Chế biến củ kiệu ngon cho cả nhà thích mê

Món củ kiệu ngâm có vị chua thanh quện lẫn vị ngọt dịu, ăn giòn sẽ giúp bữa ăn của gia đình bạn ngon hơn và đỡ ngán. Món này sẽ rất "đắt" vào các bữa tiệc nhiều thịt, nhất là trong dịp Tết.




 

CÁCH CHẾ BIẾN CỦ KIỆU NGON CHO CẢ NHÀ THÍCH MÊ


 Kiệu ngâm mía

Củ kiệu rửa sạch, lột vỏ vàng vàng ở ngoài để sao củ kiệu trắng sạch. Chú ý là chị em không cắt lẹm hết rễ kiệu đi đâu nhé để bó không bị dễ thối và nhìn vừa đẹp mắt.

 

Kiệu rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng 1 đêm.


Kiệu rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng 1 đêm. Khi ngâm nước muối xong, bạn chắt đổ nước muối đó đi. Pha tiếp nước muỗi loãng để đổ vào hũ muối hành.

Xếp 1 lớp hành, 1 lớp mía (mía róc nhỏ nhỏ nhé), xong đổ nước muối loãng vào và nén chặt hũ muối hành. Cứ để vậy độ 10 ngày là dùng được. Vì đã có mía nên không phải thêm đường đâu.

Củ kiệu ngâm mía này làm xong rồi rất lâu chua. Dù để ăn và bảo quản cũng rất lâu. Kiệu muối mía có vị ngọt nhiều hơn chua và ăn thì giòn, ngon. Tuy nhiên, kiệu này  không trắng bằng ngâm giấm. 


2. Kiệu ngâm đường

Để tiết kiệm thời gian, chị em có thể mua củ kiệu loại người ta đã làm sẵn rồi cho nhanh. Nhưng khi mua về dùng, bạn nhớ  phơi lại thêm 1 nắng cho khô hẳn nhé.

Sau đó bắt đầu muối. Tỉ lệ là 1 kg củ kiệu với1 chén đường. Cho 1 lớp củ kiệu vào hủ rồi 1 lớp đường. Cứ như vậy đến hết. Lớp trên cùng bạn cũng để 1 lớp đường nhé.
 

Thay vì ngâm kiệu bằng đường, bạn có thể ngâm kiệu với mía


Cứ thế, bạn để hũ kiệu như vậy khoảng 2-3 ngày cho đường tan 1 phần (vừa để thấm vào kiệu) thì bắt đầu nấu dấm trắng đổ vào.

Làm kiệu ngâm đường kiểu này kiệu ăn cũng rất ngon và không bị hăng, vị ngọt ngọt chua chua nữa.

3. Kiệu ngâm phèn chua + phơi nắng

Kiệu sau khi ngâm muối loãng, rửa lại với nước sạch.

Lúc này, pha phèn chua với nước, thả củ kiệu vào đem cả thau kiệu đi phơi nắng 1 ngày (kiệu trắng và giòn). Hôm sau, xả lại kiệu rồi đem phơi nắng 1 ngày.


 

Pha phèn chua với nước, thả củ kiệu vào đem cả thau kiệu đi phơi nắng 1 ngày (kiệu trắng và giòn). Hôm sau, xả lại kiệu rồi đem phơi nắng 1 ngày.


Khi kiệu khô ráo, cứ 1 kg kiệu thì 400gr đường cát trắng + 1 muỗi cafe muối, trộn đều trong thau, đậy nắp kín.  Cứ ngâm như thế khoảng 3 ngày, ngày 1-2 lần đảo kiệu cho đều đường. Khi có nắng lại đem cả thau kiệu ướp đường đậy nắp ra nắng cho đường mau tan và thấm. 

Nếu ăn kiệu không hết nhanh và sợ kiệu chua, bạn có thể cho kiệu vào tủ lạnh. Kiệu muối kiểu này có vị chua, ngọt, chút mặn dịu của muối. Kiệu cũng trắng, giòn, mùi kiệu thơm không hăng tí nào.


Gỏi củ kiệu

Gỏi củ kiệu là món ăn ngày Tết vừa ngon lại vừa lạ, vừa đỡ ngán, vừa làm ấm tránh đau bụng, có thể dùng kèm nhiều món ăn khác.

  • 4 người
  • 5 phút
  • 15/01
  • Dễ

Cách chế biến

Nguyên liệu

Củ kiệu: 100g

Khô bò: 50g

Dưa leo: 100g

Cà rốt: 50g

Rau húng lủi: 1ít

Đậu phộng, hành tỏi phi

Tỏi băm, ớt băm, ớt sợi

Muối, đường, nước mắm

Bánh phồng tôm

1. Sơ chế

- Củ kiệu cắt nhỏ, ướp với 1/2m đường, để thấm. Dưa leo bỏ ruột, cà rốt gọt vỏ, dùng dao răng cưa cắt dưa leo và cà rốt thành thanh dài 5cm, bản 0,5cm, ướp với 1m đường.

