Thiếu máu là do dinh dưỡng không đầy đủ (nhất là thiếu sắt) mất máu mãn tính hoặc do cơ thể suy nhược. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì y học cũng khuyến cáo người bệnh nên quan tâm đến nguyên tắc đầy đủ và cân đồi trong chế độ dinh dưỡng. Thói quen ăn uống khoa học cũng là một phần rất quan trọng để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu như ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng protein, vitamin, sắt. Căn cứ vào nguyên nhân thiếu máu của từng người để lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng. Dưới đây là một số nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu mà bạn nên tham khảo:
Bổ sung chất đạm, sắt: Khi bị bệnh thiếu máu, cơ thể cần bổ sung các axit amin. Các axit amin này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành…Bên cạnh đó, việc chế biến thức ăn cho người thiếu máu cũng cần phải phối hợp cân đối giữa thịt và các loại rau củ. Nên dùng những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và chất khoáng vi lượng trong gan gà, gan heo, bò, vịt, thận, tim, huyết của gà, vịt, heo; thịt nạc của bò, dê, gà, vịt, lòng đỏ trứng; hải sản như ngao, sò, hến, cá và các loại đậu. Phối hợp với các loại rau củ: Để cân bằng dinh dưỡng, những thực phẩm trên cần được phối hợp với các loại rau củ, trái cây như rau dền, củ cải, cà chua, rau cần, cải cúc, khoai tây, củ cải đỏ, khoai môn, bí đỏ, bí đao, dưa hấu và các loại nấm, rong biển.
Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin: Vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C trong rau cải, trái cây tươi. Nhưng cần lưu ý, thực phẩm chứa vitamin C cần sử dụng khi còn tươi, sống hoặc nấu vừa chín để không bị hao mất vitamin. Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Tập luyện thể thao thường xuyên: Những phương pháp luyện tập như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở là lựa chọn tốt nhất giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân. Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp do BS chuyên khoa chỉ định.
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người thiếu máu mà bạn nên tham khảo:1. Cá hồi: Cá hồi mang đến cho chúng ta rất nhiều món ăn ngon miệng như: salad cá hồi, cá hồi nướng, sushi cá hồi…Bên cạnh đó thì lượng dinh dưỡng mà cá hồi mang lại cũng không hề nhỏ. Cá hồi chứa nhiều axit béo không no DHA rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Nó có chứa nhiều loại vitamin như D, B12, A, B6 cùng các nguyên tốt như canxi, kali, photpho, kẽm…Đối với các bệnh nhân bị thiếu máu thì đây là một trong những thực phẩm không nên bỏ qua bởi vì trong cá hồi có chứa tới 0,7% nguyên tố sắt, là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho người thiếu máu.
2. Thịt bò: Thịt bò là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển cơ thể. Thịt bò được coi như là một siêu thực phẩm dành cho người bị thiếu máu. Ngoài lượng chất đạm cao, thịt bò còn cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Chất sắt có trong thịt bò giúp phục hồi nhanh các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể. Thịt bò có rất nhiều dưỡng chất, trong 100 gam thịt bò có 28 gam protein cùng nhiều vitamin nhóm B như B12, B6, khoáng chất cacnitin, kali, kẽm, magie và giàu chất sắt. Cùng một khối lượng nhưng thịt bò sẽ cung cấp cho cơ thể con người 280 Kcal năng lượng, gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt khác. Trong 85mg thịt bò cung cấp 2,1mg sắt. Vì vậy, có thể nói, thịt bò cũng là nguồn cung cấp chất sắt phong phú, giúp cải thiện lượng hemoglobin cho cơ thể. Bạn nên bổ sung thường xuyên thịt bò vào thực đơn bữa ăn hàng ngày của gia đình, đặc biệt là thực đơn dành cho những bệnh nhân bị thiếu máu, đau đầu chóng mặt. Nếu chọn thịt bò, bạn nên chọn thăn bò vì nó còn chứa ít chất béo nhất, giúp bạn tránh tăng cân. Không chỉ tốt cho người thiếu máu não, thịt bò, nhất là bắp bò rất giàu axit ammoniac, cao hơn cả so với bất kì loại thực phẩm nào khác, có tác dụng làm tăng cơ bắp, đặc biệt tốt cho người tập thể hình.
