Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ.
Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
-
Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
-
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
-
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
-
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
-
Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
- Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
- Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
-
Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
-
Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
-
Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
-
Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
- Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
- Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
- Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
- Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những món ăn tốt cho não thai nhi bà bầu nên bổ sung
Các nghiên cứu cho thấy một số chất dinh dưỡng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, gan, các loại hạt và đậu nành cung cấp lợi ích lâu dài cho não thai nhi.
Cụ thể như choline là chất quan trọng đối với tất cả phụ nữ mang thai, đủ lượng choline khi mang thai và cho con bú là cần thiết cho phát triển não và chức năng bộ nhớ ở bé.
Choline còn cần thiết cho hoàn thiện dây thần kinh, tim mạch, chức năng não và sử chữa tế bào ở thai nhi. Dù cơ thể người mẹ chỉ cần một lượng nhỏ choline nhưng vẫn cần được lấy từ chế độ ăn uống hàng ngày.
|
Ít choline sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, các vấn đề về bộ nhớ, thần kinh – cơ mất cân bằng và trường hợp nặng, gây tổn thương gan cho mẹ (Ảnh minh họa)
|
Ít choline sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, các vấn đề về bộ nhớ, thần kinh – cơ mất cân bằng và trường hợp nặng, gây tổn thương gan cho mẹ.
Hàm lượng choline đủ cho phụ nữ mang thai ở mức 450-550 mg/ngày. Còn theo viện Linus Pauling (Linus Pauling Institute) hiện chưa đủ nghiên cứu cho thấy bao nhiêu gram choline mỗi ngày sẽ cho sức khỏe mẹ và bé tối ưu.
Thức ăn giàu choline
Để thêm choline vào chế độ dinh dưỡng của bạn, đừng quên ăn trứng (chính xác là lòng đỏ trứng), gan bò, mầm lúa mì, cá tuyết, rau mầm, súp lơ xanh, đậu phụ, tôm, cá hồi... Khoảng 30g gan bò cho bạn 418mg choline, trong khi hai quả trứng cung cấp khoảng 280mg choline.
Cuối cùng phải nhấn mạnh rằng: ăn uống cân bằng, đầy đủ các loại hoa quả, rau xanh, thịt cá, ngũ cốc... sẽ giúp người mẹ khỏe mạnh và cung cấp nền tảng vững chắc cho bào thai phát triển.
Những thực phẩm gì bà bầu nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu?
-
Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
-
Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
-
Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
-
Tránh ăn mặn khi mang thai
-
Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
-
Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
-
Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
-
Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
-
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
-
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
Nhiều phụ nữ phải thay đổi thói quen ăn uống kể từ khi có thai. Nhìn chung, phụ nữ biết rằng khi mang thai, rượu là đồ uống cần loại ra khỏi bàn và caffein cũng phải hạn chế. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm khác có thể gây hại cho mẹ và bào thai đang phát triển.
Tam cá nguyệt đầu tiên là 3 tháng đầu trong thai kỳ. Trong thời gian này, có nhiều thay đổi diễn ra trong thể chất người mẹ. Bào thai cũng có những biến đổi mạnh về não, tủy sống và các cơ quan khác. Chế độ ăn uống lành mạnh của người mẹ trong giai đoạn này vì thế vô cùng quan trọng.
Caffein và sảy thai
Cafe không cần phải tránh hoàn toàn khi bạn mang thai nhưng cần được hạn chế. Theo các bác sĩ sản khoa Mỹ, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít hơn 200mg caffein mỗi ngày. Điều này tương đương với 300-400ml cafe. Đừng để bị lừa với các loại thực phẩm có ghi chú “không chứa caffein” vì chúng vẫn có thể chứa một lượng nhỏ caffein (bao gồm trà cafe, chocolate, nước soda).
|
Nhiều phụ nữ có thể không biết họ đang mang thai nhất là trong giai đoạn đầu. Do đó, một chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể gây biến chứng khi mang thai. (Ảnh minh họa)
|
Trong khi mối liên quan giữa caffein và sảy thai còn chưa chắc chắn thì caffein có thể gây ra các vấn đề khác trong thai kỳ như mất nước và chóng mặt. Tiêu thụ quá nhiều caffein còn liên quan đến bé sơ sinh nhẹ cân và làm tăng nhịp tim thai.
Listeria
Lợi ích của việc thay đổi chế độ ăn uống sớm: Nhiều phụ nữ có thể không biết họ đang mang thai nhất là trong giai đoạn đầu. Do đó, một chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể gây biến chứng khi mang thai. Bởi vậy, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên thay đổi chế độ ăn của mình trước khi có ý định thụ thai.
