Cho trẻ ăn dặm khi nào đúng thời điểm. Tại mỗi thời điểm, thực đơn ăn dặm của bé như thế nào hợp lý. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho mẹ trẻ.
Thời điểm bé ăn dặm:
Sau 4-6 tháng tuổi trẻ có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
tăng lên vì trẻ lớn lên không ngừng, sữa không cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cho bé nên cần phải cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác.
Các
chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi chỉ dựa vào chế độ ăn lỏng (sữa) là
năng lượng, chất đạm (protein), sắt và kẽm, đưa đến hậu quả là trẻ chậm
tăng trưởng, dễ bị thiếu máu, biếng ăn và các rối loạn khác.
Từ
năm 2003, theo Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, thời điểm cho trẻ ăn dặm
nên bắt đầu khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Do trẻ dưới 6 tháng tuổi thì
chức năng thận và ruột chưa hoàn thiện và việc cho ăn dặm sớm có thể làm
tăng nguy cơ dị ứng như chàm da hoặc suyễn.
Một số nghiên cứu cho thấy hệ tiêu hóa và một số men tiêu hóa ở trẻ chỉ hoàn thiện khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
Tuy
nhiên, mỗi trẻ có mức độ phát triển, trưởng thành và nhu cầu về năng
lượng khác nhau, cũng như mức độ tăng cân của trẻ trong 4 tháng đầu khác
nhau, nên việc cho trẻ ăn dặm có thể bắt đầu khác nhau.
Theo ThS.
BS. Hoàng Thị Tín, khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 1 (TPHCM), trong vòng 6
tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Sữa
mẹ dễ tiêu hóa, có đầy đủ các yếu tố bảo vệ giúp bé chống đỡ lại bệnh
tật và giúp bé phát triển tốt về mặt trí tuệ.
Nếu mẹ đủ sữa, bé
tăng cân tốt (500– 600 g/tháng) và mẹ có điều kiện thì cho bé bú hoàn
toàn trong 6 tháng đầu và chỉ cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6
tháng tuổi.
Chỉ cho bé ăn dặm từ 4 - 6 tháng tuổi khi: Mẹ phải đi
làm sớm, không có điều kiện cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; bé
được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không tăng cân tốt, trẻ bị
đói sau khi cho bú, nhưng từ chối sữa; trẻ thức dậy nhiều lần vào ban
đêm và đòi bú, thời gian giữa các cữ bú ngắn dần.
BS Tín cũng lưu
ý, nếu trong gia đình có người bị dị ứng, khi cho trẻ ăn dặm trước 6
tháng tuổi không nên cho những thức ăn có chứa gluten (có trong bột mỳ,
lúa mạch đen và các món ăn chế biến từ lúa mạch như bánh mì, bột mì, mì
ống, bánh bích quy và yến mạch), trứng, phomat, sản phẩm sữa, cá và hải
sản.
Khi cho trẻ ăn dặm không nên nêm muối vào thức ăn của trẻ vì
thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vì trẻ từ 7 tháng đến 1 tuổi
chỉ nên sử dụng 1g muối/ngày, sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp đầy đủ
muối cho trẻ, hạn chế cho ăn những thực phẩm chứa muối cao như phomat,
xúc xích; không cho đường vào thức uống và thức ăn của trẻ vì đường làm
tăng nguy cơ hư răng.
Không cho trẻ ăn mật ong khi trẻ chưa tròn 1
tuổi. Vì mật ong có thể chứa vi khuẩn làm tổn thương hệ ruột của trẻ.
Trẻ sau 1 tuổi, ruột đã trưởng thành và có thể ức chế sự sinh sản của vi
khuẩn.
Nước trái cây (nước cam, táo) là nguồn vitamin C giúp trẻ
tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn, tuy nhiên nước trái cây làm giảm khả
năng uống sữa của trẻ, do vậy có thể cho trẻ uống nước trái cây thật
loãng tỉ lệ 1/10 khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
Nguyên tắc khi cho ăn dặm
Ăn dặm - bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp
những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ mà còn vì
chúng là "sứ giả" giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn.
