Cách chế biến thịt Kỳ đà lạ miệng cực thơm ngon
Mẹo chế biến thịt quay thơm ngon giòn bì như ngoài hàng
1. Dùng bia xào thịt, thịt sẽ ngon hơn Khi hầm thịt, ta cho thêm một chút giấm, thịt không những nhanh nhừ mà còn có tác dụng khử được mùi hôi ở thịt 3. Tiết kiệm dầu ăn khi rán thức ăn Để dầu nóng già rồi mới cho thức ăn vào rán chính lầ các tốt nhất để tiết kiệm dầu khi làm đồ rán. 4. Cách pha chế món thịt viên Nhiều người cho rằng, khi làm món thịt viên ta không nên pha thịt với bột. Cách nghĩ này thực ra không phải là hoàn toàn đúng, vì nhiều khi nếu chỉ viên thịt không, món thịt của chúng ta sẽ khô và cứng. Vì vậy, theo chúng tôi, ta nên pha chế thịt theo tỷ lệ 50g thịt trộn với 5g tinh bột, như vậy món thịt sẽ mền hơn, hấp dẫn hơn và lại bảo vệ được các dưỡng chất. 5. Cách pha chế thịt khi xào Khi làm món thịt lợn xào, đặc biệt là xào sệt, sau khi pha chế theo cách thường ngày xong, ta chỉ cần theo tỷ lệ 50g thịt trộn thêm 5g tinh bột (pha với ít nước hơi sệt) để ướp thêm, món thịt sau khi xào nấu sẽ mềm hơn và ngon hơn. 6. Phèn chua làm món thịt kho tàu không ngấy Khi làm món thịt kho tàu, trước hết chúng ta ngâm thịt với phèn chua (đã hoà tan với nước) một lúc, sau đó mới cho thịt vào nấu, như vậy món thịt sẽ không bị ngấy nữa, ăn sẽ ngon hơn. 7. Kỹ thuật khi nướng thịt Khi nướng thịt, ta nên chú ý những vấn đề sau: - Trước khi cho thịt vào để nướng, nên dùng nước sôi hoặc nước canh nóng trần qua thịt, như vậy thịt sẽ mềm và khi nướng xong thịt sẽ giòn và không bị quắt lại. Trong lò nướng nên đặt một cái bát (hoặc chậu, tuỳ độ lớn của lò) đựng nước, như vậy nước chịu ảnh hưởng của nhiệt độ trong lò sẽ nóng lên bốc hơi làm cho miếng thịt không bị cháy đen và cứng lại. 8. Hun thịt (thịt hun khói) bằng lá chè, đường và gạo Dùng là chè, đường đỏ và gạo để hun thịt, vừa vệ sinh, không có vi khuẩn, mà màu sắc cũng như mùi vị đạt tiêu chuẩn và thơm ngon. 9. Khi nướng thịt, nên đặt miếng bánh mỳ bên cạnh bếp Nếu chỉ nướng thịt hoặc xào nấu nhiều thức ăn mà ta đặt vài lát bánh mỳ khô lên cạnh bếp thì bánh mỳ sẽ hút hết mỡ bắn ra. Làm như vậy không những sạch bếp, mà còn tránh cho bếp khỏi bị do nhiều dầu bắn xung quanh qua mà bốc cháy. 10. Gan lợn và cách xử lý Trước khi xào nấu gan lợn, ta nên dùng một ít phèn chua và giấm để ướp gan, vì làm như vậy phèn chua sẽ làm cho gan giòn và giấm không làm cho gan bị tiết ra. 11. Cật lợn và cách xử lý Cật lợn sau khi thái xong, ta cho thêm một ít giấm vào, sau đó tiếp tục cho cật đã có giấm vào nước ngâm khoảng 10 phút. Làm như vậy miếng cật sẽ nở ra, không còn tiết. Khi xào xong miếng cật vừa trắng lại vừa giòn. 12. Dạ dày lợn và cách tăng thêm độ dày Dạ dày lợn sau khi đã luộc chín thái ra thành tong miếng nhỏ để vào bát, đổ vào một ít nước nóng (hoặc nước canh nóng), sau đó đặt bát vào trong nồi hấp cách thuỷ. Làm như vậy miếng dạ dày ẽ to ra gấp đôi, đồng thời vừa giòn lại vừa thơm ngon. Ngoài ra còn cần phải chú ý không được cho muối vào nước khi luộc, nếu không dạ dày sẽ co lại và dai không khác gì gân bò. 14. Làm thế nào để miếng sườn rán không bị co lại Trước khi rán sườn, ta nên xem những chỗ nào có gân dùng dao khía 2,3 khía. Như vậy rán sườn sẽ không bị co lại nữa. 15. Cách rán bì lợn Nhiều người thường không thích ăn bì lợn, nhưng thực ra bì lợn rán là một món ăn khá ngon. Ta có thể làm như sau: - Ngâm miếng bì sống vào kiềm nóng. - Dùng dao sắc hoặc bàn chải cứng cạo sách lớp mỡ dính trên bì. - Dùng nước ấm rửa sạch rồi hong khô. Khi rán, ta chỉ cần đun dầu hơi nóng lên là có thể cho bì lợn vào rán, miếng bì gặp phải dầu nóng sẽ cuộn lại, chờ khi trên bề mặt bì xuất hiện những chấm phồng màu trắng thì vớt ra. Để một lúc cho miếng bì hơi nguội, đợi cho mỡ nóng già, ta tiếp tục cho bì vào rán, đến khi miếng bì đã nổ hết và vàng đều là được. 16. Cách thái thịt mỡ Khi thái thịt mỡ, trước tiên ta nên nhúng miếng thịt mỡ vào nước lạnh, sau đó khi đặt lên thớt thái cũng nên vừa thái vừa vừa rắc ít nước lạnh lên thớt. Như vậy khi