khoa chăm sóc đặc biệt. Đa số là các bé sinh non hoặc tăng trưởng chưa đầy đủ trước khi sinh, còn chỉ có một ít cháu ốm đau. Mục đích chính của khoa chăm sóc đặc biệt là bảo vệ cho bé được an toàn về sức khoẻ cũgn như nuôi dưỡng bé cho đến khi bé có thể tiếp tục sống được ở môi trường bình thường. 1. Bé sinh thiếu cân Nói chung, các bé cân nặng dưới 3kg (thường xem như nhẹ hơn trọng lượng bình thường cần phải có) cần được chăm sóc đặc biệt. Có khoảng 4 - 8 % các bé khi sinh ra bị thiếu cân; trong số này, 2/3 là sinh thiếu tháng, và 1/3 còn lại là sinh nhẹ cân so với tuổi thai. Bé sinh non Một thai nhi được đánh giá là phát triển đầy đủ và bình thường khi được sinh ra đúng thời kỳ, tức là đủ tháng (40 tuần sau thời kỳ mất kinh lần cuối của bạn). Nếu vì lý do nào đó mà bé sinh sớm một vài tuần, hay hơn, thì bé chưa đủ sức để sống bên ngoài. Bé sinh ra trước tuần thứ 35 gọi là bé sinh non. Tuy mức độ mà phải đưa bé vào phòng săn sóc đặc biệt trẻ sơ sinh, để giữ gìn và bảo vệ cho bé được tiếp tục sống và bắt kịp sự tăng trưởng bình thường. Bé nhẹ cân so với tuổi thai So với thời gian phát triển kể từ ngày thụ thai, nếu bé cân nhẹ hơn bình thường thì gọi là bé sinh thiếu cân. Hầu hết các bé sinh thiếu cân đều được sinh đúng kỳ nhưng rất nhẹ cân khi chào đời. Cách chăm sóc các bé này có khác hơn các bé sinh thiếu tháng. Các bé sinh thiếu tháng độ 3 hay 4 tuần và các bé sinh đúng kỳ nhưng thiếu cân, nếu được bồi bổ đúng cách thì vẫn được chăm sóc trong phòng hậu sản chung với mẹ, thường còn được gọi là chăm sóc chuyển tiếp, mà nơi đây sức khoẻ cũng như sự phát triển của bé đều được quản lý chặt chẽ. Nguy cơ về sức khoẻ Bé sinh thiếu tháng trước tuần tứ 35 có một số nguy cơ về sức khoẻ mà đôi khi cũng gặp ở các bé sinh đúng kỳ. Bé rất dễ bị chứng vàng da. Các nội tạng phát triển chưa đầy đủ nên dễ gây khó thở, ăn không tiêu và không điều hoà được thân nhiệt. Bé cũng rất hay bị nhiễm trùng và có thể bị giảm đường huyết, có thể gây tổn thương não nếu không được chữa trị. Bé cũng cần được bổ sung sắt và can xi vì bé hãy còn thiếu các lượng khoáng chất thiết yếu này. 2. Các bé cần phải được chăm sóc đặc biệt Ngày nay các bé sinh non, sinh thiếu cân mà bị bệnh hay là có khuyết tật nàođó đều có triển vọng sống sót nhiều hơn so với các bé có cùng các khuyết điểm trên sinh ra cách đây 10 hoặc 20 năm. Đó là nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học trong lĩnh vực chăm sóc bé sơ sinh và các ứng dụng kỹ thuật của các phòng chăm sóc đặc biệt đã làm cho cục diện thay đổi. Nếu bé quá yếu hoặc quá nhỏ không bú được thì người ta dùng các ống thông để nuôi bé; nếu bé bị vàng da thì dùng quang trị liệu; bé được theo dõi chặt chẽ trong các phòng săn sóc đặc biệt tại các bệnh viện phụ sản địa phương. Nếu bé sinh quá sớm hoặc bị bệnh thì bé sẽ được chăm sóc đặc biệt hơn bằng cách thiết bị kỹ thuật cao trong phòng chăm sóc đặc biệt. Nơi đây có thể nuôi dưỡng các bé cần đến sự chăm sóc nhi khoa đặc biệt rất cao. Trong các đơn vị tiên tiến này, người ta nuôi dưỡng và chăm sóc cho các bé sinh non nhỏ nhất độ 24 - 25 tuần tuổi cân nặng có khi chỉ khoảng 450g. Thường chỉ ở các bệnh viện lớn mới có