Thủ thuật rạch tầng sinh môn được sử dụng phổ biến để kích thích việc sinh nở nhanh, dễ dàng hơn.
Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, chiều dài khoảng 3-5 cm. Việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn là để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi xuất hiện các dấu hiệu sinh khó vì hẹp xương chậu, thai quá lớn, sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn, có dấu hiệu suy thai hay bé sinh ngôi mông, sinh non hoặc có đầu quá lớn.
Vệ sinh
- Nếu bạn còn ở bệnh viện, y tá sẽ rửa cho bạn bằng nước đun sôi pha cồn diệt khuẩn và bôi thêm dung dịch sát khuẩn vào vết khâu để chóng liền sẹo.
- Khi về nhà, hãy giữ cho khu vực khâu sạch sẽ khô ráo. Bạn có thể tự rửa vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi...
- Nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín.
- Bạn cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ.
- Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày.
Cẩn trọng trong việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh. (Ảnh minh họa)
- Sau khi vệ sinh nên lau khô bằng khăn mềm.
- Hãy đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu và luôn thay băng thường xuyên.
- Điều quan trọng là chăm sóc và giữ cho vùng khâu sạch sẽ để nó mau liền và không gặp sự cố nào, ví dụ như nhiễm trùng.
Khi đi tiểu
Nếu đi tiểu trong khi tắm nên dội nước ấm từ từ vào vùng kín sẽ giúp chị em đỡ xót và buốt.
Sau khi đi tiểu lau khô bằng khăn mềm, không sử dụng máy sấy tóc để làm khô nước dư thừa vì có thể lây nhiễm cho các vết thương.
Bạn có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được vài ngày sau sinh nên không đáng ngại lắm.
Lựa chọn quần lót
Bạn nên mặc đồ lót thoáng và sạch, quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.
Đi lại
- Hãy thoải mái, giảm thiểu tối đa các cử động mạnh.
- Khi phải đi lại, cố gắng đi nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.
Ăn uống
Liên tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, nhiều thức ăn nhuận tràng và và giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón. Khi bị táo bón, bạn phải rặn mạnh, có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành.
Quan hệ vợ chồng
Rạch tầng sinh môn có thể khiến bạn mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao, rò âm đạo - hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ… Do đó, nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi sản phụ liền sẹo, không còn đau.
Vợ chồng nên thiết lập lại "quan hệ" một cách dần dần, đôi khi đây là một việc khó khăn nhưng cần kiên trì và hỗ trợ lẫn nhau.
Chồng nên thông cảm và động viên vợ bởi vì ngoài việc chăm sóc thể chất thì liệu pháp tinh thần cũng rất quan trọng.
Lưu ý
Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 - 3 tuần, phục hồi cảm giác bình thường. Sau khi sinh khoảng 10 ngày âm hộ có thể ra khí hư, khoảng vài ngày sẽ hết. Vết khâu mất khoảng từ 2 - 4 tuần để liền da nhưng cơ địa của mỗi người một khác nên bạn có thể thấy nó kéo dài hơn. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này có thể mất từ 2 - 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Nếu bạn thấy các vết khâu chặt cứng lên hoặc nếu cơn đau kéo dài có thể là do nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt, hãy nói cho bác sĩ của bạn biết càng sớm càng tốt để họ có thể đảm bảo vết khâu của bạn không có vấn đề gì.
Kiêng cữ sau khi sinh mổ
Tuy sinh mổ không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ, 9-10 ngày sau có thể xuất viện, nhưng sản phụ sinh mổ vẫn cần chú ý những điều sau:
• Nên nằm nghiêng, có gối kê sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) vì khi nằm ngửa sẽ cảm thấy rất đau ở vết mổ.
• Không nằm yên tĩnh, cố định: Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường, nhưng ngủ lâu không tốt, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau 24h thì trở thân mình, ngồi dậy nhẹ nhàng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, như thế còn có thể dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc.
• Không nên ăn no: Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.
• Chú ý nước bẩn bài tiết ra: Nếu tử cung co rút không tốt, khôi phục kém thì nước ối vỡ sẽ tích chứa trong tử cung, bài tiết mà dẫn tới bị viêm nhiễm. Nên mỗi ngày cần kiểm tra độ nóng trong cơ thể, nếu vượt qua 38 độ C thì có thể bị viêm nhiễm, nên lập tức gặp bác sĩ để kháng chế trị liệu.
• Chú ý có hay không viêm nhiễm vết mổ: nếu khi không hoạt động, vết mổ ở bụng bị trướng lên hay đau đớn, đây có thể là do bị viêm nhiễm vết mổ. Chú ý vết mổ có biểu hiện màu hồng, sưng trương, nếu đụng vào vết mổ thì đau, xung quanh bị tấy cứng, nên đến bệnh viện điều trị.
• Đại tiểu tiện kịp thời: Sau khi phẫu thuật, nếu không thể bài tiết đại, tiểu tiện kịp thời thì dễ tạo thành nước tiểu bị lưu lại, và đại tiện bị vón, táo bón.
• Không nên làm việc gia đình sớm: Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau sinh mổ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khỏe để vết thương chóng khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.
• Không nên ăn cá: theo nghiên cứu thì trong cá chứa hàm lượng vị chua rất lớn, nó ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ phẫu thuật và khiến vết thương lâu không lành.
• Phòng trị cảm mạo: Sản phụ sau khi mổ cần hết sức giữ gìn tránh bị cảm mạo, bởi như thế sẽ làm giảm sức đề kháng của thân thể xuống rất thấp, vết thương dễ bị viêm nhiễm.
Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 - 3 tuần, phục hồi cảm giác bình thường. Sau khi sinh khoảng 10 ngày âm hộ có thể ra khí hư, đây là điều bình thường, khoảng vài ngày sẽ hết. Nếu sau khi sinh mà bạn thấy có bất cứ điều gì bất thường, cần phải hỏi bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.
Sung huyết
Khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ sau khi khâu, vết rạch sẽ rất đau, mà càng lúc càng đau, thậm chí còn cảm thấy sa trướng hậu môn, hãy gọi bác sĩ đến kiểm tra ngay, rất có thể là do vết khâu cầm máu không tốt. Đối với hiện tượng này chỉ cần kịp thời dỡ chỉ cho hết sưng huyết rồi khâu lại thật chặt chỗ chảy máu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau được giải thoát, tuyệt đại đa số sẽ liền lại bình thường.
Nhiễm trùng vết thương
Sau khi sinh 2 - 3 ngày, nếu bạn thấy vết thương bị đỏ, sưng và đau cục bộ... thì đó là biểu hiện của chứng viêm. Khi đụng vào thấy kết cứng, nặn ép ra mủ tanh, phải lập tức điều trị bằng kháng sinh, đồng thời tháo chỉ khâu để làm sạch dịch mủ, ngâm rửa bằng dung dịch vệ sinh sát trùng ngày 2 lần. Do mạch máu ở âm hộ rất nhiều nên liền vết thương cũng rất nhanh, thông thường khoảng 1 - 2 tuần là khép miệng vết thương.
(St)