Chế độ ăn kiêng cho người đau khớp gối

Bệnh đau khớp gối nên ăn gì? Những người bị đau khớp gối nên làm gì?


Chế độ ăn uống cho người bị đau khớp


Rau xanh, vài ly cam vắt, một số sản phẩm biển hàng ngày... Chế độ dinh dưỡng này xem ra không có gì đặc biệt, nhưng lại có thể giúp bệnh nhân thấp khớp giảm nhiều đau đớn.

Theo định nghĩa của các chuyên gia y học, thấp khớp là bệnh có biểu hiện các khớp bị đau, sưng (viêm) và giới hạn hoạt động. Tất cả các dạng viêm khớp phần lớn đau không rõ nguyên nhân, thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Phổ biến nhất có 5 dạng:

Viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ trẻ: Là một trong những bệnh tự miễn khó tránh, gây nên bởi một phản ứng dị ứng trong cơ thể, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp xương ở bàn tay, bàn chân, cổ tay và mắt cá chân.

Viêm xương khớp: Khác hoàn toàn dạng trên vì thực ra không có viêm tấy và xuất hiện vào cuối tuổi trung niên. Bệnh được xem là do tiến trình lão hóa "tự nhiên" của các khớp. Tuy nhiên với người già trước tuổi thì hiện tượng này xuất hiện sớm hơn.

Viêm khớp nhiễm trùng: Có thể xuất hiện khi mắc phải một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh cúm, hay có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm vi khuẩn với một bệnh lây bằng đường tình dục, chẳng hạn bệnh lậu.

Viêm đốt sống: Cột sống là bộ phận phải chịu rất nhiều sức ép trong suốt cuộc đời. Khi các khớp cột sống bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, chúng có thể gây sức ép lên các dây thần kinh và phát sinh ra chứng đau dọc theo cánh tay với cảm giác tê và đau nhói ngón tay, đau ở vùng thắt lưng. Ngoài ra còn sinh ra chứng đau dây thần kinh hông lan xuống mông và phía sau cẳng chân.

Thống phong (Goutte): Hay xảy ra khi hàm lượng acid uric tăng trong máu; phần nhiều do ăn uống các loại thức ăn có nhiều chất đạm từ phủ tạng động vật (có nhiều nhân tế bào), gan, tim, cật... kèm với uống rượu mạnh, cà phê, trà đậm. Bệnh nhân hay đau các khớp như khớp ngón chân cái, đầu gối... và thường dư cân.

Thức ăn cần thiết

Bổ sung một số acid béo:
- Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này. Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi , cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu (nhất là khi nhổ răng hay tiểu phẫu). Thêm vào đó, dầu cá liều cao cũng có thể tương tác bất lợi với những loại thuốc đang uống theo toa để điều trị một bệnh khác (như hạ huyết áp chẳng hạn).

Acid béo hệ Omega-6 GLA (tức acid gamma-linolenic): có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày. Tuy nhiên, không dễ tìm ra nguồn GLA. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA, nhưng giá thành khá cao.

Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400mg tảo khô (tên biệt dược Linaforce). Theo lời khuyên của ông bà Ripley Fox- những người đầu tiên giới thiệu tảo Spirulina cho Việt Nam, người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày (tương đương 90mg acid GLA).

Các vitamin:

- Tác dụng kháng oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương- khớp. Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày.

Người ta cũng đã chứng minh các thức chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Còn beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có ông dụng tương tự. Như vậy vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp.

Ăn gì khi bị đau khớp?

Tại sao bệnh đau khớp kéo dài? Đáng tiếc là nhiều người bệnh chưa được thông tin về các loại thực phẩm nên dùng khi đau khớp

 Cho dù có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phong thấp bước qua bệnh gút cho đến viêm khớp chỉ vì dị ứng, khớp khi viêm thường sưng nóng, phù nề, đau nhức và giới hạn vận động.

Tuy người này có dấu hiệu đau nhức nhiều hơn, kẻ kia thì sưng phù là triệu chứng chiếm ưu thế nhưng liệu pháp cơ bản cũng không thể ra ngoài mục tiêu kháng viêm.