- Khô bò xé nhỏ. Rau húng lủi rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu phộng rang vàng, giã dập. Bánh phồng tôm chiên giòn.

2. Trộn gỏi

- Pha nước trộn: trộn đều 1,5M giấm gạo lên men LISA với 1M đường, 1M nước mắm, 1/3m muối và 1m tỏi, ớt băm.

- Trộn đều củ kiệu, khô bò, dưa leo, cà rốt và rau húng lủi với nước trộn gỏi.

3. Cách dùng

- Cho gỏi củ kiệu ra dĩa, rắc đậu phộng, hành tỏi phi và ớt cắt sợi lên trên, ăn kèm bánh phồng tôm.

Mách nhỏ

Nên dùng ngay sau khi trộn để khô bò không bị mềm quá. Có thể thay khô bò bằng khô mực hoặc tôm khô. Chọn củ kiệu ngâm còn mới, sẽ không bị chua quá và có độ giòn.

Bình luận

Cách muối dưa Kiệu ngon và không hăng



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Các món kiệu truyền thống của Hà Tĩnh


Kiệu muối cà trường

Nguyên liệu:

·Cà pháo: 10 kg

·Rễ kiệu: 1kg (hoặc củ kiệu)

·Muối: 1,5 kg

·Vài khúc mía lau, một đọi cơm rượu

Cách làm:

·Cà, kiệu nhặt rửa sạch, để ráo nước;

·Mía rửa sạch cho lên bếp than nướng chín, chẻ mỏng lát dưới đáy vại;

·Cà với kiệu, muối, cơm rượu trộn cho đều rồi sắp vô vại;

·Phủ trên cùng một lớp muối rồi dùng phên tre đậy lên, lèn hòn dằn (đá ong chuyên dùng lèn cà) thật nặng ép cho cà chiết nước ra ngoài, để chừng một hôm mà nước cà chiết ra chưa ngập cà thì bà con phải đun thêm một miếng nước sôi để nguội thêm vào cho cà ngập dưới nước muối mới không bị đen và khú . Cà muối mặn phải một tháng trở lên mới ăn được.

Cà muối kiệu

Kiệu – cà muối xổi

Nguyên liệu:

·Cà pháo: 800 gr

·Củ kiệu : 200 gr

·Muối : 50 gr

·Đường : 50 gr

·Nước: 01 lít

·Cơm rượu: 01 thìa canh

Cách làm:

·Cà, kiệu nhặt, rửa sạch, nếu kiệu miền Nam thì để nguyên củ, nếu kiệu Hà Tĩnh thì bà con phải dùng dao khứa đôi phần củ, nếu không nó sẽ không chín kịp với cà;

·Muối + đường + cơm rượu + nước trộn chung với nhau, đun sôi để nguội chừng 30˚C thí trút vô cho ngập cà, lèn chặt, để chừng một tuần thì ăn được.

Dưa chua giá – kiệu


Nguyên liệu:

·Kiệu : 200 gr (cả lá và củ)

·Giá : 200 gr

·Muối : 30 gr

·Đường : 30 gr

·Ớt : vài trái

·Dấm gạo : 01 thìa canh

·Nước : 500 ml

Cách làm:

·Kiệu nhặt lấy phần củ và lá còn tươi xanh, rửa sạch, cắt khúc, phần củ chẻ đôi;

·Đun sôi muối, đường, dấm và nước, để nguội chừng 30˚C thì cho kiệu vào muối trước vài ba ngày;

·Giá nhặt bỏ rể và chồi, chỉ lấy phần thân, rửa sạch vẩy ráo, chừng khi kiệu đã chua mới thả giá vào. Giá dễ chín nên chỉ cần để thêm chừng 8 – 10giờ là ăn được. Dưa giá muối với kiệu ăn rất thanh, dùng để làm dưa ăn trong bữa cơm, dọn cùng món khai vị trong bữa tiệc, hoặc đem nấu canh thịt bò đều được.

Dưa kiệu

Kiệu muối dưa món

Trong dưa món ngày tết của nhân dân Hà Tĩnh, ngoài đu đủ, cà rốt, su hào, các mẹ chị thường thêm kiệu vào muối cùng. So với miền Nam, nhân dân thường ngâm kiệu riêng với dấm và đường, thì Hà Tĩnh không làm vậy. Củ kiệu được với nắng cho héo, rồi trộn chung với các loại củ khác để dâm nước mắm.

Ở đây tôi xin lưu ý bà con một kinh nghiệm. Củ kiệu có vị nhẫn đắng, để không lạm đến độ ngọt ngon của dua món, bà con nên giảm vị đắng của kiệt bằng cách muối xổi kiệu bằng công thức cà muối xổi trước mươi hôm cho kiệu chín rồi mới vớt ra trôn chung với dưa món, dầm thêm vài ba ngày thì ăn được.