Những bữa ăn đầu đời định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho
trẻ.
Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ
từ, bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa
ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa
bột ngay tức thời mà phải xen kẽ. Thoạt đầu thì chỉ cần vài muỗng bột
để làm quen. Nhưng khi bé đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa bé cũng đã
làm quen với thức ăn thì bạn tăng dần thành bữa chính.
Thời kỳ ăn dặm của bé chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn ăn bột:Bắt
đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút
bột được rồi. Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp
của
các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần
thiết cho trẻ. Nếu bạn tự chế biến cho trẻ ăn cần đảm bảo hợp vệ sinh và
đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên bạn nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho
trẻ bị dị ứng.
- Giai đoạn ăn cháo: Khi bé được 9 - 10 tháng (có bé sớm hơn) và đã ăn được kha khá, bạn có
thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt
của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả
xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của
bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm
dầu ăn cho bé ăn. Khi nấu cho bé, bạn nên nêm thật nhạt. Nếu không có
mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì càng tốt.
Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và
rau củ là được. Bạn nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến hạt
lợn cợn và cuối cùng là cho ăn cơm.
- Giai đoạn ăn cơm: Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu
cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng
cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với
cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào). Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai để bé không bị hóc cọng rau.
Bữa ăn của trẻ phải bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính:
- Tinh bột: gạo, khoai, nui, bánh mì...
- Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ...
- Rau, trái cây: ngoài việc cho bé ăn rau, củ, nên cho bé ăn trái cây tươi: nho, cam, quít, chuối, đu đủ...
- Dầu thực vật: tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương (trộn vào chén bột, cháo).
Bạn nên hiểu là ăn dặm không thể hoàn toàn thay thế sữa. Khi bé không bú
mẹ nữa thì bạn nên thay thế sữa mẹ bằng sữa bột. Có thể cho bé bú bình
hoặc uống bằng ly. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, giàu can-xi nên cực kỳ
quan trọng với trẻ. Bạn cần tập cho trẻ thói quen uống sữa mỗi ngày cho
đến lúc trưởng thành.
Khi nấu cho trẻ, nên linh động trong thực đơn
mỗi bữa, ví dụ trưa ăn tôm thì chiều ăn thịt, món rau cũng thay đổi như
vậy. Tránh không lặp đi lặp lại một công thức dễ khiến bé ngán ăn và
gây ra thừa hoặc thiếu các dưỡng chất.
Không nên nêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ vì không tốt cho thận của
trẻ, có nguy cơ cao huyết áp khi lớn lên. Chỉ nên dùng muối i-ốt cho
trẻ.
Ngoài cơm, bạn cũng nên tập cho trẻ ăn bún, mì, nui, bánh mì, ngũ cốc.
Sự phong phú thức ăn khiến trẻ cảm thấy mới mẻ và hào hứng. Hơn nữa, tập
cho trẻ dễ dàng tiếp cận và hòa mình với thế giới xung quanh. Nhưng bé
cũng có thể không sốt sắng nếm thử những thức ăn mới lạ. Hãy cho bé
thời gian để làm quen với thức ăn. Đừng cố ép bé ăn nếu như bé đã cảm
thấy vừa no. Một bữa ăn dinh dưỡng là một bữa ăn cung cấp đầy đủ dưỡng
chất theo chế độ hợp lý. Thiếu và thừa dinh dưỡng đều không tốt cho sức
khỏe và sự phát triển của trẻ.
Bạn cần biết:
- Calorie: Là đơn vị đo năng lượng có chứa trong thức ăn. Theo tỉ lệ
cân nặng cơ thể, trẻ cần lượng calorie nhiều gấp 2,5 - 3 lần so với
người lớn. Chất tinh bột là nguồn calorie chính yếu.