Tưởng đơn giản nhưng lại không. Vấn đề thầy thuốc thường gặp là thuốc kháng viêm nào cũng thế, dù thuộc nhóm có corticoid hay không có steroid, đều khó tránh không gây ảnh hưởng bất lợi trên đường tiêu hóa, nhất là khi bệnh nhân trước đó đã bị viêm loét dạ dày.

Nhiều bệnh nhân vì thế không thể theo đuổi liệu pháp đến nơi đến chốn do thuốc phá bao tử trước khi khớp hết đau.

Nếu không uống được nhiều thuốc, chỉ còn cách áp dụng món ăn nên thuốc, sao cho thuốc uống vào tuy có lượng thấp hơn nhưng hiệu quả vẫn như mong đợi. Bên cạnh đó, món ăn nên thuốc trong bệnh khớp ít nhiều đều có công năng như kháng viêm trên cơ chế sinh học, giảm đau bằng hoạt chất không hại dạ dày, trợ lực thuốc để thu ngắn liệu trình và giảm thiểu liều lượng, giới hạn tác dụng phụ của thuốc vì đằng nào cũng khó tránh phải dùng nhiều ngày.

Đáng tiếc là nhiều bệnh nhân chưa được thông tin về các loại thực phẩm nên dùng khi đau khớp. Cụ thể những loại đó là:

- Trái bơ, cà rốt, khoai lang ta: Nhằm tận dụng tác dụng kháng ôxy hóa cộng hưởng của cặp sinh tố bài trùng A và E để bảo vệ bao khớp và đầu xương.

- Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí: Nhằm vừa mượn hiệu năng chống dị ứng của canxi vừa cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương trước tác dụng xói  mòn của độc chất trong ổ viêm.

- Cá biển như cá hồi, cá mòi, cá saba: Nhằm tiếp tế cho cơ thể chất 3-Omega để chất này sau đó được biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.

- Đu đủ, thơm, chanh, bưởi: Các loại trái này là nguồn cung ứng hai hoạt chất có tác dụng trợ lực cho chức năng kháng viêm của tuyến thượng thận. Đó là men ly giải chất gây đau và sinh tố C.

- Nấm đông cô và nấm mèo: Là hai món ăn đang được đánh giá cao nhờ có tác dụng giảm đau không thua các loại thuốc kinh điển như aspirin, paracetamol… và an toàn hơn vì không gây kích ứng trên đường tiêu hóa.

Dùng món ăn để hoàn toàn thay thế thuốc trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế.

Nhưng áp dụng tri thức về dinh dưỡng nhằm thu ngắn thời gian dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi. Đừng quên thuốc nào cũng thế, hễ thừa đều thành thuốc… độc!

Những món ăn làm giảm cơn đau mãn tính

Không chỉ mang lại sự ngon miệng khi ăn, những thực phẩm này còn có tác dụng như thuốc giảm đau đối với nhiều bệnh sau khi ăn. Không những vậy, chúng còn không gây tác dụng phụ như thuốc aspirin.

Cam

Bằng cách phân tích chế độ ăn của hơn 25.000 cá nhân, một nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Manchester, Anh đã phát hiện thấy, những người có nhiều beta-cryptoxanthin trong chế độ ăn chắc chắn ít bị mắc bệnh viêm khớp và giảm được các cơn đau. Nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho biết, chỉ cần uống một tuần vài cốc nước cam ép cũng đủ tạo nên sự khác biệt. Họ khuyên rằng, những người bị đau trong người hoặc viêm khớp (thường xuyên đau nhức) thì nên chăm uống nước cam.

Ăn thực phẩm giàu omega-3

Một nghiên cứu của Trường ĐH Pittsburgh ở những bệnh nhân thường xuyên bị tra tấn bởi những cơn đau cổ và lưng, kết quả cho thấy, 60% số bệnh nhân đã giảm được đáng kể cơn đau và mức độ đau sau ba tháng được cho ăn những thực phẩm giàu axit béo omega-3 (chất được phát hiện có chứa nhiều trong cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, cá trích). Kết quả này tiếp tục củng cố những nghiên cứu khác cho thấy, dầu cá có tác dụng chống viêm. Ngoài cá thì những thực phẩm giàu chất béo omega-3 như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều, và hạt lanh. Tuy nhiên, omega-3 trong cá vẫn là tốt nhất, do vậy các bệnh nhân này cần ăn cá ít nhất mỗi tuần 3 lần.

