Cách nấu canh mướp đắng với trứng thơm ngon bổ dưỡng
Chữa huyết áp cao bằng mướp đắng
Sau khi sinh có được ăn mướp đắng không?
Cách làm món canh mướp đắng nhồi thịt ngon - bổ - mát cho cả nhà
Trong dân gian mướp đắng (khổ qua) luôn được người Việt sử dụng để làm thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, ngoài ra mướp đắng còn dùng làm chè giúp thanh nhiệt. Và theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng Nhật Bản thì mướp đắng là thực phẩm trường thọ có giá trị dinh dưỡng “toàn phương vị”. Với những cách chế biến đơn giản, sẽ giúp chúng ta có một món ăn, đồ uống đơn giản.
Tác dụng của mướp đắng
Mướp đắng có tác dụng phòng chống và giải say nắng, đồng thời còn là thức ăn rất tốt để giảm đường trong máu.
Trà mướp đắng được y học hiện đại chứng minh là đồ uống có lợi nhất cho việc hấp thụ của cơ thể, có thể phát huy được đến 80% thành phần dinh dưỡng, cách làm trà mướp đắng cũng rất đơn giản.
Cách làm trà mướp đắng
1. Cắt mướp đắng thành những miếng mỏng 1-2 mm,cho lên chảo sấy khô, đảo đi đảo lại cho khô nước.
2. Mướp khô xong chuyển thành màu nâu, để nguội sau đó cho vào hộp đậy kín, cất trong ngăn lạnh của tủ lạnh, có thể để được 2 tháng.
3. Khi uống lấy ra cho nước nóng vào pha như pha trà bình thường, mỗi ngày uống 3 - 4 ly.
Vitamin có trong mướp đắng
Vitamin C trong mướp đắng có thể phòng chống da lão hóa và làm giảm cholestrole trong máu. Vitamin C không chịu được nhiệt khi chúng ta sấy khô bằng hơi nóng thì giá trị dinh dưỡng cơ bản của mướp đắng dù không bị mất đi nhưng cũng không đạt được hiệu quả cao nhất. Lấy mướp đắng vắt nước uống là cách lựa chọn tốt nhất.
Cách làm nước mướp đắng
1. Mướp đắng rửa sạch, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn mướp đắng, dùng lưới lọc hoặc vải lọc để trong cốc chắt nước ra từ máy xay.
2. Thêm vào nửa cốc nước hoặc lượng nước phù hợp với khẩu vị từng người
3. Hoặc cũng có thể thêm nước chanh hoặc táo ép để giảm vị đắng. Mỗi ngày uống nửa ly hoặc 1 ly.
Nếu bạn không quen với việc uống nước mướp đắng thì cũng có thể chế biết thành các món ăn sau để ăn trong bữa cơm trong gia đình:
Món ăn chế biến từ mướp đắng
1. Salat mướp đắng với ruốc:
Cách làm:
Mướp đắng rửa sách, ngâm cả quả với nước muối 15 phút
Bổ dọc bỏ hạt, thái ngang lát mỏng
Cho vào tủ đá khoảng 15 phút hoặc cho đá nhỏ vào xuống dưới để mướp đắng đã thái lát lên
Vắt chanh, cho ruốc lên trên.
Món này rất thích hợp với thời tiết mùa hè.
2. Mướp đắng xào trứng:
Cách làm:
Mướp đắng rửa sạch, thái lát
Hành hoa thái khúc khoảng 2 cm, hành khô đập dập băm nhỏ.
Mỡ đun nóng già, cho hành khô phi thơm, cho Mướp đắng đã thái vào, nêm gia vị vừa đủ. Xào mướp chín tới, đập trứng gà vào đảo đều nhanh tay, cho hành hoa vào.
Bày ra đĩa ăn nóng
Mướp đắng là loại dây leo, thân có góc cạnh, ở ngọn hơi có lông tơ. Lá mọc so le, dài 5 - 10 cm, rộng 4 - 8 cm, phiến lá chia 5 - 7 thùy hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, đực cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa mầu vàng nhạt, đường kính của hoa chừng 2 cm.
Quả hình thoi dài 8 - 15 cm, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín có mầu vàng hồng, trong quả có hạt dẹt dài 13 - 15 mm, rộng 7 - 8 mm, trông gần giống hạt bí ngô, quanh hạt có màng mầu đỏ máu như màng gấc.
Theo Đông y, mướp đắng (còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao) có vị đắng, hàn, không độc, bổ huyết, gan, giải độc... có khả năng chống lại các tế bào ung thư, ức chế hoạt tính các men glucose. Do vậy nó có tác dụng trị mụn nhọt, rôm sẩy, hạ nhiệt, giải độc, trị tiểu đường, phòng ngừa ung thư và đặc biệt có tác dụng giảm cân, là món ăn bổ dưỡng vào mùa hè.
