Cho con bú

Bầu vù người mẹ nào cũng có khả năng nuôi dưỡng một em bé. Người ta cần suy xét về bất cứ lý do nào viện dẫn ra để từ chối việc cho con bú vì chắc hẳn là có những nguyên do sâu xa hơn để không muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Một số phụ nữ cho là việc cho con bú không thích hợp với tính cách gợi tình của bầu vú, tuy nhiên đa số phụ nữ lấy làm thích thú khi biết rằng mình không những cung cấp nguồn sữa để nuôi dưỡng con mà còn cả sự gần gũi mà các bé cần đến.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là một việc làm hoàn toàn tự nhiên, và có rất ít vấn đề trục trặc, nếu có, mà một người mẹ phải trải qua. Tuy nhiên, bạn phải ý thức là có thể có những vấn đề rắc rối.

TỨC SỮA

Trong ba ngày đầu sau khi sinh, hai bầu vú chưa sản xuất ra sữa, mà ra một dịch màu vàng nhạt người ta gọi là sữa non (clostrum). Đây là một thức ăn hoàn hoản cho những ngày đầu đời của bé. Sữa non có chứa những kháng thể của bạn. Những kháng thể này rất quý giá đối với bé, nó giúp bé có sức đề kháng để tự bảo vệ chống lại bệnh tật. Sữa non cũng còn hàm chứa một chất nhuận trường tự nhiên khiến cho ruột của em bé hoạt động được tốt. Sau khoảng ba ngày, sữa non được thay thế bằng sữa mẹ thuần túy.

Thường vào ngày thứ ba hay thứ tư thì sữa “lên”. Đây cũng là lúc khối máu cung cấp cho hai bầu vú gia tăng và việc khởi đầu của tiến trình tiết sữa khiến cho hai vú trở nên căng, cứng và đau. Hai núm vú trải bẹt ra và thụt vào trong quầng vú. (Cũng vào lúc này, nhiều phụ nữ trải qua một cảm tưởng buồn rầu và xuống tinh thần gọi là giai đoạn trầm cảm sau sinh)

Tôi phải làm gì?

Tình trạng tức sữa trở nên tệ hơn nếu em bé không thể ngậm được núm vú và bú cho cạn sữa hoàn toàn vào mỗi cữ bú. Nếu bạn cho em bé bù theo yêu cầu, nguyên tắc tương ứng giữa cung và cầu sẽ giải quyết vấn đề này trong vòn hai hay ba ngày. Trong khi chờ đợi, bạn hãy nặn một chút sữa trước mỗi cữ bú sao cho quầng vú mềm ra và dễ đưa vào miệng em bé hơn, và bạn hãy cẩn thận kiểm tra là hai bên vú được rú cạn sữa sau mỗi cữ bú. Đắp gạc nóng và lạnh lên vú làm cho bầu vú bớt căng và bớt đau. Cách dễ nhất để làm cho bớt tức sữa là ngậm hai vú vào nước nóng ấm và đắp khăn mặt (nóng) lên vú. Nếu sữa không rỉ ra một cách tự nhiên sau vài phút, bạn hãy dùng ngón tay ấn nhẹ lên vùng quầng vú.

PHẢN XẠ XUỐNG SỮA

Trong khi sữa mẹ được tiết ra trong bầu vú, sữa chỉ chảy ra khỏi đầu vú khi có được một kích thích nào đó (gọi là phản xạ “xuống sữa”). Nguồn kích thích có thể là bất cứ cái gì từ việc bạn nghĩ đến cữ bú của bé, đến việc bạn nghe thấy tiếng khóc đòi bú, đến cảm giác ấm áp khi ẵm bế và miệng bé mút khi bú. Phản xạ này được điều khiển bởi tuyến yên, là nơi nhận các tín hiệu và phóng thích một hormone có tên là oxytocin. Vì sữa đã có sẵn trong các tác bào sản xuất ra sữa của bầu vù, chất oxitocin khiến cho các cơ bao quanh các tế bào này co thắt lại và sữa được dốc từ các tuyến sữa vào các thể chứa sữa phía sau núm vú.