Nho

Thành phần hóa học resveratrol có trong vỏ quả nho, đặc biệt là nho màu đỏ có thể ngăn chặn được enzyme cyclooxygenase(COX). Các loại trái cây trên có tác dụng giống như thuốc giảm đau và các loại dược phẩm kháng viêm khác. Nhưng còn một lợi ích khác khi ăn nho: Giống như thuốc giảm đau, resveratrol làm cản trở COX-2 gây viêm và đau nhưng không giống thuốc giảm đau nó không cản trở COX-1, loại enzyme hỗ trợ làm lành vết thương ở dạ dày.

Ăn thực phẩm giàu chất chống oxi hóa

Những thực phẩm giàu chất chống oxi hóa như măng tây, súp lơ, cải bắp, cà chua, lê, bưởi, cam, đào, dưa hấu đều giàu chất chống oxi hóa glutathione. Nhiều bằng chứng cho thấy, glutathione hạ thấp nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxi hóa khác nhưng ít hơn là chanh, kiwi và quả mọng.

Lạc, vừng

Lạc, vừng và cả hạt hướng dương là những thực phẩm giàu chất tryptophan. Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy tryptophan có khả năng giảm được sự nhạy cảm của cơn đau khoảng 1 giờ sau khi đi vào cơ thể. Do vậy, bạn cần tăng cường ăn lạc vừng để thay thế thuốc giảm đau mà không gây tác dụng phụ. Các thực phẩm khác giàu tryptophan là sữa, sữa đậu nành, đậu phụ, đậu lăng, và gạo.

Thực phẩm giàu Flavanoids

Những hợp chất mà tạo nên màu sắc của trái cây và rau củ là thành phần chủ chốt trong việc ngăn chặn bệnh là chất flavanoids. Flavanoids làm chậm quá trình suy hóa-yếu tố dẫn đến cơn đau nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng, các thực phẩm này đã góp phần ngăn chặn vết đau trên cơ thể. Những thực phẩm đó là táo, trà xanh, hành, tỏi, đậu tương.

Dâu tây

Một nghiên cứu được xuất bản năm 2007 trên tạp chí của Trường cao đẳng dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết, quả dâu tây có thể làm giảm chứng viêm và đau. Kết quả cho thấy, những người ăn nhiều dâu tây giảm được đáng kể cơn đau. Thành phần mang lại lợi ích này chính là resveratrol giàu có trong dâu tây.

Táo

Ăn táo không chỉ chống lại nhiều bệnh ung thư mà nó còn giúp bạn cải thiện được những cơn đau khớp mãn tính. Lý do là trong quả táo có chứa baron, một loại khoáng chất giúp làm giảm sự phát triển bệnh viêm khớp xương mãn tính. Hơn nữa, khi baron được đưa cho những người bị thương sử dụng thì cơn đau của họ cũng giảm. Như vậy, bạn cần tăng cường ăn táo để nhận được chất này.

Ớt

Ớt là gia vị có chứa nhiều capsaicin-thành phần giúp ớt có vị cay nóng. Nhờ nó mà ớt có thể giúp giảm được các cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh. Các nhà khoa học ở trường King’s College, London cho biết, những người viêm khớp mà thường xuyên ăn ớt sẽ giảm được đáng kể các cơn đau hành hạ. Đó là lý do tại sao mà ngày nay nhiều hãng dược phẩm đã sử dụng capsaicin trong ớt để làm kem bôi da chống mụn và đau.

Tỏi

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho biết, ăn tỏi có thể giảm được các cơn đau ở bệnh lao, phổi, và viêm khớp. Thành phần trong tỏi mang lại lợi ích tốt này chính là sulphur (chất giúp tỏi có mùi hăng). Một nghiên cứu khác thì cho thấy, hợp chất dialyl disulphide trong tỏi có tác dụng ngăn chặn enzyme bị phá hủy, điều này cũng giúp giảm bớt các cơn đau cho người ăn tỏi.