- Protein (chất đạm): Rất quan trọng cho sự sống vì giúp xây dựng tế
bào và mô cơ thể. Nhu cầu về protein của trẻ lớn gấp 3 lần nhu cầu của
người lớn (theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể).
- Vitamin: Là chất thiết yếu cho sức khỏe. Nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần bổ sung thuốc bổ sinh tố kịp thời cho trẻ không.
- Khoáng chất: Can-xi, phốt-pho, ma-gie cần thiết cho sự tăng trưởng
xương và cơ bắp. Trẻ sinh ra đã sẵn có lượng dự trữ chất sắt (Fe) đủ
dùng trong 4 tháng. Sau đó, cần cung cấp sắt cho trẻ trong các bữa ăn
hoặc thuốc bổ.
Nên và không nên:
- Nên:
- Chọn thực phẩm tươi ở các cửa hàng thực phẩm sạch. Mua ngày nào dùng hết ngày đó.
- Dùng trái cây và rau ngay sau khi mua về.
- Hấp rau củ hoặc nấu chín với ít nước (giúp giữ được các vitamin trong quá trình đun nấu).
- Nấu chín kỹ thức ăn: thịt, cá, trứng...
- Không nên:
- Cho bé ăn thức ăn thừa.
- Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).
- Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn
trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi). Đặt thức
ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh.
- Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).
- Dùng nhiều muối.
- Dùng nhiều đường (ngọt, dễ hư răng).
- Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.
Những thắc mắc thông thường khi cho bé ăn dặm:
Tại sao phải cho trẻ ăn dặm?
Vì khi lớn lên, trẻ cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động nhiều hơn.
Tuy nhiên, mỗi cữ bú, bao tử của bé chỉ chứa được một lượng sữa
nhất định mà thôi. Vì vậy, bạn nên thay thế dần bằng chế độ ăn đặc chứa
nhiều tinh bột, chất béo và đạm để bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và
dưỡng chất cho cơ thể.
Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm hơn hoặc trễ hơn?
Trước 6 tháng, cơ thể bé còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hóa và hấp
thu tốt các chất dinh dưỡng. Nếu ăn dặm sớm dễ gây ra suy dinh dưỡng.
Nếu ăn dặm quá trễ (sau 6 tháng), bé sẽ thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần
thiết để cung cấp cho cơ thể trong quá trình phát triển mạnh mẽ ở giai
đoạn đầu đời. Hơn nữa, cho ăn dặm trễ sẽ gặp khó khăn khi tập cho trẻ
tiếp nhận với các loại thức ăn.
Khi ăn, trẻ cứ phun phì phì, làm sao tập cho trẻ làm quen với thức ăn mới?
Đầu tiên, chỉ nên tập cho bé ăn một loại thức ăn mới thôi. Thử cho bé
ăn một lần và đợi vài ngày sau cho bé ăn lại cùng thức ăn đó, xem bé có
phản ứng hay không.
Để tránh việc bé phun thức ăn, bạn nên cho bé làm quen với thức ăn đặc vào trước cữ bú
sữa. Dùng muỗng nhỏ (1/3 muỗng) để đút thức ăn cho bé. Đừng đút một
muỗng đầy và đừng đút sâu vào miệng trẻ: trẻ sẽ bị nghẹn và phun ngược
thức ăn ra ngoài.
Nên tập cho trẻ ăn dặm trong cữ ăn nào là dễ nhất?
Bữa trưa là cữ tập cho ăn lý tưởng nhất vì trẻ không đói cồn cào (vì đã có bữa sáng rồi). Trẻ sẽ tỉnh táo và chịu "hợp tác" hơn.
Khi tập cho trẻ ăn dặm, có nên cho trẻ uống nước thoải mái không?
Hãy cho trẻ uống nước sau bữa ăn và những lúc trẻ khát. Nhưng đừng cho trẻ uống quá nhiều trước giờ ăn.
