Nguyên nhân chảy máu chân răng và hướng điều trị kịp thời
Nếu có dấu hiệu chảy máu chân răng, hãy khẩn trương đi khám, đừng để hối hận muộn màng
Chảy máu chân răng khi mang thai
Nguyên nhân
Chảy máu chân răng là hiện tượng thường thấy ở một số thai phụ và xuất hiện trong thời kì đầu mang thai. Phụ nữ khi mang thai do hormon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc, tính đàn hồi giảm yếu. Từ đó dẫn đến ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng, trong y học còn gọi là "Viêm lợi khi mang thai". Ngoài ra cũng có thể do việc giữ gìn khoang miệng không sạch sẽ, hoặc răng mọc khấp khểnh.
Biểu hiện
Lợi răng phù thũng, mềm yếu, gai lợi giữa các răng lộ rõ, màu tím đỏ, chạm nhẹ vào thì chảy máu. Khi thai phụ thiếu Vitamin C triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này phát sinh do thay đổi nội tiết tố của cơ thể khi mang thai nên sau khi sinh con có thể tự khỏi.
Ảnh minh họa |
Bệnh về răng lợi có thể ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai bị bệnh về răng lợi nặng có
thể có nguy cơ sinh non và tiền sản giật cao hơn. Tuy nhiên, theo một
số nghiên cứu lớn và gần đây hơn, bao gồm cả một nghiên cứu đa trung tâm
lớn trong năm 2009 được công bố trên tạp chí American Journal of
Obstetrics & Gynecology cho thấy không có mối liên hệ giữa bệnh về
nướu răng và các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.
Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, việc chăm sóc răng miệng của bạn
trong thời gian mang thai đều rất quan trọng. Nếu bạn không điều trị
viêm lợi kịp thời, nó có thể trở nên nặng hơn và phát triển thành viêm
nha chu (viêm quanh răng) - một dạng nghiêm trọng của bệnh về nướu răng,
trong đó sự nhiễm khuẩn lan qua nướu vào trong xương và các mô nâng đỡ
khác xung quanh răng.
Phải làm thế nào để tránh các bệnh về răng lợi?
Phòng ngừa là chính. Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây:
- Đánh răng kỹ nhưng nhẹ nhàng, ít nhất hai lần một ngày (sau mỗi bữa
ăn, nếu có thể), sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
- Sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở phòng khám nha
khoa, chẳng hạn như đi lấy cao răng thường xuyên. Nha sĩ có thể loại bỏ
các mảng bám và cao răng mà việc đánh răng không thể lấy đi được. Bạn
đừng quên cho nha sĩ biết rằng bạn đang mang thai và tuổi thai của em
bé. Nếu bạn có vấn đề về răng lợi, bạn sẽ cần đi kiểm tra thường xuyên
hơn vì mang thai thường làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Không lảng tránh việc điều trị các bệnh về răng miệng. Trong trường
hợp cần thiết điều trị, những thuốc gây tê tại chỗ như Novocain là an
toàn trong thai kỳ và có các loại kháng sinh an toàn để lựa chọn trong
khi mang thai.
Khi nào nên đi khám nha sĩ?
Ngoài việc chăm sóc răng thường xuyên, đi khám nha khoa ngay nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:
- Đau răng
- Nướu chảy máu thường xuyên và làm bạn đau.
- Các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng, như nướu sưng, đau; sụt nướu; hơi thở hôi liên tục; hoặc lung lay răng.
- Xuất hiện u nhỏ trong miệng bạn, ngay cả khi chúng không gây đau hay triệu chứng nào khác.
(ST)