Em bé mấy tháng ăn sữa chua và những lưu ý khi cho bé ăn sữa chua
Hãy Cho bé dùng những thực phẩm sau đây khi bắt đầu chập chững
Sữa bò, trái câylnước ép thuộc họ cam quýt, lòng trắng trứng nấu chín, mật ong không nấu, cà chua/nước ép cà chua, dâu, việt quất và trái mọngkhác (không để nguyên, xắt thành miếng nhỏ).
Bây giờ con bạn đã một tuổi và chính thức bước vào độ tuổi chập chững đến khi lên ba. Trẻ chập chững luôn tò mò và liên quan đến mọi thứ. Chúng khám phá ra sự độc lập và muốn làm theo ý mình. Nếu không đáp ứng được điều chúng muốn thì bạn hãy coi chừng đấy! Người ta cho rằng chính trẻ chập chững dã nghĩ ra từ "không" vì bạn sẽ khó tìm thấy được sự thỏa hiệp với chúng về bất cứ điều gì.
Trẻ ở độ tuổi này không ngừng kiểm tra mức chịu đựng của bạn và giờ ăn cũng không ngoại lệ. Chắc chắn bạn sẽ nhận được vô số lời cự tuyệt. Trong giờ ăn, bạn không bao giờ biết được khi nào chúng sẽ từ chối một món ăn, thậm chí đó là món mà trước đó chúng rất thích. Vì thế chuyện con bạn cố chấp từ chối món ăn yêu thích lúc bé là hoàn toàn bình thường. Khi con tôi khoảng 16 tháng, bé không ăn Cháo Siêu Hạng đơn điệu nữa, do đó tôi phải thêm vài viên rau vào và nó đã có hiệu quả. Vì thế, bạn hãy cố đừng buồn hay bực tức với mọi sự cự tuyệt của bé. Hãy tiếp tục làm giờ ăn luôn thoải mái và dễ chịu.
Lúc này, con bạn có thể ăn bất cứ món gì bạn làm ngoại trừ những món dễ gây nghẹn như đã đề cập trước đó. Ngoài ra, dĩ nhiên bạn cũng không thể cho bé ăn món mặn, cay, ngọt hay có quá nhiều bơ. Hãy tiếp tục áp dụng Luật Chờ 4 Ngày. Nếu muốn, bạn có thể cho bé ăn lạc khi được 3 tuổi và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.
Năm quyết định sở thích ăn uống sau này
Năm thứ hai của con bạn (từ 1-2 tuổi) là khoảng thời gian quan trọng NHẤT để hình thành sở thích ăn uống của bé. Cái gì bé được tập ưa thích bây giờ thì nó sẽ theo bé suất cuộc đời còn lại. Vì thế bạn phải nhớ điều này khi bạn được khuyến khích cho bé dùng những món ăn vặt. Không bao giờ dùng thức ăn làm quà, thậm chí là món bổ dưỡng; thay vì thế, bạn hãy dùng nụ cười, cái ôm và nụ hôn thật kêu để khen thưởng bé. Cũng không nên thỏa hiệp để bé ăn rau như "con sẽ được ăn bánh quy nếu ăn hết chỗ bông cải xanh này!" Điều đó sẽ khiến con bạn hiểu là "Bánh quy ngon hơn bông cải xajth và những đứa trẻ ngoan phải ăn bánh quy".
Làm cách nào để bé chỉ ăn những món tốt? Điều quan trọng là bạn không nên để thức ăn vặt trong nhà, hãy giấu nó đi và không bao giờ để bé trông thấy bạn hay bất cứ người nào ăn chúng.
Mách bạn. Nếu con bạn từ chối không ăn món tốt cho sức khoẻ, hãy để khoảng thời gian vừa đủ dài để bé thấy đói và muốn có bữa ăn nhẹ/ăn chính kế tiếp. Khi đó, bé sẽ ít để ý đến thức ăn hơn.
Sau sinh nhật lần thứ hai, bé sẽ không còn muốn thử món mới như suốt hai năm đầu tiên. Để khuyến khích bé, bạn có thể cho lượng thức ăn NHỏ được trình bày đẹp mắt trong đĩa của bé. Nên nhớ là một đĩa quá đầy thức ăn sẽ khiến bé ngán ngẩm.
Hãy xắt thức ăn của bé thành những miếng nhỏ dễ ăn. Nếu dược, bạn nên làm thức ăn bổ dưỡng trông vui mắt với các ý tưởng trang trí trong sách này.