Gừng

Gừng giúp làm giảm nồng độ prostaglandin gây đau trong cơ thể và từ lâu loại gia vị này đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ để điều trị đau nhức viêm tấy. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện thấy rằng, những người mà bị đau cơ được cho sử dụng gừng đã được cải thiện đáng kể. Liều lượng dùng gừng mỗi ngày là từ 500-1.000 miligram.

Cần tây

Tiễn sỹ James Duke, tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng “Dược phẩm xanh” (những loại rau xanh có tác dụng chống bệnh như thuốc) đã phát hiện hơn 20 hợp chất chống viêm ở trong rau và hạt cần tây, trong đó có hợp chất apigenin-chất có tác dụng chống đau và viêm cực mạnh. Ngoài việc sử dụng rau cần tây để xào nấu thì bạn có thể dùng hạt cần tây để cho vào súp, hầm với thịt…

(ST)

Bạn trai của em bi dau banh khớp cho em hoi phai lam cách nao ah de giam con dau
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
thinh thoanh em bi dau dau goi ben phai .ngoi dung day hoi dau . xin cho biet em co trieu chung bi dau khop goi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
tra loi nhu ban thi ai cung tra loi dc ma.thanks
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Có thể chỉ đơn giản do tư thế ngồi của bạn dẫn đến mỏi khớp gối thôi. Nếu muốn chắc chắn thì đi kiểm tra thử. Mình nghĩ là không sao
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Em bi benh dau goi khop. cu den mua dong la lai dau nhieu hon .em cung dang uong thuoc roi ma van khong thay doi gi ca .xin hoi em phai lam gi de goi khop khong dau nua
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Bạn nên đi khám bác sỹ để tìm thấy loại thuốc uống tốt nhất, đồng thời bạn nên kiên trì điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt. Chữa bệnh không thể nóng vội, cần kiên trì trong thời gian dài. Chúc bạn chóng khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Bo em bji dau khop luc thi no dau goi luc thi no chay len co tay. E fai giup ong an uong ra sao? va ong hay keu bi dau nhieu. em cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Mẹ tôi 64 tuổi bị đau nhức và sưng đầu gối những mạch máu nổi lên xung quanh ,chân đi lại khó khăn đã dùng nhiều thuốc mà chưa đỡ ,hướng dẫn cho tôi cách điều trị hiệu qủa nhất
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
em cũng có bác bị bênhj như mẹ chị. bac ay su dung lieu trinh va da khoi. neu chi quan tam . gui mail cho em , em de em hoi bac em xem bac dung san pham gi chi nhe.vi benh ay di lai rat kh khan giup chi giai quet van de cua me chi ạ mail của em la trinhhaudl4@gmail.com
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
E gai t bi viem khớp thoi nien thieu nen an j thi tot
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Chào bạn! Bạn có thể cho em gái ăn các thức ăn sau nhé: 1. Ăn nhiều những thức ăn chứa sulfur như măng, trứng gà, tỏi, củ hành. Bởi vì việc tái tạo và tu bổ xương, sụn và tổ chức mô đều “lấy” sulfur làm nguyên liệu, bên cạnh đó sulfur còn trợ giúp cho việc hấp thu calci. 2. Ăn nhiều những thức ăn chứa histidin như thóc, lúa mạch và lúa mì. Bởi vì trong cơ thể người bệnh viêm khớp chứa nhiều đồng và sắt, histidin trợ giúp cho việc tẩy sạch những kim loại thừa trong cơ thể. 3. Thường xuyên ăn dứa (thơm) tươi, giúp giảm bớt viêm nhiễm tại chỗ. 4. Đảm bảo mỗi ngày ăn một số thức ăn giàu vitamin. 