Chế biến hải sâm tươi bổ dưỡng

Món ăn chế biến từ hải sâm được coi là món bổ dưỡng thuộc top đầu trong các loại thực phẩm. Hải sâm tươi rất bổ dưỡng nên cần phải biết cách chế biến để không bị mất chất. Cùng học các cách chế biến món ăn ngon mà cực bổ này nhé!

Trước tiên là các lưu ý với hải sâm:

Hải sâm còn có tên khác là dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử. Về mặt thực phẩm, hải sâm là thức ăn cao cấp, quý giá, sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn, thường có mặt trong các buổi yến tiệc rất sang trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Philippin... Người ta dùng hải sâm tươi hoặc phơi khô để chế biến. Do giàu dinh dưỡng và tác dụng không kém nhân sâm nên coi là nhân sâm biển.

Có nhiều loài hải sâm, trong đó hai loài hải sâm trắng và đen được sử dụng phổ biến hơn cả:

Hải sâm trắng (Holothuria scabra) có lưng màu xám, nhạt dần hai bên, bụng trắng, dài 40 - 50 cm, cũng có khi đến 60 - 70 cm.

Hải sâm đen (Holothuria vagabunda) có thân màu đen, bụng nhạt màu hơn, dài 30 - 40 cm.

Ngoài 2 loài trên, khu vực biển Việt Nam còn có hải sâm vú (Microthele nobitis Selenka), hải sâm mít (Actinopyga echinites Jaeger). Hải sâm là thức ăn, là dược liệu quý nên nhiều nước đã tổ chức nuôi để khai thác và bảo vệ nguồn hải sản này.

Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu rắt tiểu buốt, táo bón...

Liều dùng: Thông thường 15 - 20g khô; nấu, hầm, rang, nướng...

Các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:

 Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.

 Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tuỳ ý, thêm gia vị, nấu dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.

 Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm, rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giá nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược lão hoá sớm, di hoạt tinh liệt dương.

 Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nựớc cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát thêm gia vị nấu dạng xúp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu giắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.

 Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái lát, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu xúp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hay có khối u.

Hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm. Dùng cho người lao phổi rất tốt.

Hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày có tác dụng bổ khí huyết, hạ huyết áp.

Hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200 ml). Nấu cho nhừ, ăn 1 lần trong ngày có tác dụng bổ gan hạ huyết áp.

Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học kỹ thuật quốc gia nghiên cứu dạng rượu gồm hải sâm và 3 loại rắn lấy tên là "Rượu Hải sâm - tam xà" làm thuốc bổ mạnh gân xương.

Kiêng kỵ: Người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.ư

Cách chế biến:

Nguyên liệu:

- 200g hải sâm
- 50g đậu Hà Lan
- 50g nấm đông cô tươi
- 50g nấm nút
- 100g bông cải xanh
-100g cà chua bi
- 1củ cà rốt
- 2 thìa cà phê tỏi băm
- 1/2 chén nước dùng
- 1 thìa súp dầu hào
- 1/2 thìa súp dầu mè
- 1/2 thìa súp đường
- 3 thìa cà phê hạt nêm Aji-ngon
- 1 thìa súp bột năng pha nước
- 2 thìa súp dầu ăn
Mách nhỏ: Hải sâm thường rất tanh, bạn có thể cho ít rượu và gừng khi xào để khử mùi tanh của hải sâm. Nên xào hải sâm trên lửa lớn, hải sâm sẽ chín tái bên ngoài rất ngon
 


Cách chế biến:

1.Cà chua và nấm các loại bổ đôi. Đậu tước bỏ xơ. Cà rốt xắt khoanh. Bông cải cắt miếng vừa ăn. Hải sâm rửa sạch cắt miếng vừa ăn
2. Phi thơm tỏi, cho tất cả rau củ vào xào vừa chín tới, bật lửa lớn cho hải sâm vào xào nhanh tay. Thêm nước dùng và nêm dầu hào, dầu mè, đường và hạt nêm vừa ăn.
3. Sau cùng cho ít nước bột năng vào tạo độ sánh, tắt bếp. Cho ra đĩa, rắc ngò, tiêu lên dùng nóng.
Hải sâm còn gọi là đỉa biển vì hình dáng giống con đỉa ở vùng nước ngọt. Theo các nhà sinh học, hiện Hải sâm có tới 500 loài thuộc lớp Holothuroidea với nhiều tên khoa học như: Stichopus japoricus Selenka; Phylum echinodermata (echinoderms); Stichopus chloronotus và các loài Holothuria: H.scabra màu trắng; H. vagabonda màu đen; H.impateins màu nâu… Theo TS. Hoàng Quốc Trương thì các loại Hải sâm vàng, đốm đen (Stichopus vagiegatus, Bohadadschia tenuissima) và loài Đồm độp (H. martensii) không ăn được
Hải sâm là động vật biển không xương sống, thân dài, hình ống, không có não, da có nhiều gai nhỏ, chung quanh miệng có 8 - 10 xúc tu. Dọc thân có 5 hàng đôi là các chân dạng ống để bò dưới đáy biển, hay bám vào đá ngầm ở biển khơi. Thông thường, Hải sâm dài chừng 30 - 35cm. Đặc biệt, loài Hải sâm đuôi hổ (Holothuria thomasi) dài chừng 2m. Hải sâm thở bằng cách hút và bơm nước vào ra. Chúng ăn các chất phân rã trong nước biển, hay trong cát và có thể sinh sống ở nhiều vùng biển có nhiệt độ khác nhau trên trái đất. Hải sâm thường sống ở vùng biển ven bờ, hoặc ở độ sâu 5 - 6 ngàn mét, nghĩa là chúng có thể chịu được một áp lực từ 1 - 6000 atmosphere. 
 
Tại vùng biển Vũng Tàu - Côn Đảo, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều Hải sâm. Khi nước ròng, rất dễ quan sát chúng. Cứ độ 10m2 thì có khoảng 2 - 3 con, có vùng tới 4 - 5 con hay nhiều hơn nữa. Trữ lượng như vậy là khá cao. Khi sóng đánh, Hải sâm cứ bồng bềnh, phùng phình, co dãn. Nếu lấy chân chạm nhẹ vào chúng, chúng sẽ co cứng lại, giả vờ như chết. Nếu chạm mạnh vào chúng, nó sẽ nhả ra một chất dẻo dính để bảo vệ. Một số Hải sâm có chứa chất độc để chống lại kẻ thù. 

Về thành phần hoá học, theo GS. TS Đỗ Tất Lợi: Hải sâm có 21,45% protein, 0,27% lipit, 1,37% gluxit, 1,13% Tro. Trong Tro chủ yếu là canxi 0,118; photpho 0,22; Sắt 0,004; Kali 0,07… Thành phần chủ yếu protein là acginin và xystein. 

Hải sâm là thực phẩm cao cấp, tính chất bổ dưỡng gần như Nhân sâm. Hải sâm còn được dùng chữa viêm phế quản, thần kinh suy nhược, cầm máu. Một số nghiên cứu khác cho rằng: các động vật không xương sống ở biển có thể dùng để phòng và chữa bệnh xơ vữa động mạch. Trong Đông y, Hải sâm là vị thuốc quý nên thường dùng bổ thận, tráng dương, ích tinh, thông trường, nhuận táo, chữa các chứng suy nhược, thường bồi bổ cho bệnh nhân vừa ốm khỏi. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác, nhất là các vị thuốc bổ âm, để điều trị âm suy, làm cho chân âm mạnh lên, quân bình với dương, người khoẻ mạnh. Hải sâm còn có tác dụng trừ được tạng nhiệt. Khi âm suy, thận thuỷ không thắng được hoả, tam tiêu nóng lên, sinh bệnh tiêu khát (đái đường) giúp cho bệnh nhân đái tháo đường mát mẻ và hạn chế được sự khát nước nhiều. 

Trong thực phẩm, người ta có thể chế biến nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như Hải sâm chưng cách thuỷ với vài vị thuốc bắc… Hải sâm là thực phẩm cao cấp, vừa là vị thuốc quý, hiện là nguồn lợi dồi dào ở Vũng Tàu - Côn Đảo. Chúng ta nên phát huy thế mạnh đồng thời khai thác và sử dụng một cách hợp lý để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn thực phẩm - dược liệu quí này.

Những món chế biến từ hải sâm
Cách làm món phật nhảy tường
Ăn uống giữ gìn tuổi xuân
Thịt rắn món ngon chữa bệnh
Tác dụng của hồng sâm
Món ngon từ bào ngư
Công dụng chữa bệnh của nhân sâm

(ST).