Việc gì xảy ra nếu không có phản xạ xuống sữa?

Người ta có thể cảm nhận phản xạ xuống sữa như một cảm giác nhoi nhói trong bầu vú. Có thể mất tới hai phút phản xạ mới chuyển động nên điều quan trọng là em bé vẫn tiếp tục bú. Trong những trường hợp hiếm gặp, có thể không có oxytocin xuất ra (từ tuyến yên). Dùng bình xịt oxytocin vào mũi có thể điều chỉnh vấn đề trục trặc này. Người ta đã nhận thấy rằng nếu cho em bé bú ngay sau khi sanh thì đó là cách tốt đẹp nhất để khởi động phản xạ xuống sữa.

Một số phụ nữ cứ thắc mắc không chắc là mình có đủ khả năng tiết ra đủ lượng sữa hay đúng loại sữa cho bé không. Điều đó là chuyện vô lý, mọi phụ nữ ai ai cũng có khả năng về thể chất để sản xuất ra đúng loại sữa mà bé cần tới và đủ để nuôi dưỡng bé (dù trai hay gái). Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng hay buồn rầu, phản xạ xuống sữa có thể bị ức chế. Tình trạng này tạo ra một vòng luẩn quẩn vì các tuyến tiết sữa không được kích thích để tiết ra nhiều sữa hơn và bé sẽ đói và bú một các khổ sở.

Một lý do trục trặc khác nữa là khi bé ngái ngủ, có thể là do bạn đã có dùng thuốc (chống đau) trong lúc chuyển dạ. Trong trường hợp bé không mút khỏe, hai bầu vú sữ không được rút cạn sữa vào mỗi cữ bú và sữa sẽ không bao giờ được tiết ra đủ để thỏa mãn bé.

Có thể là bé không ngậm đầu vú đúng cách: quầng vú phải vào sâu trong miệng bé, chứ không phải chỉ có núm vú thôi.

Tôi phải làm gì?

Bạn phải có một tâm trạng tích cực về việc cho con bú và chớ có để bị ngăn cản bởi những chuyện mê tín của các cục già, hay bởi nhân viên bệnh viện bận rộn không để bạn cho em bé bú hết cữ, mà đâm ra nghi ngờ về khả năng cho bú của mình. Bạn cࡀĀĀ쿏㣰 rãi mà tiến hình việc cho con bú. Bạn nên cố gắng tìm hiểu bé và làm quen với các dấu hiệu để biết được bé ưa thích những gì. Bạn chớ để cho một kinh nghiệm không may làm bạn chán nản, cứ cương quyết lên và tiếp tục.

Trong trường hợp các sự việc có vẻ diễn tiến tốt đẹp, bạn hãy cho bé bú theo yêu cầu để tích lũy nguồn sữa cung cấp và hãy cố gắng thư giãn. Bạn đừng để các bà mẹ khác trong phòng và vẻ thản nhiên của họ khiến bạn bối rối. Rồi bạn sẽ cảm thấy sung sướng hơn khi bạn trở về nhà. Nếu người thân và bạn bè gây áp lực trên bạn, bạn hãy tỏ ra cương quyết. Bạn hãy yêu cầu mọi người tránh xa khi bạn đang cho bú.

NỨT ĐẦU VÚ

Nếu bạn cảm thấy ở núm vú khi bé đang bú, có thể là bạn bị nứt nẻ da đầu vú. Triệu chứng này thường là do bé không ngậm đầu vú đúng cách hoặc vì da xung quanh núm vú quá ẩm ướt. Bạn có thể cảm thấy không tài nào tiếp tục cho bú được bên đầu vú bị nứt nẻ

Tôi phải làm gì?