Khi cho con bạn dùng món mới hay món bé không thích, hãy làm bé xao lãng bằng cách trò chuyện về những điều yêu thích, như cầu tuột ở sân chơi hay nhân vật truyền hình bé hâm mộ.
Bạn nên cho bé quyền lựa chọn thức ăn càng nhiều càng tết. Tuy nhiên, không nên dùng câu hỏi mở như "Con thích ăn gì buổi trưa?". Hãy hạn chế phạm vi chọn lựa nhưng vẫn để bé quyết định bằng câu hỏi nhiều chọn lựa như: "Con thích ăn táo hay lê để tráng miệng?"
Hãy cho bé dùng kèm món quen thuộc hay ưa thích với món mới.
Nếu được tham gia chuẩn bị thức ăn thì rất có thể con bạn sẽ ăn món đó. Vì thế, bạn hãy để bé đổ tách bột vào tô, xé rau diếp và lau bàn nhà bếp. Mặc dù khi có sự giúp đỡ của bé, thời gian chuẩn bị sẽ tăng gấp 3 lần nhưng nó thật sự rất vui! Nên nhớ cẩn thận với dao và các dụng cụ sắc nhọn khác cũng như những đề phòng an toàn để bé không bị phỏng.
Bạn nên kiên trì cho bé dùng thức ăn mới, đừng khó chịu khi bé từ chối. Hãy làm giờ ăn thoải mái và không nên đánh hay la mắng bé.
Kĩ năng ăn
Hãy đọc lại chương Giờ Ăn và Sự Phát Triển Của Con Bạn. Nó để cập đến kĩ năng ăn mà bé sẽ có được trong suất những năm chập chững.
Trong khi ăn, hãy để con bạn tập trung vào nó. Thay vì dùng tivi hay trò giải trí khác làm bé xao lãng, bạn nên dùng giờ ăn để chơi với bé. Chắc chắn bạn sẽ hiểu ý tôi nếu đã từng cố gắng đút con bạn ăn kiwi trong khi để bé chạy quanh phòng với chương trình Barney trên ti vỉ, bạn sẽ mất thời gian gấp 4 lần để hoàn thành bữa ăn
LƯU Ý. Không nên để con bạn một mình trong khi ăn. Luôn xem chừng cẩn thận để bé không bị nghẹn.
Bao tử của trẻ chập chững vẫn nhỏ
Ở độ tuổi này, con bạn vẫn dùng lượng thức ăn nhỏ nhưng thường xuyên suốt ngày, có thể là 3 bữa nhỏ và ít nhất là 2 bữa ăn nhẹ một ngày. Món snack Siêu Hạng tiếp tục chiếm phần lớn trong chế độ ăn đến khi bé được 4-5 tuổi. Mặc dù trẻ hai tuổi trung bình sẽ ăn 5 lần một ngày (3 bữa chính, 2 bữa ăn nhẹ) nhưng một số trẻ có thể chỉ ăn 3 lần trong khi số khác lại ăn đến 14 lần một ngày! (Khi bạn cảm thấy tất cả những gì mình làm là cho ăn và dọn dẹp sau bữa ăn của trẻ, bạn sẽ hiểu được cha mẹ của những đứa trẻ!)
Sự thèm ăn của trẻ sẽ giảm khi một tuổi
Tốc độ phát triển của con bạn sẽ chậm lại khi một tuổi. Mặc dù trọng lượng bây giờ gấp ba lần so với năm đầu tiên nhưng bé sẽ chỉ tăng khoảng từ 1 đến 3kg trong suất năm thứ hai. Trọng lượng tăng ít trong suất độ tuổi chập chững sẽ tạo ra thay đổi ở cơ và hình đáng cơ thể làm con bạn trông giống đứa trẻ hơn là em bé. Vì bé ăn ít hơn nên việc tính toán dinh dưỡng trong mỗi món bé ăn là rất quan trọng. Hãy nhớ: Không bao giờ ép bé ăn vì nó có thể gây ra những vấn đề ăn uống trong suất cuộc đời của bé.