phòng săn sóc đặc biệt trẻ sơ sinh. Nếu bạn chuyển dạ sinh non mà bệnh viện nơi bạn sinh không có phòng này thì bé sinh non sẽ được đưa ngay vào lồng chăm sóc đặc biệt, xe cứu thương sẽ đưa bạn và bé đến một bệnh việc ở tuyến trên. Nếu bạn ở quá xa bệnh viện thì cũng là một vấn đề khó khăn, nhưng nhiệm vụ của đơn vị săn sóc đặc biệt này là tiếp nhận bạn thật ân cần. Bác sĩ và y tá sẽ giải thích các nhu cầu đặc biệt của bé và chỉ cách cho bạn giúp đỡ bé. Hầu hết các bệnh viện đều động viên cha mẹ tham gia tích cực vào việc chăm sóc bé như cho bú, thay tã và làm vệ sinh cho bé. Bạn sẽ được mặc áo choàng tiệt trùng để tránh làm bé bị nhiễm trùng. Mọt vài bệnh viện lại có các phòng dành riêng cho cha mẹ để ở lại chăm sóc con. Họ cũng khuyến khích bạn nên thường xuyên vỗ về, vuốt ve, hôn hít bé để bé tăng trưởng nhanh hơn. Đôi khi vì quá lo lắng, khi bé được ra khỏi khoa chăm sóc đặc biệt,bạn vẫn còn muốn con mình được giữ lại. Dù mỗi trường hợp bé sinh thiếu tháng (sinh non) hoặc sinh thiếu cân đều cần phải được đánh giá riêng, nhưng những bé ở vào một trong các tình trạng sau đây nhất thiết phải được chăm sóc sơ sinh tích cực. Trọng lượng của bé khi sinh nhỏ hơn 1.5kg. Thời gian mang thai ít hơi 34 tuần. Bệnh trầm trọng về hô hấp (bệnh màng trong đôi khi còn gọi là hội chứng suy hô hấp). Ngộp thở trầm trọng khi sinh (do thiếu oxy hoặc bào thai quá yếu). Nhiễu trùng nặng. Bị co giật. Bệnh vàng da cần phải thay máu. Hội chứng cai thuốc, khi bà mẹ đã bị nghiện các chất ma tuý như heroin. 3. Giúp bé bằng cách nào? Ngoài việc chăm sóc và theo dõi của các nhà chuyên môn, còn nhiều việc khác mà cả hai vợ chồng bạn có thể làm được để giúp bé vượt nguy nan, và tái lập cuộc sống bình thường. Bạn hãy bỏ ra nhiều thời gian để gần gũi bé. Bé cũng cần có tình thương và được chăm sóc giống như một bé sinh đủ tháng. Nâng niu và vuốt ve bé ở trong cũng như ở ngoài lồng ấp bất cứ lúc nào bạn có thể làm được. Ôm ấp, vỗ về, hôn hít sẽ có hiệu quả tích cự giúp bé chóng lớn và khoẻ mạnh. Nặn sữa cho bé vào các bữa bú thường lệ vì sữa mẹ không những là thức ăn bổ dưỡng nhất mà còn để lên sữa, tạo được một nguồn sữa đầy đủ và liên tục để nuôi bé khi bé có thể tự bú được. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy sữa non và sữa của người mẹ sinh con thiếu tháng chứa nhiều chất bổ dưỡng hơn là sữa của các bà mẹ sinh con đúng kỳ. Điều này nhằm bù vào lượng chất bổ mà bé đúng ra được cung cấp qua nhau thai nếu còn ở trong tử cung. Vì thế nên nếu bé thiếu tháng mà được cho bú bằng sữa mẹ thì cũng sẽ phát triển theo tốc độ giống như khi bé còn ở trong bụng mẹ. Cần phải tham gia vào công tác chăm sóc bé bằng cách hỏi thăm các y tá cách cho bé bú tắm bé, thay tã cho bé. Việc này sẽ làm cho cả hai vợ chồng bạn gần gũi với bé và tự tin hơn vào việc chăm sóc cho bé. Không nên khổ sở vì quá lo âu hoặc không hiểu biết. Cố gắng nắm vững mọi vấn đề bằng cách hỏi những người chăm sóc bé và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ phía chồng bạn. XII. PHÒNG SĂN SÓC ĐẶC BIỆT Các nhân viên huấn luyện thuần thục, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao sẽ chăm sóc bé 24/24 giờ. Những điểm