Gà hầm mướp đắng
Nguyên liệu
Thịt ức gà, hành, cà rốt, khoai tây, tỏi bằm nhuyễn, rượu nếp, ớt khô, nước sốt đậu, mướp đắng; đậu đen, dầu hào, đường, tương, xì dầu.
Cách làm
Mướp đắng chẻ đôi, bỏ ruột, cắt thành khúc vừa ăn, rửa sạch.
Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn và phi hành tỏi cho thơm. Thịt ức gà chặt miếng, chiên vàng, sau đó cho thêm nước sốt đậu vào. Thêm một nửa đậu đen và đổ ngập nước, hầm gà khoảng 20-30 phút cho đến khi thịt gà vừa ăn.
Cuối cùng, cho phần đậu đen còn lại vào cùng với xì dầu. Nêm nếm gia vị vừa ăn và cho hỗn hợp ra bát ăn nóng với cơm hoặc bánh mì đều rất ngon.
Món ăn này thích hợp vào bữa cuối tuần.
Mướp đắng xào thịt bò
Nguyên liệu:
- 2 quả mướp đắng, 100g thịt bò ngon
- 1 quả trứng hà, hành lá, gừng, gia vị…
Cách làm:
- Thịt bò thái mỏng, ướp với chút dầu ăn (đây là bí quyết giúp thịt bò khi xào có độ mềm, ngon), 1 thìa rượu vang trắng, chút gia vị, hạt tiêu để chừng 10 phút.
- Mướp đắng sau khi rửa sạch, bổ dọc, bỏ ruột, thái lát vừa.
- Luộc sơ mướp đắng, sau đó nhúng qua nước lạnh để mướp đắng giữ được màu xanh.
- Phi thơm dầu ăn với gừng thái chỉ, cho thịt bò vào xào, đảo nhanh tay với lửa to.
- Tiếp tục cho mướp đắng vào, thêm ít hành lá, đảo nhanh rồi tắt bếp.
Canh cá quả mướp đắng
Nguyên liệu:
- Mướp đắng, cá
- Hành lá, rau mùi, hạt nêm, muối, tiêu, đường.
Cách làm
- Rửa sạch cá, để ráo nước, trụng qua nước sôi, vớt ra. Bổ đôi quả mướp đắng, bỏ ruột, cắt khúc cỡ 2cm.
- Bắc nồi nước (chừng 3 tô nước) đun sôi, cho khổ qua vào hầm mềm rồi cho cá lóc vào, cho ít hạt nêm và chút đường. Nước sôi bùng lên thì nhấc xuống.
- Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, hành lá, rau mùi thái nhỏ. Chú ý để lát cá nguyên không bị vỡ nát.
Mướp đắng nhồi thịt
Nguyên liệu
Mướp đắng, thịt lợn nạc, cá thác lác, bún tàu, nấm mèo, hành củ, hành dọc, gia vị.
Món ăn này chắc chắn các bé sẽ thích
Cách làm
Mướp đắng rửa sạch. Dùng dao bổ dọc, lấy hết hạt. Thịt băm nhuyễn, cá quết lại cho dai, mộc nhĩ ngâm nở, cắt thành sợi, bún tàu ngâm mềm, cắt nhỏ. Hành rửa sạch, thái nhỏ.
Trộn chung tất cả các hỗn hợp trên và tra gia vị, rồi nhồi vào mướp đắng đã lấy hạt. Xếp mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi, cho đầy nước và nấu cho mềm. Múc ra tô và rắc ít tiêu, hành mùi lên mặt.
Trà mướp đắng
Vitamin C trong mướp đắng có thể phòng chống da lão hóa và làm giảm cholestrole trong máu. Vitamin C không chịu được nhiệt khi chúng ta sấy khô bằng hơi nóng thì giá trị dinh dưỡng cơ bản của mướp đắng dù không bị mất đi nhưng cũng không đạt được hiệu quả cao nhất. Lấy mướp đắng vắt nước uống là cách lựa chọn tốt nhất.
Cách làm:
Cắt mướp đắng thành những miếng mỏng 1-2 mm,cho lên chảo sấy khô, đảo đi đảo lại cho khô nước.
Mướp khô xong chuyển thành màu nâu, để nguội sau đó cho vào hộp đậy kín, cất trong ngăn lạnh của tủ lạnh, có thể để được 2 tháng.
Khi uống lấy ra cho nước nóng vào pha như pha trà bình thường, mỗi ngày uống 3 - 4 ly.
Nộm muớp đắng
Nguyên liệu:
- 1 quả mướp đắng khoảng 300g, 1 quả ớt ngọt, 1 củ hành tây.
- Tỏi bằm nhuyễn, đường, gia vị, giấm, dầu mè, xì dầu…
Cách làm:
- Mướp đắng rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, chẻ làm bốn. Sau đó bỏ ruột, thái mỏng.