Listeria thường hiện diện trong rau quả và thực phẩm chưa tiệt trùng, chẳng hạn như phomát mềm, thịt deli, hải sản chưa nấu chín, nước quả đóng hộp bị hỏng.
Để giảm nguy cơ nhiễm listeria, phụ nữ mang thai nên chọn loại phomát cứng hơn phomát mềm, loại bỏ sushi và chọn sữa hay nước quả có nguồn gốc và chất lượng tốt.
Ngoài ra, nên nấu chín lại những đồ ăn sẵn như xúc xích hoặc hấp chín lại đồ ăn khi chúng được bảo quản lạnh.
Cân nhắc với cá
Cá vừa có ưu điểm vừa có khuyết điểm cho phụ nữ mang thai. Ưu điểm bởi vì nó có chứa các loại dầu lành mạnh và là một nguồn protein nạc tối ưu. Khuyết điểm bởi vì nó có chứa thủy ngân, có thể có hại cho sự phát triển của bào thai.
Tuy nhiên, không phải tất cả cá có chứa cùng một lượng thủy ngân. Một số loại cá nên tránh hoàn toàn, bao gồm cá kiếm, cá thu và cá mập. Các loại cá khác nói chung là “ok” mặc dù số lượng cá nên ăn vừa phải. Các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên ăn khoảng 200-300g cá mỗi tuần (tương đương 2-3 bữa cá cũng như hải sản).
Theo Mẹ&bé
Những thực phẩm và đồ uống mà phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú dùng trong các kỳ nghỉ có thể rất nguy hiểm cho em bé.
Theo phòng thông tin y tế phụ nữ mang thai, dịch vụ thông tin về tác nhân gây quái thai tại California (Mỹ), rất nhiều thực phẩm và đồ uống được phục vụ trong kỳ nghỉ có thể gây ra các vấn đề với thai nhi.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà bà bầu hoặc bà mẹ cho con bú nên tránh.
Đồ uống
Những đồ uống phổ biến nhất được phục vụ trong những ngày lễ như rượu táo và rượu nóng đánh trứng (và các loại rượu mạnh khác) có thể nguy hiểm tới phụ nữ có thai bởi chúng chứa cồn.
Nhiều công thức làm rượu pân (dấm) cũng chứa thành phần rượu. Dùng rượu trong khi mang thai có thể làm chậm phát triển trí tuệ trẻ. "Bà bầu" hãy tránh uống một thức nào đó mà không chắc chắn về thành phần cồn có trong đó.
|
Pate có thể chứa vi khuẩn listeriosis gây hại cho bà bầu và thai nhi.
|
Đồ ăn nhẹ và món khai vị
Có những loại thực phẩm ít ai nghĩ sẽ gây hại, ví như một số loại phomát mềm: Panela, Cotija, Queso Fresco, Blue-Veined, Brie, feta và Camembert. Các bà bầu nên tránh xa những loại thực phẩm này, trừ khi nó được ghi ngoài nhãn “làm từ sữa tươi tiệt trùng.”
Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra listeriosis - một bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho các bé đang thời kỳ phát triển, làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng tử cung và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Món tráng miệng và đồ ngọt
Nhiều phụ nữ rất thích ăn ngọt, nhưng hãy dè chừng. Một số loại bánh kẹo có chứa caffeine. Nếu đang mang thai, các chuyên gia khuyên không nên sử dụng đồ ăn thức uống có chất caffeine. Nếu nghiện càphê, mỗi ngày hàm lượng chúng ta dùng cũng không nên quá 300mg caffeine.
Thịt và hải sản hun khói
Không chỉ các loại bơ, pho mát có thể chứa vi khuẩn listeriosis. Patê và thịt đông lạnh cũng có thể là nguyên nhân. Để thay thế những loại thực phẩm này, có thể chọn bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng hay pho mát tiệt trùng.
Các vi khuẩn Listeria monocytogenes cũng có thể cư trú trong nhiều loại hải sản hun khói như cá hồi, cá thịt trắng, cá ngừ, cá tuyết và cá thu. Nếu muốn ăn những món này thì nên hầm thật chín.
Phụ nữ có thai nên cân nhắc những loại thực phẩm an toàn dùng không quá 340g các loại cá ăn thịt lớn như cá ngừ, cá mập, cá thu hoàng hậu và cá lát.
Theo các chuyên gia, những loại cá có chứa methylmercury (thủy ngân) có thể gây dị tật bẩm sinh như bại não, chậm phát triển tâm thần và mù lòa.
|