Nguyên nhân chảy máu chân răng và hướng điều trị kịp thời
Nếu có dấu hiệu chảy máu chân răng, hãy khẩn trương đi khám, đừng để hối hận muộn màng
Chảy máu chân răng, sưng đau nướu… là hiện tượng nhiều chị em gặp phải trong thai kỳ. Liệu có nguy hiểm nào cho em bé khi bị bệnh răng lợi trong thời kỳ mang thai không?
Bị chảy máu chân răng khi chải răng có bình thường không?
Nướu răng bị sưng, đỏ, đau và chảy máu khi bạn chải răng là một dấu hiệu của bệnh viêm lợi khi mang thai. Có tới 50% phụ nữ xuất hiện những triệu chứng này trong thai kỳ. Nguyên nhân viêm là do trong khi mang thai, nồng độ hormon progesteron tăng lên làm cho nướu răng nhạy cảm hơn với các vi khuẩn trong mảng bám, thêm vào đó, lượng máu cung cấp cho vùng miệng của bạn cũng cao hơn.
Bạn cũng có thể mọc lên một ụ lồi nhỏ vô hại trên vùng nướu răng bị chảy máu khi chải răng. Loại u như thế này thường tương đối hiếm gặp và được gọi là khối u của thai kỳ hoặc u hạt sinh mủ - những cái tên rất đáng sợ cho một triệu chứng vô hại và thường không đau. Thực tế, khối u của thai kỳ có thể nổi lên bất cứ nơi nào trên cơ thể khi mang thai, nhưng chúng thường hay xuất hiện nhất trong miệng.
Một khối u của thai kỳ có thể dài tới gần 2cm và thường ở khu vực bị viêm nướu. Thông thường, nó sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé, nhưng nếu không, bạn sẽ cần phải cắt bỏ nó. Nếu những u lồi này khiến bạn khó chịu, gây trở ngại cho việc nhai thức ăn và đánh răng, hoặc bắt đầu chảy máu quá nhiều, bạn có thể cắt bỏ nó trong khi đang mang thai.
Bệnh về răng lợi có thể ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai bị bệnh về răng lợi nặng có thể có nguy cơ sinh non và tiền sản giật cao hơn. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu lớn và gần đây hơn, bao gồm cả một nghiên cứu đa trung tâm lớn trong năm 2009 được công bố trên tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology cho thấy không có mối liên hệ giữa bệnh về nướu răng và các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.
Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, việc chăm sóc răng miệng của bạn trong thời gian mang thai đều rất quan trọng. Nếu bạn không điều trị viêm lợi kịp thời, nó có thể trở nên nặng hơn và phát triển thành viêm nha chu (viêm quanh răng) - một dạng nghiêm trọng của bệnh về nướu răng, trong đó sự nhiễm khuẩn lan qua nướu vào trong xương và các mô nâng đỡ khác xung quanh răng.
Phải làm thế nào để tránh các bệnh về răng lợi?
Phòng ngừa là chính. Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây:
- Đánh răng kỹ nhưng nhẹ nhàng, ít nhất hai lần một ngày (sau mỗi bữa ăn, nếu có thể), sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
- Sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở phòng khám nha khoa, chẳng hạn như đi lấy cao răng thường xuyên. Nha sĩ có thể loại bỏ các mảng bám và cao răng mà việc đánh răng không thể lấy đi được. Bạn đừng quên cho nha sĩ biết rằng bạn đang mang thai và tuổi thai của em bé. Nếu bạn có vấn đề về răng lợi, bạn sẽ cần đi kiểm tra thường xuyên hơn vì mang thai thường làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Không lảng tránh việc điều trị các bệnh về răng miệng. Trong trường hợp cần thiết điều trị, những thuốc gây tê tại chỗ như Novocain là an toàn trong thai kỳ và có các loại kháng sinh an toàn để lựa chọn trong khi mang thai.
Khi nào nên đi khám nha sĩ?
Ngoài việc chăm sóc răng thường xuyên, đi khám nha khoa ngay nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:
- Đau răng
- Nướu chảy máu thường xuyên và làm bạn đau.
- Các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng, như nướu sưng, đau; sụt nướu; hơi thở hôi liên tục; hoặc lung lay răng.
- Xuất hiện u nhỏ trong miệng bạn, ngay cả khi chúng không gây đau hay triệu chứng nào khác.
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là hiện tượng thường thấy ở một số thai phụ và xuất hiện trong thời kì đầu mang thai. Phụ nữ khi mang thai do hormon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc, tính đàn hồi giảm yếu. Từ đó dẫn đến ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng, trong y học còn gọi là "Viêm lợi khi mang thai". Ngoài ra cũng có thể do việc giữ gìn khoang miệng không sạch sẽ, hoặc răng mọc khấp khểnh.
Biểu hiện
Lợi răng phù thũng, mềm yếu, gai lợi giữa các răng lộ rõ, màu tím đỏ, chạm nhẹ vào thì chảy máu. Khi thai phụ thiếu Vitamin C triệu chứng này càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này phát sinh do thay đổi nội tiết tố của cơ thể khi mang thai nên sau khi sinh con có thể tự khỏi.