Có thể tập cho bé ăn trứng và uống nước trái cây ngay không?
Không nên tập cho bé ăn những thức ăn có chứa chất gluten (bột mì), đậu
phộng, các chế phẩm từ sữa, hay trứng trong ít nhất 6 tháng để tránh
phát sinh những bệnh dị ứng sau này.
Trẻ 4 tháng đã bắt đầu uống được nước trái cây. Vài tháng sau bạn có thể nạo, dầm nhuyễn trái cây cho bé ăn.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm:
1. Đừng vội chứng tỏ tài đầu bếp của bạn
Khi lần đầu tiên cho bé thử thức ăn mới, chỉ nên cho ăn 1 loại thức ăn
mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít để theo dõi khả năng
dung nạp thức ăn của bé như đỏ da, ói, tiêu chảy, khò khè… Khi chắc là
bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn
mới khác. Giai đoạn đầu tập ăn không cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc 4
nhóm thực phẩm, chỉ cần bé quen với mùi vị mới là được.
Bắt đầu ăn dặm, có thể cho bé ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công
thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo
sữa, bột trái cây, bột rau cả…) vì có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận.
Sau đó bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…).
Ngoài các bữa bột, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây (cam, quýt,
lê…) hoặc có thể nạo, dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm (như chuối,
xoài, đu đủ…).
Hãy để bé làm quen dần với thức ăn dặm (Ảnh minh họa).
2. Hãy cho bé làm quen dần từ lỏng đến đặc
Do từ lúc sinh đến 6 tháng bé chỉ quen với thức ăn lỏng là sữa nên việc
ăn bột là hoàn toàn lạ lẫm với bé. Lúc đầu bé cần pha bột thật lỏng, chỉ
đặc hơn sữa 1 chút, rồi khi bé quen thì tăng độ đặc lên dần. Thức ăn
giai đoạn đầu tập ăn phải mịn, không lợn cợn, tránh cho bé không bị hóc.
3. Cần kiên trì giúp bé làm quen với cái muỗng (thìa)
Giai đoạn đầu tập ăn dặm là giai đoạn quan trọng để bé tập ăn
bằng muỗng, khác với kiểu bú bình trước kia. Nếu bé chưa quen ăn bằng
muỗng, cần phải kiên nhẫn tập, không vì vậy mà cho bột loãng vào bình
cho bé nút, vì sẽ khiến bé mất phản xạ nhai nuốt sau này.
4. Đừng ép bé ăn đúng suất
Lúc đầu tập ăn, mẹ nhớ chỉ nên cho bé ăn vài muỗng mỗi bữa thôi, không
nên ép ăn nhiều. Mẹ hãy để ý đến thái độ của bé khi được cho ăn mà cân
nhắc lượng thức ăn phù hợp cho các bữa tiếp theo.
5. Đừng cho bé ăn suốt ngày
Giai đoạn 6 – 8 tháng, bé chỉ cần ăn 1 - 2 lần/ ngày. Mẹ có thể sắp xếp
1 thời điểm thích hợp trong ngày để bé tập ăn, đó chính là thời điểm cả
bé và mẹ đều thật thoải mái. Mẹ hãy nhớ nhé, giai đoạn này bé vẫn cần
uống sữa nhiều vì sữa cung cấp 80% tổng năng lượng trong này của bé đấy
mẹ ạ.
6. Tuyệt đối tránh ép bé ăn, mẹ nhé!
Khi bé chưa sẵn sàng chấp nhận thức ăn mới, mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé.
Mẹ đừng đè ép sẽ làm bé sợ đấy. Nếu bé phản ứng mạnh như khóc hoặc ói
khi nhìn thấy thức ăn thì mẹ có thể cho bé dừng ăn vài ngày rồi tập lại.
Nếu cứ cố ép bé sẽ trở nên quá sợ hãi thức ăn mà bị biếng ăn tâm lý sau
này đấy.
(St)