Bạn hãy ngưng cho bú ngay và nặn sữa từ bên vú đau ra cho đến khi da lành hẳn. Trong tình huống đó, tốt nhất là nặn sữa ra và đút cho em bé bằng muỗng. Vết nứt nẻ sẽ lành da trong vòng hai ngày. Dần dần cho bé bú khởi đầu trở lại bên núm vú bị đau. Bạn có thể sử dụng một cái khiên che núm vú, dụng cụ này được đặt lên núm vú bị đau và em bé nút lên núm vú của cái khiên

ÁP- XE VÚ

Nếu bạn để ý thấy có một cục u trong bầu vú, đó có thể là do một ống dẫn sữa bị tắc, chỗ này mà bị nhiễm trùng thì sẽ có thể sinh ra áp-xe vú. Bạn hãy nhẹ nhàng thoa nắn khối u để loại trừ nó đi. Bạn hãy cho bé bú để dẫn lưu chỗ tắc nghẽn. Bạn hãy đổi sang đeo một cái xu-chiêng nới lỏng hơn nếu đó là nguyên nhân sự trục trặc. Bạn sẽ biết có nhiễm trùng nếu bạn không thể nào xoa nắn cho tan được cục u hoặc khi cục u trở nên mưng đỏ, sưng lên, bạn bị sốt và cảm thấy như thể mình bị cúm vậy.

Tôi phải làm gì?

Bạn đừng cho bé bú nữa và hãy đi bác sĩ ngay lập tức. Việc phát sinh ra một áp-xe vú chẳng phải là một tai họa gì. Áp-xe vú thì đau và cản trở việc cho con bú, nên bạn phải sớm đi chữa trị. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh và cho đắp gạc nóng và lạnh để làm giảm đau, tuy nhiên nếu các biện pháp này không thành công hoàn toàn, có lẽ bác sĩ phải dẫn lưu khối áp xe bằng phẫu thuật

CÁCH CHĂM SÓC VÚ

Bạn phải rất cẩn thận với hai bầu vú và núm vú của mình trong vài ngày đầu bởi lẽ bầu vú và núm vú mềm mại và cần có thời gian để trở nên dầy dạn. Thoạt tiên, cứ cho bú mỗi bên vú hai phút là đủ để cho con bạn một cữ bú lắm rồi. Bạn có thể tăng dần lên đến 10 phút mỗi bên vào ngày thứ năm.

- Hãy chỉ rửa hai bầu vú của bạn với nước mà thôi; không nên sử dụng xà –bông vì xà –bông có thể khiến da bị khử mỡ và sinh ra chứng nứt nẻ lẽ ra có thể tránh được.

- Luôn luôn nâng niu hai bầu vú của bạn một cách thận trọng, không bao giờ mạnh tay. Chớ bao giờ chà khô hai bầu vú, chẳng hạn, mà vỗ nhẹ thôi

- Hãy hong hai núm vú của bạn ra ngoài không khí trong một thời gian ngắn để đề phòng bị đau và da bị sũng nước do tiếp xúc với một cái xu-chiêng hay tấm lót ẩm ướt. Năng thay lót vú mới để thấm mọi giọt sữa rỉ ra.

- Bạn có thể tránh khỏi bị nứt nẻ núm vú nếu bạn thoa một chút lanolin dầu ôliu hay dầu đậu phộng khi nào bạnnhớ tới và điều chắc chắn là sau khi cho con bú.

- Nếu bắt đầu thấy đau bên bú nào là bạn nên cho bên đó nghỉ ngơi một hai ngày. Thay vào đó, bạn nên nặn lấy sữa

- Vào cuối mỗi cứ bú, bạn đừng ngưng động tác nút núm vú bằng cách kéo (đầu vú) ra. Bạn hãy luồn ngón tay út vào miệng em bé, rồi sau đó khiến em bé nhả vú ra bằng cách ấn cằm bé xuống

- Bạn nên đeo loại xu chiêng nào dành cho bà mẹ tốt nhất có thể có được. Bạn nên đeo xu chiêng này cả ngày lẫn đêm trong ba tháng đầu.

(St)