Kiệu muối xổi trước khi dầm dưa món

Mọc sườn

Nguyên liệu:

·Sườn non: 500gr

·Rễ kiệu khô: 20gr

·Mộc nhĩ : 5 tai

·Gia vị: Hành khô, tỏi, ớt, tiêu, mật mía, nghệ tươi, nước mắm

Cách làm:

·Sườn: Chọn sườn non bởi người Xứ Nghệ có thói quen bằm mọc bao gồm cả xương. Trong bài này bà con có thể dùng thịt bằm đắp bên ngoài dẻ sườn, hoặc băm cả phần sườn non theo truyền thống.

·Nếu bà con làm theo cách truyền thồng, thì sườn heo chọn 1/3 về cuối dẻ sườn vì nơi đó lắm xương sụn, phương pháp bằm có ba bước như ở bài mọc gà;

·Nếu nhà có trẻ, hay làm món thết đãi khách không tiện bằm xương, thì chọn dẻ sườn phần trên, lọc lấy thịt băm nhuyễn rồi đắp trở lại bên ngoài dẻ sườn, phương pháp bằm cũng xem bài mọc gà;

·Rễ kiệu: ngâm nước cho nở mềm, vắt vào một chút chanh, rồi xả sạch, vắt khô;

·Tất cả gia vị và rễ đem băm nhỏ, rồi trộn cùng với thịt băm cho vào cồi giã nhuyễn;

·Mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết, nhặt bỏ gốc, rửa sạch, băm nhỏ, trộn vào sau khi thịt đã quết nhuyễn;

Khi mẻ mọc băm xong rồi bà con sẽ làm gì?

Mọc sườn nướng

·Cắt khúc dẻ sườn khoảng 3 – 4cm, bọc áo một lớp mọc bên ngoài dẻ sườn, áo một miếng mỡ chài bên ngoài, xếp vô vỉ và nướng vàng trên than hồng. Trong quá trình nướng, thỉnh thoảng bà con cho vài tép tỏi đập dập và một nhúm rễ kiệu vào bếp than để tạo khói, mọc nướng có mùi khói xông sẽ rất hấp dẫn.


Mọc sườn trộn lạc nhân:


·Lạc nhân phơi ngoài nắng to cho thật dòn, rồi đem xát sạch vỏ lụa, giã nát, trộn với mọc, vo viên và rán vàng, kho hoặc chấm với ruốc bể.

Mọc sườn kho:

·Mọc kho thì phải dụng loại rán theo kiểu truyền thống, nghĩa là không bọc bột, rán non một chút, rồi dụng sốt kiệu chua ngọt như bài sốt cá để rim. Thêm chút lạc rang vàng giã nhỏ trộn vào khi ăn

·Mọc sườn kho là món để ăn với cơm, khi ăn thêm một đĩa nhút hoặc dưa chua để chấm với nước kho mọc thì tuyệt ngon.

Mọc sườn kho

Canh Kiệu chua

Nguyên liệu: (cho một tô canh)

·Thịt bò thăn: 50gr

·Nước dùng: 01 tô

·Dưa chua giá kiệu: 01 đọi

·Gia vị: Tỏi, hành khô, ớt tươi, hành lá, ngò gai

Cách làm:

·Hành tỏi ớt băm nhuyễn, phi thơm rồi trút tô nước dùng vào đun sôi;

·Thả đọi kiệu chua vào đun sôi trở lại, nêm nếm vừa ăn;

·Thịt bò thái thật mỏng, thả vào đảo đều thì tắt bếp ngay, tra thêm hành hoa, ngò gai thái chỉ

Canh kiệu

Củ kiệu kho cá đối

Nguyện liệu:

·Cá đối : 300gr (có thể kho cá mái, cá thiều, cá mòi)

·Dưa kiệu chua : 01 đọi

·Ớt tươi : 02 trái

·Gia vị : Nghệ tươi, tỏi, kiệu tươi, nước mắm, dầu ăn, đường

Cách làm:

·Cá đối: Bà con cần chú ý bóc thật sạch màng đen trong ruột cá. Mề cá đối ăn rất ngon, nên loại cá đối to khi làm bà con nhớ giữ lại để ăn nhé. Khử tanh cá đối bằng nước chè xanh;

·Chiên sơ cá rồi sắp vô nồi. Phủ dưa kiệu chua lên trên;

Nghệ, kiệu, tỏi, ớt băm nhỏ, phi thơm với vài thìa dầu ăn, rồi rưới đều lên nồi cá, tra nước mắm vừa đủ






Hướng dẫn làm dưa món củ kiệu cho ngày Tết
Bí quyết làm củ kiệu ngon hết ý
Làm củ kiệu ngon bằng bí kíp đơn giản
Hướng dẫn làm củ kiệu ngon hết chê
Cách làm dưa món chua ngọt
Củ cải trắng ngâm nước tương
Món ăn truyền thống của Việt Nam trong ngày Tết



(ST)