Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào?
Món ăn truyền thống của người Chăm
Bệnh chàm sữa ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em. Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ em.
Bệnh chàm sữa ở trẻ em
Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng. Tổn thương da ở vị trí điển hình ở 2 máChàm sữa được phân loại:
Cấp tính: nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mày, ngứa dữ dội.
Mạn tính: rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang - dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
Bán cấp: sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.
Chẩn đoán
Những yếu tố làm bệnh nặng thêm:
- Các dị ứng nguyên (thức ăn, sữa công thức, không khí, thú nuôi...).
- Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc...
- Khí hậu nóng, lạnh hay khô.
- Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
- Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.
- Tiền sử bản thân hay gia đình bệnh dị ứng.
- Các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại, thuốc đã dùng.
Chàm sữa có đặc điểm sang thương: khởi đầu hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn
nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan
cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Nếu nặng, có thể
lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã
lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.
- Dấu hiệu biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.
Chẩn đoán chàm sữa cần phân biệt với chốc lây, mề đay vùng mặt, vảy phấn trắng.
Chốc lây: thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành mụn mủ, rồi vỡ và khô đi, đóng mài dày có màu vàng mật ong.
Mề đay vùng mặt : sang thương sẩn phù rải rác, không đối xứng.
Vảy phấn trắng: vùng da giảm sắc tố ở má, tay và thân trên, có màu trắng, giới hạn rõ, và có thể có ít vảy mịn.
Xử trí
Giữ ẩm da: có thể dùng một trong các sản phẩm như: Cetaphil,
Physiogel, Physiogel AI, Ceradan giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát,
giảm nhu cầu sử dụng corticoid, phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thoa chất
giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 2 - 4 lần.
Chống viêm: dùng corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp:
hydrocortisone 1%, Clobetasol butyrate 0,05%, thoa ngày 1-2 lần/ ngày
trong thời gian ngắn không quá 2 tuần.
Sang thương bội nhiễm, rỉ dịch nhiều: thoa Milian ngày 2 lần.
Kiểm soát ngứa: thuốc kháng histamin H1.
Kháng sinh: khi nghi ngờ nhiễm trùng, ưu tiên chọn có hoạt tính lên tụ cầu vàng như: cephalelexin, Oxaciline, erythromycin.
Trẻ bị chàm sữa cần tắm nước ấm, không quá hai lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút.
Dùng sữa tắm dịu, nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5),
thích hợp riêng cho da bị chàm như: Cetaphil, Physiogel, Oilatum.
Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da trẻ.
Thoa chất giữ ẩm thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 – 4 lần.
Không nên để trẻ tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa, phấn
rôm. Quần áo của trẻ bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và
cho da thông thoáng. Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng
hợp vì dễ gây kích ứng da.
Tránh cào gãi cho trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.
Nếu trẻ cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.
Phòng nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.
Về chế độ ăn uống cho trẻ: chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh
chàm của bé nặng hơn; uống nhiều nước (nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn);
vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh chàm sữa, cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
Cho trẻ ăn uống như bình thường, chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn.
Làm gì khi bé bị chàm sữa?
Chàm sữa, còn gọi là lác sữa, là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Để điều trị hiệu quả, đòi hỏi người mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho bé, từ việc ăn uống đến môi trường xung quanh.
Bệnh này là giai đoạn đầu của chàm thể tạng, nguyên nhân phức tạp, thường do yếu tố di truyền (tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng).
Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi… Bệnh khởi đầu là một hồng ban, sau đó có mụn nước, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mài và tróc vảy. Chàm sữa thường biến mất sau 2-4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.
Những điều cần lưu ý khi điều trị chàm sữa
Chàm sữa là một bệnh do cơ địa dị ứng, nên mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.
- Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.
- Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.
- Không cho bé ăn các thức ăn dễ dị ứng như trứng, đồ lên men, đậu phộng, cà chua, đồ biển…
- Không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng để tắm cho trẻ.
- Tuyệt đối không dùng corticosteroid có hàm lượng cao dùng cho người lớn để thoa cho bé vì sẽ gây teo da, mất màu da, nếu kéo dài có thể gây suy tuyến thượng thận.
Cách xử trí đúng
- Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt; giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.
- Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).
- Chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel… để tắm cho bé.
- Khi bé bị các sang thương đang nổi đỏ hoặc rỉ dịch, có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch mang tính sát trùng nhẹ như: Milian, Eosin… Đối với các sang thương: khô da, đỏ da, tróc vảy, có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat (thoa trong thời gian ngắn từ 5-7 ngày),
nếu da khô tăng sừng thì có thể dùng các loại mỡ chứa chất
tiêu sừng như Salicylic acid.
BS.CKI. Trần Quốc Long (Phó khoa khám, BV Điều dưỡng và phục hồi chức năng Bưu Điện II)
Phòng tránh và chữa bệnh chàm sữa cho bé
Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh này là giai đoạn đầu của chàm thể tạng, nguyên nhân phức tạp, thường do yếu tố di truyền (tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Để điều trị hiệu quả, đòi hỏi người mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho bé, từ việc ăn uống đến môi trường xung quanh.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh.
Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng…
Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…
Nhận biết chàm sữa ở bé
Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…
Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy.
Khi bị bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da.
Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.
Điều trị
Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Do đó, trẻ cần được chăm sóc và điều trị như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển…
Sử dụng thuốc
- Khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như Milian, Eosin…
- Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày);
- Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid.
- Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.
- Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.
Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…
Chăm sóc bé
- Bạn cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…
- Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.
- Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).
- Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.
- Không nên chủng ngừa cho bé hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa.
Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.
Cách phòng tránh bệnh
- Khi trẻ còn bú mẹ, bạn nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.
Thuviengiadinh.com (Theo Mang thai)
Con
trai tôi hiện nay được 32 tháng tuổi, mỗi khi thời tiết lạnh, trời
hanh khô, bên má trái của cháu lại xuất hiện vết tròn màu đỏ, ngứa, lúc
hiện lên rất rõ, lúc thì mờ nhạt, sờ thấy có viền xung quanh. Tôi đã
cho cháu đi khám, bác sĩ cho biết cháu bị chàm sữa và cho thuốc bôi.
Tôi xin hỏi, cháu bị chàm sữa thì cần chú ý gì trong khi chăm sóc? Ở trẻ em, chàm sữa là một bệnh lý viêm da thường gặp, tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn nên vấn đề điều trị cũng gặp những khó khăn nhất địnhChàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Do đó, để điều trị hiệu quả, chị cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cháu. Tránh cho cháu ăn những thực phẩm hay gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men…
Ngoài ra, chị cũng cần chăm sóc cháu cẩn thận, không nên cho cháu tắm lâu trong nước xà phòng mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Chị nên cho cháu mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da. Theo thư chị viết thì cháu bị bệnh từ khi 5 tháng tuổi và đến nay cháu đã 32 tháng tuổi vẫn tái phát, chị đã cho cháu đi khám bác sĩ thì nên tuân thủ chỉ định điều trị, không nên tự ý dùng thuốc có chứa corticoid. BS. Hoàng Hải Nam Theo suckhoedoisong.vn (ST) |