Có nên uống thuốc tránh thai khi cho con bú
Thực phẩm không nên ăn khi cho con bú
Trang phục cho phụ nữ cho con bú cực thời trang và tiện dụng
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú cần:
Rau xanh tốt cho bà mẹ đang cho con bú. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm | Số lượng (gam) |
Ngũ cốc | 450 - 500g |
Trứng các loại | 100 - 150g |
Đậu và chế phẩm từ đậu | 50 - 100g |
Cá và thịt các loại | 150 - 200g |
Sữa bò | 220 - 440g |
Rau xanh | 500g |
Trái cây | 100 - 200g |
Đường | 20g |
Dầu ăn | 20g |
- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán.
- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý.
- Hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú... để tăng nguồn cung cấp canxi cho bé. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh...
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.
Những đồ ăn thức uống bà mẹ đang cho con bú nên tránh
Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. (Ảnh minh họa).
- Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.
- Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ‘ọc ạch’, khó chịu.
- Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.
- Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.
Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt ca thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.
- Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong một tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ không thể cho con bú một lần nữa mình sau hai giờ sau khi bạn ngừng uống rượu.
Dinh dưỡng cho bà mẹ khi cho con bú.
Vừa sinh con đầu lòng, dù đã được tư vấn từ những người đi trước song bạn vẫn chưa yên tâm và vẫn muốn có được một chế độ ăn thật sự khoa học. Chuyên mục Sức khoẻ là vàng sẽ cung cấp cho bạn một vài bí quyết dinh dưỡng giúp bạn vừa đủ sữa cho các bé yêu vừa giữ được vóc dáng cơ thể.
Trong thời gian cho con bú, bà mẹ nên chú ý đến việc ǎn uống và nghỉ
ngơi của mình. Thường chế độ ǎn tốt cho bà mẹ trong giai đoạn này là
một chế độ ǎn đa dạng, không kiêng khem, mỗi ngày nên ǎn trên 20-30 loại
thực phẩm khác nhau, gồm đủ các nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, xôi,
thịt cá, rau đậu, trái cây... Uống thêm mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống
nhiều nước.
Cần lưu ý tránh một số tập quán không còn phù hợp trong giai đoạn hiện
nay như ǎn cơm với thịt cá kho thật mặn, uống nước trà đặc, kiêng rau và
trái cây, xông hơi làm mất nhiều mồ hôi... vì những kiêng khem này có
thể làm bà mẹ ngán bữa ǎn, bị táo bón do thiếu chất xơ, thiếu nước gây
mệt mỏi... và kết quả là không nhận đủ số nǎng lượng cần thiết trong
việc tạo sữa cho con bú.
Bà mẹ cũng không nên lo nghĩ quá nhiều đến vóc dáng của mình mà tiết
giảm chế độ ǎn hàng ngày một cách quá khắc nghiệt. Cơ thể mẹ sẽ huy động
tất cả nǎng lượng dự trữ để tạo sữa nên trong giai đoạn đầu không có sự
thiếu hụt nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng dinh dưỡng kém kéo dài
có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của mẹ.
Ngoài chế độ ǎn, cần lưu ý chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, suy
nghĩ nhiều nhất là trong giai đoạn đầu sau sinh, ngay cả với nỗi lo
là... không đủ sữa cho con bú! Các loại thuốc lợi sữa chỉ được sử dụng
khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất: lượng sữa mẹ tiết ra tỉ lệ
với số lần bà mẹ cho con bú trong ngày, có nghĩa là loại thuốc lợi sữa
tốt nhất chính là việc cho bé bú nhiều lần.
Món ăn cần tránh khi đang cho con bú.
Khi còn cho con bú, sẽ là tốt hơn nếu bạn tránh một số thực phẩm có xu hướng kích thích dạ dày của bé, bởi mọi thứ mẹ ăn đều có thể truyền sang con thông qua sữa mẹ.
- Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi mẹ ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích trong chế độ ăn uống của mình.
Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt carob thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.
- Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.
- Bạn nên giới hạn việc dùng gia vị trong thời gian cho con bú, bởi gia vị cũng là một nguyên nhân khiến trẻ khó tiêu hóa.
Khi cho con bú, người mẹ không nhất thiết phải tránh xa các loại thực phẩm nói trên, nhưng điều quan trọng là mẹ phải quan tâm xem phản ứng của em bé thế nào sau khi mẹ ăn những món đó. Ban đầu, nên ăn một chút để thử phản ứng của con, nếu thấy con khó chịu, tốt nhất bạn nên kiêng hẳn tới khi con không còn bú nữa để tốt cho cả mẹ và con.
(ST)