3. Trứng: Khi nói đến thực phẩm điều trị bệnh thiếu máu tự nhiên, bạn không nên quên về trứng. Lòng đỏ trứng gà rất giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, phopho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Đây là các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để dễ dàng tái tạo lai lượng máu mà bạn đang thiếu hụt. Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động không tốt, hãy ăn trứng luộc vào buổi sáng để cải thiện tình hình.
4. Lương thực khô: Do có hàm lượng chất sắt cao nên các loại lương thực thô cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc chữa bệnh thiếu máu. Những loại lương thực thô có chứa nhiều chất sắt bao gồm bột yến mạch, nui, bột mì và hạt kê. Chúng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống nhằm tăng cường thêm lượng máu cho cơ thể. Lương thực thô còn là một nguồn cung cấp carbohydrate khá tốt. Tuy nhiên, để không bị tăng cân do mức năng lượng dồi dào mà các loại lương thực thô mang lại, bạn có thể chế biến chúng thành các món ăn sáng dùng kèm với sữa ít béo.
5. Hải sản: Theo BS. Tô Quang Trung, hải sản vốn dồi dào chất sắt nên thường được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu.
Chị em có biết rằng trong 100g ngao có tới 23mg sắt. Do đó, ngao được chế biến chin thành soup ngao, ngao hấp, ngao xào sả ớt…là những món ăn an toàn và bổ dưỡng cho cơ thể. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, hàu có thể cung cấp 30% chất sắt cơ thể cần chỉ trong 85g. Bên cạnh đó, thịt hàu còn rất giàu acid amin, giúp chống lại mệt mỏi và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý, người tì vị yếu, khó tiêu, bị tiêu chảy, người bị đau dạ dày, viêm ruột không được ăn hàu sống. Tôt nhất là nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng lượng kẽm dồi dào trong hàu có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm tê liệt cadmium, một tác nhân nguy hiểm gây ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
6. Rau củ: Rau củ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dao. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Sự hiện diện của chất sắt giúp rau xanh trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu. Một số loại rau tốt cho máu bạn có thể tham khảo như: rau chân vịt, củ cải đường, cà rốt, bí ngô, khoai tây.
7. Trái cây: Nhóm trái cây có họ cam quit như cam, chanh, bưởi, quit…chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe…sẽ giúp ích raatsnhieeuf cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Dưới đây là một số loại trái cây tốt cho người thiếu máu mà bạn nên tham khảo: nho, táo, dưa hấu, dâu tây và quả mâm xôi, quả mận.
8. Mật ong: Mật ong giúp ích rất hiệu quả cho việc tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.
Sữa ong chúa thật sự là chất tạo máu. Từ nhiều thập niên qua, các nhà khoa học đều nhìn nhận rằng hồng huyết cầu trong máu tăng lên một cách rõ rệt khi dùng sữa ong chúa. Điều này hiển nhiên vì ngoài chất sắt cần thiết để tạo hồng cầu, sữa ong chúa còn chứa nhiều protein dưới dạng amino acid, khoáng chất, sinh tố, kích thích tố. Các chất này góp phần tích cực trong việc tái tạo máu (vì thiếu máu tức là hàng tỉ tế bào máu bị mất đi do một nguyên nhân nào đó), làm cơ thể trở lại bình thường một cách nhanh chóng.
9. Mía: Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm, canxi, phốt pho, mangan …trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất, lên đến 9mg cho mỗi kg mía
Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
10. Cháo yến mạch: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong cơ thể. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Lựa chọn điều trị, phòng ngừa thiếu máu bằng thực phẩm tự nhiên là biện pháp đơn giản và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các phương pháp tập luyện như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên chú ý hơn đến việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, nghỉ ngơi đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Sưu tầm