Cách phòng ngừa
Nên đánh răng mỗi lần sau khi ăn. Sử dụng loại bàn chải mềm, tránh không gây tổn hại đến răng. Có thể thay bàn chải mới mềm hơn. Ngoài ra, nên đi lấy cao răng để loại bỏ những mảng bám ở chân răng đó là những ổ chứa vi trùng. Để bảo vệ răng miệng cũng nên xúc miệng thường xuyên bằng dung dịch pha sẵn hay ăn kẹo sát trùng.
Chảy máu cam và chảy máu chân răng khi mang thai đều là những hiện tượng sinh lí chứ không phải bệnh. Nó gây khó chịu nho nhỏ cho thai phụ mà không hề gây nguy hại. Cũng không cần chữa trị vì nó sẽ tự khỏi.
Phòng bệnh
Đánh răng sau bữa ăn. Sau khi ăn hay uống nước ngọt, cần súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng. Dùng bàn chải mềm khi chải răng để không làm tổn thương nướu.
Điều trị:
Phương pháp tạm thời:
1. Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.
2. Lấy hạt tiêu đen và lá húng quế với lượng tương đương nhau sau đó xay ra và để vào chỗ đau. Nó giúp lành vết thương nhanh chóng mà lại giảm đau có hiệu quả.
3. Ngoài ra, ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng sẽ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng lượng vitamin C trong máu - vi chất giúp mau lành tổn thương do các phân tử gốc tự do gây nên - nhóm nghiên cứu Đại học Đại học Friedrich Schiller (Đức) cho biết trên tạp chí Dental của Anh.
Trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C. Theo giới chuyên môn, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cũng cung cấp đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, do cơ thể không có khả năng giữ vitamin C thừa nên cần bổ sung đều đều.
Một lưu ý là không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây mòn răng.
4. Kết hợp dùng 1 trái chanh và 2 gam tỏi mỗi ngày cũng có khả tăng vitamin C, từ đó ngăn chặn chứng chảy máu chân răng. Đó chính là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Punjabi (Ấn Độ).
5. Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa một số bệnh về họng và răng miệng như viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
6. Xoài cũng là loại trái cây nhiều vitamin C và vitamin A, xoài xanh có nhiều vitamin C hơn vitamin A. Để chữa bệnh chảy máu chân răng, bạn có thể dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép.
7. Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
Điều trị hoàn toàn:
Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.
Chảy máu lợi ở phụ nữ mang thai
Chảy máu lợi là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Sau đây là một số thắc mắc thường gặp của các thai phụ khi gặp triệu chứng này.
Nếu lợi của bạn bị sưng đỏ, đau và thường chảy máu khi đánh răng thì đây có thể chính là dấu hiệu của bệnh viêm nướu thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì có đến một nửa số phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng này.
Chứng viêm lợi do 2 nguyên nhân chính gây ra: Thứ nhất, do sự gia tăng hàm lượng hooc môn progesterone trong cơ thể phụ nữ mang thai, khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám. Thứ hai, lợi bị sưng là do lượng máu dồn lên miệng tăng.
Không chỉ sưng đỏ, đôi khi lợi của bạn cũng có thể nổi lên những cục u nhỏ lành tính, nhưng sẽ chảy máu mỗi khi bạn đánh răng. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm. Loại u hạt này được gọi với những cái tên như khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ- nghe có vẻ đáng sợ nhưng lại không đau và vô hại. Thực tế, cục u này có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở miệng nhiều hơn, và ở chính ngay chỗ lợi bị viêm.
Thông thường, u hạt này sẽ tự mất đi sau khi bạn sinh em bé, nhưng nếu nó không tự mất, bạn sẽ phải thực hiện một phẫu thuật nhỏ cắt bỏ nó đi. Và nếu khối u này gây khó chịu cho bạn trong việc đánh răng cũng như nhai thức ăn, bạn có thể cắt bỏ ngay khi đang mang thai.
Bà bầu cần quan tâm chăm sóc răng miệng.
Việc phòng ngừa quan trọng hơn điều trị. Bạn có thể làm theo những hướng dẫn dưới đây:
- Đánh răng kỹ những nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ ngày (sau mỗi bữa ăn nếu có thể), sử dụng kem đánh răng có chất florua và bàn chải lông mềm.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày
- Gặp gỡ nha sĩ thường xuyên hơn: Nha sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ sạch các mảng bám mà việc đánh răng không thể lấy đi được. Đừng quên thông báo cho bác sĩ biết bạn đang mang thai và tuổi thai của bạn. Nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào về răng lợi, bạn có thể phải đi thăm khám thường xuyên hơn.
- Điều trị không được chậm trễ: Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng thuốc gây tê tại chỗ Novocaine và một số thuốc kháng sinh khác được cho là an toàn với thai phụ.
Khi nào thì nên đi khám nha sĩ?
Bên cạnh việc chăm sóc và kiểm tra răng miệng thường xuyên, bạn nên đến phòng khám nha khoa ngay nếu phát hiện thấy có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Đau răng
- Lợi thường xuyên đau và chảy máu
- Những dấu hiệu khác của bệnh nướu răng như lợi sưng đau, tụt lợi, hơi thở có mùi, răng lung lay
- Xuất hiện những cục u trong miệng (Ngay cả khi chúng không gây đau thì bạn cũng nên đi khám).
Chăm sóc răng miệng khi mang thai
Hôi miệng khi mang thai
Chảy máu chân răng khi mang bầu
Đau răng khi mang thai
Nhiệt miệng
Chuẩn bị kiến thức làm mẹ
Bệnh nhiệt miệng.
(st)