672g sữa mỗi ngày
Xương của bé sẽ dài hơn và đặc hơn do canxi và Phốt-pho lắng lại bên trong. Để bảo đảm quá trình khoáng hóa này ở xương, chế độ ăn của con bạn nhất thiết phải đầy đủ chất khoáng. Hàng ngày bé phải tiếp tục ăn hoặc uống 672g hay 3 tách sữa, Yaourt cũng như thực phẩm chứa đạm và giàu canxi. Tuy nhiên, vài chuyên gia cho rằng 2 tách một ngày đã đủ (Hãy tham kháo nguồn canxi và đạm ở phần dinh dưỡng trong sách này).
Sữa nguyên chất hay ít béo
Bây giờ con bạn đã bước vào độ tuổi chập chững, bé có thể bắt đầu uống sữa bò, trừ khi dị ứng với sữa. Có thể một số chuyên gia khuyên bạn tiếp tục cho bé dùng sán phẩm từ sữa nguyên thất và không dùng sữa ít béo hay không kem đến khi 2 tuổi. Trong khi những người khác cho rằng 3 tuổi là thích hợp nhất. Nếu quan tâm đến trọng lượng hay mức cholesterol của bé, bạn có thể đổi sang sữa ít béo khi bé một tuổi nhưng phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước. Nói chung, bạn không nên quá hạn chế sự hấp thụ chất béo và cholesterol của bé. Hãy đọc lại phần Không Dùng Sữa Bò Đến Khi một tuổi.
LƯU Ý. Bạn phải bảo đảm là được sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa trước khi cho con bạn dùng sữa bán sẵn trên thị trường, thậm chí là khi bé lớn hơn, vì một số loại chứa quá nhiều đạm và không đủ chất béo.
Chất sắt vẫn quan trọng
Thực tế, uống quá nhiều sữa vẫn không tết cho con bạn nếu nó thay thế thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là loại giàu chất sắt. Sắt vẫn tiếp tục là chất dinh dưỡng quan trọng trong suất thời gian chập chững và sữa không phải là nguồn thích hợp cung cấp chất sắt. Bệnh thiếu máu do sữa xảy ra khi trong chế độ ăn của trẻ quá nhiều sữa thay thế thực phẩm giàu sắt. Do đó, bạn cần phải cân bằng chế độ ăn của con bạn sao cho bao gồm tất cảnhóm thực phẩm, chứ không chỉ riêng nhóm sữa để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần.
Trẻ chập chững dễ bị thiếu sắt do thường ngưng dùng sữa bột và ngũ cốc có bổ sung sắt khi được một tuổi, trong khi đó sự bổ sung sắt phải được tiếp tục đến khi bé ít nhất là 18 tháng. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa xem bé nên tiếp tục được bổ sung sắt đến độ tuổi nào.
Khẩu phần ăn đối với trẻ chập chững
Nguyên tắc cơ bản khi chia khẩu phần của con bạn ở độ tuổi này là 1-2 muỗng canh thức ăn tương đương với mỗi năm tuổi. Khẩu phần đối với trẻ hai tuổi là 2-4 muỗng canh, trẻ 3 tuổi là 3-6 muỗng canh, trẻ 1 1/2 tuổi phải có khẩu phần 1 1/2-3 muỗng canh... Nếu không thể ước lượng bằng muỗng canh, bạn có thể cho bé dùng khoảng 1/4-1/2 khẩu phần người lớn. Khẩu phần Cháo Siêu Hạng nấu chín đối với trẻ chập chững phải từ 3/4-1 tách, tương đương với 3-4 muỗng canh ngũ cốc và quả đậu khô, xay bột, chưa nấu.
Trẻ chập chững và chế độ ăn cân bằng tuyệt đối - thực tế hay tưởng tượng?
Ở độ tuổi này việc trẻ từ chối không ăn là hoàn toàn bình thường. Có ngày bé từ chối mọi thức ăn ngoại trừ một món và tuần tiếp theo, bé lại ăn món khác. Gần như không bao giờ bọn trẻ nhà tôi từ chối món Cháo Siêu Hạng và thực tế chúng vẫn luôn thích món này. Có thể tôi may mắn nhưng tôi nghĩ bí quyết đó là ngay từ đầu tôi đã cho chúng ăn Thực Phẩm Siêu Hạng dành Cho Trẻ và vẫn giữ thói quen ấy đến khi chúng lớn. Đó thật sự là hạnh phúc đối với bậc cha mẹ như chúng ta khi bọn trẻ không quan tâm đến món ăn vặt! Bạn phải biết rằng trẻ không nhất thiết phải ăn thật nhiều mới có thể khoẻ mạnh.