thái, ta sẽ không phải dùng sức vì miếng thịt mỡ không trơn tuột cũng không dính chặt vào thớt. Nếu muốn làm cho miếng thịt mỡ ăn không bị ngấy, ta nên làm theo cách sau: - Thái miếng thịt mỡ thành những lát mỏng ướp da vị rồi cho lên nồi đun. - Dựa theo tỷ kệ 500g thịt: 1 miếng đậu phụ nhự, cho miếng đậu phụ vào bát cùng với 1 lít nước ấm, dầm tan miếng đậu phụ, chờ thịt trong nồi sôi thì đổ đậu vào, tiếp tục đun trong vòng từ 3-5 phút. Dùng biện pháp trên để nấu thịt mỡ, khi ăn thịt sẽ không bị ngấy, lại sẽ rất thơm ngon và hợp khẩu vị. 18. Cách bảo quản xúc xích sau khi cắt Để bảo quản xúc xích sau khi cắt, ta có thể dùng rượu nho xoa lên bề mặt vết cắt của đoạn còn lại chưa dùng đến, sau đó cho vào tủ lạnh cất giữ, như vậy xúc xích sẽ để được lâu mà không sợ bị hỏng. 19. Vị thơm ngon của canh thịt vỏ quýt Khi làm món canh thịt, nếu ta cho thêm vài miếng vỏ quýt vào để nấu thì mùi vị của canh không những thơm ngon mà còn làm giảm bớt cảm giác béo của dầu mỡ. Thường khi ăn rau cần, ta hay bỏ lá, nhưng bây giờ có lẽ ta không nên làm vậy, hãy giữ lại lá để khi nấu canh thịt, ta cho vài lá rau cần, như vậy canh sẽ thơm mát và hấp dẫn hơn. 21. Canh sườn nên cho thêm giấm Canh sườn thường rất ngọt và nhiều dinh dưỡng. Nếu khi hầm sườn, ta cho thêm một ít giấm thì sẽ có tác dụng làm cho các chất canxi, lân, sắt trong sườn tiết ra hết, giúp cho ta tận dụng được hết các chất dinh dưỡng c��a sườn, gúp canh có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, giấm còn có tác dụng làm cho các chất vitamin trong thức ăn không bị mất đi trong quá trình đun nấu. 22. Khử mùi thịt bằng rơm và rượu trắng Thịt lợn để lâu thường có mùi hôi. Gặp phải trường hợp này, khi đun nấu, ta cho vào thịt 3-5 cọng rơm, sau khi luộc chín cho thêm vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, sau đó tiếp tục chế biến món ăn, thịt sẽ không còn mùi và thức ăn sẽ lại thơm ngon như làm bằng thịt tươi. 23. Củ cải trắng khử vị chát của thịt muối Thịt muối để lâu thường có vị chát, trước khi xào nấu thịt nếu ta luộc thịt cùng với một củ cải trắng thì vị chát không còn nữa. Còn nếu bên ngoài miếng thịt có mùi thì ta chỉ cần dùng nước cho thêm một ít giấm để rửa là hết mùi. 24. Các cách làm sạch nội tạng lợn - Khi rửa ruột già lợn, ta cho vào nước một ít giấm ăn và một thìa phèn chua, bóp vài lần rồi rửa kỹ bằng nước sạch, ruột sẽ sạch và không còn mùi. - Ngoài cách dùng muối làm sạch tràng và dạ dày lợn, dùng nước gạo để rửa, tràng và dại dày cũng sẽ sạch hơn. - Rửa dạ dày hoặc tràng lợn bằng nước dưa chua, dạ dày và tràng lợn sẽ hết sạch mùi hôi. - Gan lợn thường có mùi khá đặc biệt, để khử loại mùi này trước khi xào nấu, ta dùng nước rửa sạch máu ở gan, bóc lớp vở màng ở bên ngoài rồi ngâm gan với một ít sữa bò, mùi đó sẽ không còn nữa. Nếu không có sữa, bạn có thể ngâm gan lâu lâu trong nước lạnh (các loại gan) trước khi chế biến cũng rất tốt. 25. Giữ thịt tươi lâu bằng khăn tẩm 26. Giữ thịt tươi lâu bằng mỡ lợn Đem thịt luộc chín, ngâm lúc đang nóng cho thịt vào mỡ lợn vừa rán xong, như vậy cũng có thể giữ được thịt không bị biến chất trong một thời gian khá lâu. 27. Cách bảo quản xúc xích hay lạp xường
Thịt sau khi đa pha chế và ướp gia vị, ta cho thêm một ít bia vào ướp trước khi xào nấu, món thịt sẽ mềm và ngon hơn. Khi ướp bia như vậy, chất men bia sẽ có tác dụng phân giải nhanh chóng các chất prôtêin và lipít có trong các loại thịt giúp tiêu hoá hấp thụ tốt.
2. Hầm thịt cho thêm dấm sẽ rút ngắn thời gian
- Khi nướng phải chú ý nướng lần lượt, nướng chín 1 mặt rồi lật lại nướng mặt khác, không nên đảo đi đảo lại, như vậy vừa tồn thời gian vừa lâu chín thịt.
13. Cách chống dầu, mỡ bắn ra khi rán thức ăn
Khi rán thức ăn, ta nên cho một ít muối vào chảo, như vậy dầu sẽ đỡ bắn lung tung ra ngoài .
17. Thịt mỡ và cách chống béo
20. Mùi vị thơm ngon của canh thịt lá cần
Nếu ta gói thịt vào trong khăn ăn sạch đã nhúng qua giấm, thịt không cần để tủ lạnh, cho dù phải để qua đêm cũng vẫn tươi nguyên.
(St)