Rất nhiều người, thậm chí cả các tài xế kinh nghiệm, cho rằng việc chạy xe đến giọt xăng cuối cùng cũng là chuyện bình thường, không đáng ngại. Tuy nhiên, thói quen này sớm hay muộn sẽ kết thúc bằng lần viếng thăm bất đắc dĩ đến trạm sửa chữa.
Hậu quả nặng nề nhất là các xe trang bị hệ thống đánh lửa điện tử. Bơm nhiên liệu bằng điện của xe có thể hỏng trước thời hạn rất sớm. Trong điều kiện làm việc bình thường, nó được làm mát bằng lượng nhiên liệu chạy qua, còn khi làm việc với bình xăng gần trống rỗng, khả năng cháy sớm sẽ tăng lên rất cao. Không loại trừ khả năng bơm bắt đầu bơm không khí trước cả khi đèn báo hết xăng sáng lên. Ví dụ như nếu xăng chỉ còn quá ít, khi lên dốc hay vào cua gấp, xe sẽ bị thiếu xăng, chết máy bất ngờ.
Ngoài ra, nguy cơ lọt bụi bẩn từ đáy bình xăng đã cạn vào hệ thống bơm nhiên liệu và hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng với việc lọc bị nghẹt và không khí lọt vào, áp suất trong đường dẫn nhiên liệu sẽ giảm. Kết quả là động cơ bắt đầu hắt xì hơi mất công suất và nói chung là chết máy. Lái xe trong tình trạng như vậy rất xễ xảy tra những tình huông bất ngờ, dẫn đến tai nạn do không xử lý kịp.
Tuổi thọ đối với hộp số tự động cũng giảm đáng kể nếu thường xuyên phải chạy trong tình trạng thiếu xăng. Các xe gắn động cơ diesel cũng chẳng hứa hẹn gì tốt đẹp khi phải chạy trong tình trạng bình nhiên liệu đã cạn. Không khí lọt vào bơm cao áp sẽ tăng độ mài mòn của hệ thống nhiên liệu.
Tuổi thọ đối với hộp số tự động cũng giảm đáng kể nếu thường xuyên phải chạy trong tình trạng thiếu xăng. Các xe gắn động cơ diesel cũng chẳng hứa hẹn gì tốt đẹp khi phải chạy trong tình trạng bình nhiên liệu đã cạn. Không khí lọt vào bơm cao áp sẽ tăng độ mài mòn của hệ thống nhiên liệu.
Nếu bạn để xe cạn nhiên liệu vào buồng tối thì có khả năng không nổ được vào sáng hôm sau là chuyện không có gì ngạc nhiên, nhất là khi trời lạnh. Nói tóm lại, để tránh những hậu quả đáng tiếc, tốt nhất luôn giữ cho bình nhiên liệu trên xe không còn ít quá 1/4 so với bình thường. Thấp hơn mức này sẽ bắt đầu phạm vi của vùng mạo hiểm….
Còn nếu trường hợp xe chết máy vì hết nhiên liệu giữa đường? Trong thành phố thì không đáng lo ngại, dù không gần trạm xăng thì cũng đã có đội quân bán nhiên liệu lẻ có thể thấy trên mỗi con đường. Nhưng nếu có sự cố xảy ra khi trên xa lộ ngoài thành phố, khi còn cách trạm nhiên liệu gần nhất vài cây số hay xa hơn thì sao? Đầu tiên là không nên quá tuyệt vọng, nhất là các xe có chế hoà khí. Trên nguyên tắc thì trong bình sẽ phải còn từ 3 - 4 l xăng. Hãy kiếm một túi nilon chắc chắn, nếu không có thì một quả bóng bay (hay một bao cao su cũng được). Đổ vào đó khoảng 1l dung dịch bất kỳ, buộc chặt miệng nắp. Đầu dây buộc chặt vào cổ bình xăng. Mức xăng trong bình sẽ được nâng lên. Dùng tay bơm xăng và nổ máy. Việc còn lại ở trạm xăng gần nhất là cẩn thận kéo thiết bị tự tạo ra ngoài, đổ đầy xăng và tiếp tục lên đường.