chính yếu cần phải được quan tâm khi chăm sóc đặc biệt cho bé gồm có: theo dõi nhiệt độ, nhịp thở, bộ não, hệ miễn nhiễm và sự ăn uống của bé. Bạn sẽ bị chóng mặt khi lần đầu tiên được nhìn thấy quá nhiều thiết bị: nào là các loại ống, điện cực, máy theo dõi, ống truyền tĩnh mạch. 1. Tại sao bé cần được chăm sóc Vì bé quá yếu nên chăm sóc đặc biệt sẽ giúp bé tăng trưởng và lớn lên để có thể tiếp tục sống độc lập. Các vấn đề quan trọng sau đây cần phải được quan tâm theo dõi: Kiểm soát nhiệt độ Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh, với bé sinh non hoặc sinh thiếu cân thì lại càng dễ bị hơn vì bé không có đủ lớp mỡ dự trữ che chở để chống đỡ với môi trường bên ngoài. Vì thế, bé sinh non cần phải ở trong lồng kính, trong đó, bé được giữ ấm bằng khí ẩm, và ấm (hoặc oxy, nếu cần). Hô hấp Các bé dưới 30 tuần hoặc các bé yếu hơn dưới 27 tuần tuổi chưa phát triển đầy đủ hệ hô hấp nên không có đủ khả năng chuyển oxy sang máu được. Nếu bạn chuyển dạ sớm, bạn sẽ được tiêm thuốc để giúp cho phổi của bé trưởng thành. Vì hệ thần kinh của bé vẫn còn non yếu nên có ảnh hưởng đến cơ chế thở của bé và đôi khi còn có thể làm cho bé ngưng thở từng chặp, kềm theo giảm nhịp tim. Cho bú Trước tiên bé sẽ được cho bú một giờ một lần, sau đó giảm cữ xuống còn ba giờ một lần. Bé sinh non hoặc bé bệnh thường không tiêu hoáđược sữa nên phải cho bú bằng dung dịch đường, muối, kali. Khi bé bắt đầu tiêu hoá được sữa thì bé sẽ dùng sẽ pha cho trẻ sơ sinh hoặc sữa vắt của mẹ là sữa lý tưởng để nuôi tất cả các em bé sơ sinh. 2. Mỗi trường xung quanh bé Các nội tạng của bé sinh non hoặc sinh thiếu cân đều chưa được phát triển đầy đủ nên bé cần phải được hỗ trợ để thở và phát triển. Trong lồng kính, nhiệt độ, mức độ oxy và độ ẩm, tất cả đều được theo dõi và kiểm soát cẩn thận để tạo các điều kiện tối ưu cho bé lớn lên và phát triển. 3. Bé rất cần tình thương Ngoài các phương tiện y tế đặc biệt, bé cũng cần sự chăm sóc của cha mẹ Mặc dầu bé được chăm sóc đặc biệt 24/24 giờ nhưng bé vẫn khao khát tình thương của bố mẹ. Sự va chạm thể xác như nâng niu, bồng ẵm, hôn hít sẽ có ảnh hưởng rất tốt cho mối quan hệ giao cảm giữa tình thương yêu nồng ấm của hai bạn với bé. Bé cũng cần nghe tiếng nói của cha mẹ. Nói với bé, hát cho bé nghe bất cứ lúc nào bạn có thể làm được, ôm bé sát vào lòng để cho bé quen hơi bạn và bé sẽ thấy gần gũi bạn hơn. Các bậc làm cha mẹ thường rất lo mối liên hệ với bé sẽ bớt khăng khít khi bé được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, bạn cứ an tâm, các bác sĩ sẽ khuyến khích cả hai bạn góp sức chung lo cho bé. Bạn sẽ được khuyến khích quan sát và thực hành cách chăm sóc bé của các y tá. Không nên e ngại phải thường xuyên vuốt ve bé. Qua việc phụ giúp các y tá chăm sóc bé, bạn sẽ thấy được gần gũi bé nhiều hơn. Sự chăm sóc bằng tình thương là nguồn sống của bé, giúp bé lớn nhanh và tăng trưởng Tiếp xúc cơ thể Ngoài việc phụ giúp y tá cột các dây điều khiển máy, ống truyền thức ăn, các dây truyền tĩnh mạch mà bé đang cần, bạn còn có thể thông qua các cửa tròn liên lạc bên hông lồng chăm sóc đặc biệt để gần gũi và nựng nịu bé, nhờ đó bạn sẽ thấy thương yêu bé nhiều hơn.