- Ớt ngọt thái chỉ, hành tây thái chỉ.
- Pha hỗn hợp gồm tỏi bằm, xì dầu, đường, dầu mè, dấm… sao cho vừa miệng. Đun nóng chảo, cho ít dầu ăn và cho hỗn hợp này vào.
- Cho ít nước lên bếp, và 1 thìa cà phê muối, đợi sôi cho mướp đắng vào chần khoảng 15 giây, rồi xả lại ngay với nước lạnh.
- Trộn đều mướp đắng, ớt, hành tây, rưới nước trộn đã đun và để nguội lên trên.
Mách nhỏ:
- Nếu bạn sợ đắng, hãy nhớ gọt bỏ sạch phần trắng trong lõi quả mướp đắng.
- Nên cho vào nước chần mướp đắng một chút muối để giữ màu xanh, và nhớ chần ngay qua nước lạnh để mướp đắng không chuyển sang vàng.
- Nước hỗn hợp bạn chỉ cần đun nóng, dùng đũa nguấy nhẹ, không nên đun sôi sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Mướp đắng tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, và là loại rau giảm cân hiệu quả.
Hãy chế biến ngay các món ngon từ mướp đắng cho bữa cơm trong gia đình bạn thêm thú vị.
- Chọn quả có màu xanh đậm, thon dài, vỏ còn tươi, không tì vết. Những quả có gai nở to ăn thường ít đắng.
- Để vị đắng bớt đi, trước khi hầm bạn trụng sơ mướp trong nước sôi pha ít muối và đường, vớt ra xả nước lạnh và để ráo.
- Để giữ tươi lâu, bạn nên gói mướp đắng cẩn thận bằng 2 lớp nylon và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.
- Với món mướp đắng hầm, nấu mềm ăn mới ngon, nhưng với mướp đắng xào thì ngược lại, nên xào vừa chín tới, ăn sần sật sẽ có vị đắng mà lại bùi.
Vị ngọt của gà, chút chua của dứa cùng vị đắng của mướp hòa quyện và cân bằng mang đến cho món canh hương vị riêng và ngon miệng.
Nguyên liệu:
300g thịt gà (tùy thích có thể chọn phần ức, cánh hoặc đùi)
1 quả mướp đắng cỡ vừa,
1/4 quả dứa,
700ml nước hầm xương gà hoặc nước lã
Hạt nêm, muối, rau mùi.
Cách làm:
- Gà xát muối rửa sạch, để ráo rồi chặt miếng vừa ăn.
- Mướp đắng bỏ ruột rồi cắt miếng miếng dày cỡ 2cm.
- Dứa cắt miếng vừa ăn.
- Cho nước vào nồi đun nóng với lửa vừa rồi cho thịt gà vào nấu cùng với khoảng non nửa muỗng nhỏ muối cho đến khi thịt gà chín vừa ăn (khoảng 15 phút).
- Trong khi nấu thỉnh thoảng vớt bọt cho nước canh được trong, sau đó cho dứa vào nấu cùng thêm khoảng 5 - 7 phút, cuối cùng cho mướp vào nấu khoảng 1 - 2 phút là được, nêm thêm chút hạt nêm cho vừa ăn.
- Múc canh ra bát, trên rắc rau mùi, dùng nóng hay nguội đều ngon.
Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện dùng quả vải thiều để nấu canh chưa?
Hãy thử kết hợp với thịt gà và mướp đắng, bạn sẽ có món canh lạ miệng
Nguyên liệu
10 quả vải thiều tươi;
1 quả mướp đắng;
2 cánh gà;
Gừng,
Gia vị.
Cách làm
Cánh gà chặt thành miếng nhỏ, ướp với gia vị, hạt tiêu trắng, ba thìa rượu gạo, một thìa nước tương.
Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng có kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ, tách bỏ hạt, cùi vải để riêng ra bát.
Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng bạn nhớ vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên.
Lầy củ gừng bằng ngón tay cái, cạo sơ vỏ, đập dập cho vào nồi hầm.
Khi thấy gà đã mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều vào, hầm thêm chừng 2 - 3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng.
Mách nhỏ
Ngoài cánh gà, bạn có thể thay bằng tôm khô, sườn non, thịt thăn, mọc… Để thay đổi khẩu vị, ngoài gia vị, thỉnh thoảng bạn có thể dùng đường phèn để nêm nếm cho món canh.
Món canh mướp đắng, vải thiều rất tốt khi dùng trong tiết trời mùa hè, có tác dụng phòng các bệnh thông thường như sổ mũi, cảm lạnh, sốt do thay đổi thời tiết hay do ngồi điều hòa quá nhiều.
Công dụng của nhựa cây mướp
Mướp đắng không tốt cho mẹ bầu?
Cách trị ho an toàn của mẹ bầu Mướp
(ST).