Chế độ ăn hàng ngày tối thiểu đối với trẻ chập chững của BácSĩ Brazelton
1 bánh sữa (448g, 2 tách, 4 phần 112g hay 4 phần 1/2 tách) hay lượngtương đương trong phô mai, Yaourt hay kem.
56g đạm có chứa sắt (thịt hay trứng) hay ngũ cốc có bổ sung chất sắt.
28g nước ép cam hay trái cây tươi.
1 chất đa vitamin rưới lên rau chưa ăn.
Theo chế độ ăn hàng ngày tối thiểu của bác sĩ chuyên khoa thì món Cháo siêu hạng cho bữa chính của chế độ ăn siêu hạng dành cho Trẻ cộng thêm 2 tách sữa dường như đã đáp ứng được nhu cầu ăn hàng ngày của trẻ chập chững.
Mách bạn. Súp là món ăn nhanh chóng, đơn gián và tiện lợi đối với trẻ chập chững. Tuy nhiên, dù bé đã ăn được thức ăn đặc bằng muỗng nhưng súp lỏng vẫn là một vấn đề. Hãy thử cách này: Dùng rây lọc những phần
đặc của súp và cho vào chén. Sau đó cho bé ăn bàng nĩa hay muỗng. Phần súp lỏng có thể đổ vào tách cho bé uống.
Những tật kì lạ của trẻ chập chững
Nhiều đứa trẻ không thích thức ăn của chúng chạm vào nhau. Nếu con bạn cũng như vậy thì bạn có thể giúp bé bằng cách sắp xếp thức ăn tách rời nhau trên đĩa.
Trẻ chập chững có thể ngậm thức ăn trong miệng đến vài giờ.
Có thể chúng chỉ muốn ăn một món duy nhất liên tục trong vài ngày hay vài tuần nhưng sau đó đột ngột không chịu ăn trong tháng tiếp theo.
Trẻ có thể thất vọng nếu bạn dọn thức ăn không giống cách chúng muốn hay trông chờ. Ví dụ, bé có thể không vui khi bạn cắt bánh mì thành hình vuông thay vì hình tam giác. Cách khác: có thể kêu ca dữ dội nếu bạn cho bé uống nước ép bằng ly hình Barney mà không phải hình Winnie the Pooh. Có một ngày con tôi đã giận dỗi khi tôi đặt muỗng trong chén thay vì đưa bé, vì thế mà từ đó về sau tôi luôn hỏi bé muốn để muỗng ở đâu. Quả thật cha mẹ như chúng ta phải rất thận trọng đối với bọn trẻ ở độ tuổi này.
Khi bước vào tuổi chập chững, trẻ rất năng động và luôn cần hoạt động. Do đó, sau khi con bạn ăn xong, đừng ép bé ngồi tại bàn nghe người lớn trò chuyện nếu bé không muốn.
Qui tắc trong nhà
Bạn hoàn toàn có thể thiết lập và duy trì một số quy tắc đối với trẻ chập chững. Đó có thể là:
Không ném thức ăn
Không ăn hay uống khi không ở tại bàn/ghế ăn
Không phun thức ăn
Khi con bạn bắt đầu có hành vi quấy rầy bạn với mục đích khiêu khích hơn là thực tập sự phát triển kĩ năng, thì đó là lúc bạn phải ra lệnh và cho bé thấy bạn là chủ. Bọn trẻ cần có kỉ luật và nếu bạn không quản lý thì nó sẽ không thể vững chắc được. Vì thế, hãy cho bé thấy là bạn nghiêm túc bằng cách cất thức ăn đi ngay khi quy tắc bị phá vỡ. Hãy kiên quyết nhưng không giận dữ với bé. Bạn thật sự có thể yêu và chăm sóc bé khi rèn luyện bé bằng kỉ luật.
Trẻ học theo gương
Cách tất nhất để dạy con bạn là nêu gương tốt. Bạn không nên la hét hay cằn nhằn bé vì nó hoàn toàn không hiệu quả. Trẻ thường bắt chước người lớn, vì vậy bạn hãy có hành vi theo cách bạn muốn bé như thế. Câu nói "làm theo điều tôi nói, không phải điều tôi làm" ngày nay không còn tác dụng nữa và thực tế là nó không bao giờ hiệu quả cả. Nếu bạn rửa tay trước khi ăn, bé sẽ làm theo. Nếu bạn nói "làm ơn" và "cám ơn" thì bé cũng lặp lại y như thế.