Các bé sinh non thường rất khó sống vì hầu hết đều quá non yếu, nhưng nhờ vào đội ngũ nhân viên đầy nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, và công nghệ tiên tiến của các phòng chăm sóc đặc biệt, nên các bé này có thể lớn lên và sống khoẻ như các bé bình thường khác. Một bé sinh non thường trông rất mảnh mai, nhưng tinh thần chống chọi để sống của bé thì rất cao.
1. Bé đang gặp nguy cơ
Sau một tuần theo dõi, huyết áp của Hạnh không trở lại bình thường, và albumin tiếp tục xuất hiện trong nước tiểu. Vào đầu tuần thứ 32, bác sĩ phụ sản của chị phát hiện thai nhi đang ở trong tình trạng nguy kịch nên quyết định phải dùng thuốc giục sinh để cho Hạnh sinh non. Sau khi được giục sinh, Hạnh cho ra đời một bé gái, cân nặng khoảng 1.4 kg.
2. Nhau thai bị hư
Bác sĩ phụ sản cho rằng nhau thai của Hạnh bị hư từ đầu tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ nên thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ trong một thời gian. Việc này xảy ra vào cuối thai kỳ nên đầu của bé xem ra quá lớn so với thân bởi vì não phát triển tương đối bình thường lấn át phần còn lại của cơ thể.
3. Giữ cho bé ấm
Bác sĩ giải thích rằng hầu hết các bé sinh non, thiếu cân thường không dự trữ đủ lượng chất béo để sưởi ấm. Do đó, bé hay mắc các bệnh như giảm thân nhiệt hoặc thiếu dưỡng khí (thiếu oxy cho mô), hạ đường huyết (đường trong máu thấp) nên bé cần phải được khẩn trương sưởi ấm. Vì thế nên bé được đưa ngay vào lồng chăm sóc đặc biệt, có máy giúp thở. Còn Hạnh thì được cho ở tại một phòng kế bên để có thể thường xuyên chăm sóc cho bé.
4. Cảm nghĩ của bố mẹ
Hạnh và chồng có hơi bất ngờ khi lần đầu tiên thấy bé
Tìm kiếm sự nâng đỡ tinh thần
Hạnh rơi lệ khi nhìn thấy con quá ốm yếu và quá cô đơn rồi khép cửa lại. Việc gần gũi với đứa bé trong lồng dường như quá khó khăn đối với chị nhưng chị lại tự nhủ, dẫu sao cũng là đứa con mà chị hằng trông đợi. Chồng khuyên nhủ vợ và bày tỏ các khó khăn của vợ mình với nhân viên làm công tác xã hội. Họ khuyên Hạnh nên bình tĩnh vì điều này rất thường tình. Các chuyên viên trong nhóm chăm sóc đặc biệt cũng rất thông cảm. Họ khuyên vợ chồng Hạnh nên tiếp xúc với bé bằng cách vỗ về và vuốt ve bé thông qua các cửa tròn của chồng chăm sóc. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc làm này sẽ giúp các bé sinh non nhanh chóng ổn định hệ hô hấp. Nhóm chăm sóc cũng giải thích cho Hạnh biết là tình thương rất quan trọng để phục hồi sức khoẻ cho bé hơn là các hỗ trợ kỹ thuật dành cho bé. Về phần bác sĩ, dĩ nhiên bác sĩ cũng khuyên vợ chồng Hạnh nên bày tỏ nỗi niềm riêng của mình và quên đi đứa bé khôi ngô trong mộng mà họ đã từng mơ ước. Họ nên trung thực với cảm nghĩ của mình và hiểu rằng có nhiều người cùng hoàn cảnh với họ cũng có cùng cảm nghĩ như vậy.
