+ Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ
+ Trẻ không dung nạp Lactoza hoặc dị ứng với đạm sữa động vật.
+ Do nhiễm khuẩn từ thức ăn ôi thiu
+ Sai lầm trong chế độ ăn uống: ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường.
- Do đ iều trị đợt tiêu chảy cấp không đúng:
+ Do sử dụng kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn.
+ Sử dụng các thuốc cầm đại tiện làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn
- Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn
- Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
- Không cho trẻ ăn các loại thức ăn nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
- Dùng các loại thức ăn như: gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hoá như bột, cháo, súp.
- Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa...
- Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.
Chế độ ăn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem
- Nếu mẹ không có sữa: dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa giành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Chế độ ăn đối với trẻ từ 6 - 12 tháng:
- Tiếp tục bú mẹ
- Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.
- Đảm bảo thức ăn bổ sung: bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm,. dễ tiêu hoá, cân đối đạm, mỡ, đường tránh tăng áp lực thẩm thấu.
- Cho ăn nhiều bữa trong ngày: ít nhất 6 bữa
Chế độ ăn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên:
- Bú mẹ hoặc ăn sữa động vật, sữa bột công thức như trên
- Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ.
- Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24h.
- Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.
Bác sĩ Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia xây dựng một số thực đơn cụ thể cho trẻ tiêu chảy kéo dài giúp các bậc cha mẹ tham khảo để chăm con tốt hơn trong thời ký bé bị tiêu chảy:
Thực đơn cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi
Giờ |
Ngày thứ 2 - 4
|
Ngày thứ 3-5-7 |
Thứ 6 + CN |
6h |
Bú mẹ hoặc sữa bò pha nước cháo 200ml
|
Bú mẹ. Sữa bò pha nước cháo hoặc sữa đậu tương 200ml |
Bú mẹ sữa bò hoặc sữa đậu nành 200ml |
9h |
Thịt gà 200ml - Bột gạo 20g - Thịt gà 30g - Rau xanh 1 thìa - Giá đỗ 20g (giã lấy 200ml nước nấu bột) - Dầu ăn: 5g - Chuối tiêu 1/2 quả |
Bột thịt lợn nạc 200ml - Bột gạo 20g - Thịt nạc 30g - Rau xanh 1 thìa - Nước giá đỗ 200ml (20g giá) - Dầu ăn 1 thìa cà phê - Táo nghiền 100g |
Bột trứng 200ml - Bột gạo 20g - Trứng gà 1 lòng đỏ - Rau muống 1 thìa - Cà rốt nghiền 2 thìa - Giá đỗ 20g (xay hoặc giã lấy nước 200ml) - Dầu ăn 5g Hồng xiêm nghiền 1/2 quả |
12h |
Sữa chua 150ml
|
Sữa chua 150ml |
Sữa chua 150ml |
16h |
Bột cá 200ml - Bột gạo 20g - Cá nạc nghiền 30g - Rau cải 1 thìa - Cà rốt nghiền 2 thìa - Giá đỗ 20g - Dầu ăn 1 thìa Đu đủ 100g |
Bột tôm 200ml - Bột gạo 20g - Tôm nõn 30g - Rau muống 1 thìa - Giá đỗ 20g - Dầu ăn 1 thìa Chuối tiêu 1/2 quả |
Bột thịt gà 200ml - Bột gạo 20g - Thịt gà 30g - Rau ngót 1 thìa cà phê - Dầu ăn: 1 thìa - Giá đỗ 20g Táo nghiền 100g |
17h |
Bú mẹ hoặc sữa bò, sữa đậu nành 200ml
|
Bú mẹ hoặc sữa bò 200ml |
Bú mẹ hoặc sữa bò 200ml |
20h |
Bột thịt nạc 200ml - Bột gạo 20g, - thịt nạc 30g - Rau xanh 1 thìa - Giá đỗ 20g - Dầu ăn 5g Hồng xiêm 1/2 quả |
- Bột thịt gà 200ml Hồng xiêm 1/2 quả |
Bột cá 200ml Đu đủ 100g |
Ghi chú:
- Nếu trẻ ăn không hết 200ml/ bữa thì chia đôi và tăng thêm số bữa lần.
- Cho trẻ ăn loại sữa không có lactose hoặc sữa đậu nành khi mẹ không có sữa.
- Giá đỗ: xay hoặc giã lọc lấy nước, nấu bột.
Thực đơn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Giờ |
Ngày thứ 2 - 4
|
Ngày thứ 3-5-7 |
Thứ 6 + CN |
6h |
Cháo thịt gà 200ml - Gạo 30g - Thịt gà 30g - Rau xanh 2 thìa - Bột cà rốt nghiền 2 thìa - Dầu ăn: 1 thìa (5ml) - Sữa chua 100ml |
Cháo thịt lợn nạc 200ml - Gạo 30g - Thịt nạc 30g - Rau xanh 2 thìa - Dầu ăn 1 thìa cà phê Sữa chua 100ml |
Cháo trứng 200ml - Gạo 20g - Trứng gà 1 lòng đỏ - Rau xanh 2 thìa - Cà rốt nghiền 2 thìa - Dầu ăn 5ml Sưac chua 100ml |
9h |
Sữa pha nước cháo 200ml (hoặc sữa đậu tương) Chuối tiêu 1 quả
|
Sữa pha nước cháo hoặc sữa đậu tương 200ml Hồng xiêm 1 quả |
Sữa pha nước cháo hoặc sữa đậu tương 200ml Đu đủ 200g |
12h |
Súp khoai - Khoai tây 100g - Cà rốt 50g - Đậu Hà Lan 50g - Trứng gà 1 quả - Dầu ăn 5g |
Súp đậu xanh, bí đỏ - Bí đỏ 200g - Đậu xanh 50g - Thịt gà 30g - Dầu ăn 5g |
Súp thịt gà 200ml - Khoai tây 100g - Thịt bò 30g - Cà rốt 50g - Đậu Hà Lan 50g - Dầu ăn 5g |
15h |
Giống bữa 9h
|
Giống bữa 9h |
Giống bữa 9h |
18h |
Cháo cá 200ml - Gạo 30g - Các lọc nghiền 30g - Cà rốt 2 thìa - Rau xanh 2 thìa - Dầu ăn 1 thìa |
Cháo thịt gà 20ml |
Cháo tôm 200ml - Gạo 30g - Tôm 30g - Rau xanh 2 thìa - Dầu ăn 1 thìa |
20h |
Sữa 200ml, đu đủ 100g |
Sữa 200ml Táo nghiền 100g |
Sữa 200ml Hồng xiêm 100g |
Cha mẹ nên lưu ý:
- Áp dụng thực đơn này đến khi trẻ hết đi tiêu chảy 1 tuần thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường theo lứa tuổi.
- Nếu trẻ đang bú mẹ: ngoài các bữa cháo, súp thì nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ đi ngoài phân bọt và nhầy, có mùi chua).
- Nếu ăn sữa bò trẻ đi ngoài tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành (đậu tương) hoặc dùng loại sữa không có lactose.
Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
Các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức ăn này có thể làm tăng tiêu chảy. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Số lượng thức ăn: Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
Chú ý:
- Nếu trẻ ăn ít hoặc
ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Trẻ ăn sữa bò tiêu chảy tăng lên thì thay bằng sữa tương 10% hoặc sữa không
có lactoza như (Isomil, olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các
bữa sữa nước của trẻ.
- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.