5. Ít ăn hay không ăn những rau cải họ cà như cà tím (cà dái dê), cà chua, khoai tây…, những thức ăn này chứa solamin gây rối loạn men của người bệnh, từ đó gây ra cơn đau bất ổn. 6. Cấm uống viên sắt hay hỗn hợp vitamin có chứa sắt. Bởi vì sắt có liên quan mật thiết với việc gây sưng, đau và tổn thương của các khớp. 7. Người bệnh viêm khớp không nên thường xuyên dùng chảo gang để nấu ăn. Thói quen dùng chảo gang để nấu ăn sẽ rất dễ gây tái phát đối với những ai bị viêm đa khớp, sau khi phát bệnh hàm lượng sắt trong huyết thanh sẽ giảm xuống. Những thức ăn có ích cho người bệnh viêm khớp 1. Hoạt chất chứa trong hạt Nho gồm vitamin C và OPC (chất được mệnh danh sắc màu nguyên thủy trong hạt nho) được xem là chất chống oxy thiên nhiên, có hiệu quả tốt đối với chứng viêm mạn tính do khớp bị thoái hóa. 2. Dầu hạt cần giúp điều trị đau khớp, trong dầu hạt có chứa chất dinh dưỡng tốt cho xương sụn, chất này giúp giảm nhẹ cơn đau ở khớp, có tác dụng dự phòng viêm khớp. 3. Chất glosamin đến từ hải sản như vỏ tôm, cua có hiệu quả trực tiếp đối với chứng viêm khớp, có hiệu quả ức chế thoái hóa, xúc tiến tu bổ đối với khớp gối đang thoái hóa. Ngoài ra, Dầu cá và Dầu nguyệt kiến thảo cũng được chứng thực là thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp. Món ăn cho người bệnh viêm khớp Canh rễ tiêu nấu thịt rắn: thịt Rắn 250 g, rễ cây Tiêu 60 g. Dùng thịt rắn nấu canh, sau khi sôi, bỏ vào rễ tiêu, hầm với lửa nhỏ trong 1 giờ thì dùng. Công hiệu: giảm đau, trừ phong, khớp sẽ dễ cử động. Cháo Bo bo: Bo bo (Ý dĩ) và gạo tẻ, hai thứ với lượng bằng nhau. Bo bo tán nhuyễn, cùng gạo thêm nước vừa đủ nấu cháo. Công hiệu: thích hợp dùng cho người bệnh viêm khớp do phong thấp. Đu đủ nấu giò heo: Đu đủ 30 g, giò heo 1 cái, rượu đế 10 g, gừng 5 g, hành 10 g, bột nêm 3 g, nước cốt gà 3 g, mỡ gà 30 g. Đu đủ rửa sạch, xắt lát; giò heo cạo sạch lông, chặt ra 4 miếng; gừng xắt lát, hành cắt khúc. Đu đủ, giò heo, rượu, gừng, hành cùng cho vào nồi, thêm 2,5 lít nước, nấu với lửa lớn cho sôi, rồi dùng lửa nhỏ hầm trong 45 phút, bỏ bột nêm, nước cốt gà và mỡ gà thì hoàn tất. Món ăn công hiệu cho các chứng phong thấp, khớp khó cử động, phù chân...
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
me em bị bệnh khớp gối có lần nhồi xương nhỏ đau khụy xuống, Bi giờ phải ăn gì, làm gì để đỡ đi phần nào.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
me em bi te nhuc cac dau ngon tay co phai do an rau muon ma lam cho benh nang them hk
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Người bị đau khớp gối nên ăn những gì
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Tôi năm nay 59 tuổi tôi đau sau khớp gối và má bên trong của khớp,tôi đi khám siêu âm,đo loãng xương kết quả là thối hoá khớp gối,giãn tĩnh mach chân.kêt quả xương:( thieu xuong,nguy co gay xuong tang khoang 4 lan) bác sĩ cho toa uống thuốc 15 ngày,mấy ngày đầu uống thấy đỡ nhưng sau đó con đang uống thuốc vẫn đau lại mà chân bước đi nhấc lên thấy chân nặng.vậy tôi phải uống gì và ăn kiêng thứ gì xin cá bạ chỉ giup tôi với.thành thật cám ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Bác nên tái khám để bác sĩ tư vấn và điều chỉnh phù hợp. Chúc bác mau khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
benh dau khop goi kieng an gi
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Gửi hỏi đáp - bình luận