5. Tham gia chăm sóc bé
Hạnh bắt đầu tham gia vào việc chăm sóc con, rồi chị nhận ra rằng chị rất thương con và mong bé được thoát nguy. Các cô y tá chỉ cách cho Hạnh nặn sữa qua ống thông. Sữa non của các bà mẹ sinh non rất giàu yếu tố vi lượng (các khoáng chất này bé được hấp thu nếu không sinh non) và chứa nhiều protein giúp bé phát triển.
Trong khi đó thì chồng Hạnh rất quan tâm đến các máy móc trong phòng chăm sóc đặc biệt. Anh muốn biết cơ chế hoạt động của các máy này để phụ giúp chăm sóc con. Tuy rất bận rộn, các chuyên viên của nhóm chăm sóc cũng tìm lúc thuận tiện để trả lời các câu hỏi của anh.
Tiếp xúc qua da
Bé phát triển dần, bé lên cân và hệ hô hấp cải thiện, bé không còn phải ăn bằng ống nữa. Người ta mang bé ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt và chuyển sang phòng hậu sản với mẹ. Hạnh được khuyên bọc bé trong áo khoàng của chị và ôm bé sát vào lồng ngực. Con chị chỉ quấn duy nhất có tấm tã nên việc da chạm da giữa hai mẹ con tạo nên một giao cảm lâu dài. Các bé sinh non sẽ mau lớn nhờ phương pháp trị liệu này. Thân mẹ giữ ấm cho bé lốt hơn tất cả các lồng chăm sóc đặc biệt vì thân nhiệt của mẹ sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ theo thân nhiệt của bé: Nếu bé lạnh, mẹ sẽ tự tăng nhiệt lên, nếu bé nóng, thân nhiệt của mẹ tự động giảm xuống. Các cô y tá gọi cách chăm sóc này là “chăm sóc kiểu kănguru”, tương tự như loài kănguru sưởi ấm con bằng cái túi bọc con của chúng. Da tiếp xúc da sẽ tạo nên mối dây liên hệ mật thiết giữa mẹ và con, rất quan trọng đối với sự sống còn của bé. Đột nhiên, con Hạnh lại bắt đầu mút vú mẹ. Nhóm chăm sóc đặc biệt rất phấn khởi và vui mừng khi thấy Carol chăm sóc con rất tiến bộ. Bây giờ thì hai vợ chồng rất nóng lòng muốn đưa con về nhà. Bác sĩ giải thích rằng việc đạt trọng lượng chuẩn cho cô bé không thành vấn đề, ở mỗi bé đều có những hoàn cảnh cá nhân riêng biệt, khi trọng lượng và sức khoẻ của bé đạt mức độ có thể chấp nhận được, đương nhiên bé sẽ được trở về nhà. Nói chung bé phải ở lại bệnh viện cho đến khi nào trọng lượng của bé đạt được 2.5kg.
6. Xuất viện
Khi hai vợ chồng Hạnh đưa bé về nhà, có một số vấn đề mới được đặt ra. Hầu hết các quần áo tã của bé mới sinh đều quá lớn đối với cô bé. Rất may, mẹ của Carol mua được một mẫu hàng đặc biệt của một cửa hàng, trong khi đó thì chồng chị tìm ra được hai gian hàng lớn còn tồn kho một số quần áo và tã lót loại nhỏ.
Các mẫu tã (dùng một lần) bình thường khi tròng vào đều lên đến tận nách của con họ. Vì thế nên Hạnh phải cắt ngắn và dùng băng keo dán lại để cho vừa với bé. Theo ngày tháng,
7. Con của Hạnh
Sinh non tám tuần, bé không có được chất béo tích tụ vào cá tuần cuối của thai kỳ nên bé rất ốm yếu, da thịt lại đỏ và nhăn nheo trông thật thảm não.
Đầu bé to so với thân thể đã gầy ốm và nhỏ xíu.
Da bé hơi khô lại nhăn nheo, không bám chặt vào thịt xương.
Lưng và hai bên mặt bé có một lớp nhung mao (lông tơ và mịn).
Lồng ngực thì nhỏ lồi lên các xương sườn.
Bé thoi thóp thở trông rất nguy kịch.
Mông lồi xương và nhọn vì thiếu chất béo.
Cử động của bé rất bất thường như bị co giật vì hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ.
Bé phải cố gắng hết sức để thở, đôi khi lại ngưng một lúc. Tuy vậy đây là hiện tượng bình thường của các bé sinh non.